18 Tháng Ba, 2023
Kinh nghiệm kinh doanh cây cảnh thu lợi nhuận lớn
Kinh doanh cây cảnh có lời không?
Hiện nay, cây cảnh đang được ưa thích đặc biệt là những loại cây cảnh nhỏ. Các loại sinh vật cảnh nói chung luôn được ưa chuộng nhà ở đến nơi làm việc, từ mọi lứa tuổi đều có thể lấy việc chăm sóc cây cảnh làm thú vui trong cuộc sống.
Không chỉ mang tính thẩm mỹ, cây cảnh còn giúp điều hoà không khí tạo cảm giác dễ chịu. Từ đó, nhu cầu mua và sử dụng cây cảnh đến từ người tiêu dùng là rất lớn. Chính vì điều đó, kinh doanh cây cảnh, nhất là các loại cây nhỏ là một trong những lĩnh vực có tỷ suất sinh lợi nhuận lớn nhất. Đặc biệt, nếu bạn lựa chọn kinh doanh bonsai – loại cây cảnh mang ý nghĩa phong thuỷ, khó có nguồn hàng đại trà thì sẽ gặp ít đối thủ cạnh tranh hơn và được giới nhà giàu ưa chuộng các chậu bonsai.
Các ý tưởng kinh doanh bán cây cảnh
Kinh doanh cây giả, cây nhựa
Ngoài các sản phẩm cây cảnh tật thì ý tưởng kinh doanh cây nhựa là lựa chọn đáng để bạn cân nhắc. Kiểu dáng, chủng loại vô cùng đa dạng phong phú và có độ sinh động không kém gì cây thật, các mẫu cây cảnh giả, cây nhựa vừa là quà tặng vừa có thể trang trí tại bàn làm việc
Các chậu cây phù hợp với dân văn phòng thường có kích thước vừa phải, tạo hình đa dạng từ cây bụi, hoa bó… Với thị trường cây cảnh giả, cây nhựa có các chậu cây với kích thước tí hon chỉ khoảng 3 – 5 cm. Giá bán cho loại cây này dao động từ 25 – 100 nghìn đồng phụ thuộc và kích cỡ và chủng loại cây.
Kinh doanh cây cảnh công trình
Kinh doanh cây công trình có lợi thế là số lượng đặt mua một lớn là rất nhiều để có thể phủ xanh trong khu vực lớn như khuôn viên chung cư, công viên, resort, các công trình lớn… doanh thu có được sau mỗi lần bán sẽ rất cao. Tuy nhiên giá tiền phải bỏ ra khi nhập các loại cây cảnh công trình là khá lớn và không có nhiều đối tượng khách hàng có nhu cầu mua. Vì vậy, nếu lựa chọn kinh doanh cây cảnh công trình bạn cần cân nhắc kĩ lưỡng trước khi đưa ra quyết định, một số loại cây công trình phổ biến có thể kể đến như: chuông vàng, móng bò, lộc vừng…
Kinh doanh cây cảnh mini
Các mẫu cây cảnh mini đang rất được ưa chuộng vì tiết kiệm diện tích không gian nhưng vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ. Hai loại cây cảnh mini được nhiều người săn đón để trang trí bàn làm việc như: sen đá, xương rồng vì cây có đặc tính dễ trồng, không tốn nhiều thời gian chăm sóc.
Kinh doanh dụng cụ trồng cây, đất trồng
Bên cạnh các mặt hàng cây cảnh, bạn nên kinh doanh bán kèm theo các dụng cụ trồng cây như đất trồng cây, chậu cây các loại, phân bón, bộ làm vườn để khách hàng mua kèm khi mua cây cảnh. Vì đây là những vật dụng cần thiết khi trồng cây và được khách mua thường xuyên để giúp cây phát triển thuận lợi. Vì vậy, bán kèm theo dụng cụ trồng cây sẽ tạo ra nguồn thu hấp dẫn mà bạn không thể bỏ qua khi kinh doanh cây cảnh.
Các bước mở cửa hàng kinh doanh cây cảnh thành công
Phân tích thị trường kinh doanh
Kinh doanh mặt hàng nào cũng vậy để thành công trước tiên bạn cần nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu người tiêu dùng đối với ngành hàng và tìm thị phần của bản thân khi phát triển trên thị trường này. Các sản phẩm cây cảnh có rất nhiều mức giá khác nhau từ vài chục nghìn đồng cho tới vài chục triệu đồng tuỳ theo giá trị mà nó mang lại cho khách hàng. Khi mới bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh cây cảnh với số vốn ít, bạn nên tập trung vào kinh doanh cây cảnh mini với đối tượng khách hàng là học sinh, sinh viên hoặc dân văn phòng có nhu cầu mua sắm cây cảnh để trang trí bàn làm việc, bàn học, trang trí văn phòng…
Đây là ý tưởng kinh doanh dành cho người ít vốn để bắt đầu. Tuy nhiên, ý tưởng kinh doanh này không phải là mới lạ và bạn chắc chắn không phải là người đầu tiên lựa chọn, đó chính là lý do tại sao bạn cần phân tích thị trường kinh doanh cây cảnh chi tiết để tìm ra hướng đi riêng cho bản thân nhằm đạt được những thành công nhất định ở bước đầu
Xác định được khách hàng mục tiêu là ai?
Khách hàng là người quyết định sự thành công hay thất bại trong hoạt động kinh doanh của bạn. Vì vậy, xác định được khách hàng tìm năng sẽ giúp bạn vạch ra chiến lược kinh doanh phù hợp nhất. Khách hàng tiềm năng của ngành hàng kinh doanh cây cảnh có thể là khách lẻ hoặc khách sỉ (người buôn cây cảnh). Với khách sỉ họ sẽ quan tâm nhiều đén giá cả, chủng loại cây, dáng cây… còn đối với những khách mua lẻ bạn có thể kinh doanh offline hoặc bán hàng online trên các trang mạng xã hội.
Tham khảo:
Tìm kiếm nguồn hàng cây cảnh chất lượng
Việc tìm được nguồn hàng chất lượng với mức giá hợp lý đóng vai trò rất quan trọng. Nếu bạn sở hữu nguồn hàng chất lượng tốt với mức giá cạnh tranh trên thị trường thì cơ hội kinh doanh thành công sẽ tăng lên rất nhiều. Để tìm được nguồn hàng tốt bạn nên đến nhiều cơ sở để kiểm tra trực tiếp chất lượng sản phẩm cũng như so sánh kỹ chất lượng và giá thành của từng nhà cung cấp trước khi đưa ra quyết định nhập sỉ về kinh doanh.
Lựa chọn địa điểm kinh doanh cây cảnh phù hợp
Đối với hình thức kinh doanh cây cảnh, không gian buôn bán không cần phải quá lớn đối với người mới. Bạn chỉ cần một địa điểm với diện tích đủ chứa khoảng 150 chậu cây. Còn với những người đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực buôn bán cây cảnh, không gian bắt buộc phải rộng lớn để trưng bày các loại cây cảnh bonsai đặc thù với giá trị kinh tế cao nhằm thu hút khách hàng tiềm năng là giới nhà giàu chơi cây cảnh. Bạn có thể sẽ cần phải thuê một vùng đất lớn rộng khoảng 1-2 hecta để kinh doanh các loại cây cảnh lớn.
Quảng cáo, marketing hoạt động kinh doanh cây cảnh
Quảng cáo, marketing tốt là chìa khóa dẫn đến thành công cho công việc kinh doanh cây cảnh của bạn. Đối với các cửa hàng offline, bạn nên tổ chức các chương trình khuyến mãi, phát tờ rơi, tạo các sự kiện mini game… ở xung quanh khu vực cửa hàng để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng và quảng bá sản phẩm bạn đang kinh doanh. Ngoài ra, đối với kinh doanh cây cảnh thường sẽ có các cuộc thi cây đẹp, triển lãm làm làm vườn hoặc cung cấp cây cảnh cho thuê cho các công ty tổ chức sự kiện.
Nếu chỉ kinh doanh trên nền tảng online, bạn nên tạo website bán hàng riêng hoặc chạy quảng cáo, đăng bài trên các hội nhóm yêu cây cảnh trên Facebook, Instagram để tiếp cận khách hàng tốt hơn. Hoặc bạn có thể đăng bài bán cây cảnh trên các trang thương mại điện tử như Shopee, Sendo, Lazada. Bạn cũng nên tham gia vào các group chia sẻ về kinh nghiệm trồng cây cảnh để học hỏi và quảng bá sản phẩm của mình.
2 Hình thức kinh doanh cây cảnh phổ biến hiện nay
Kinh doanh cây cảnh offline tại cửa hàng
Kinh doanh cây cảnh tại cửa hàng giúp khách hàng tiện trong việc ghé đến chọn cây mình yêu thích. Thay vì chỉ đơn giản đặt các chậu cây trước cửa tiệm, bạn nên đầu tư vào cách thiết kế, decor, bố trí các loại cây cùng loại lại với nhau để khách hàng dễ dàng trong khâu chọn cây.
Bên cạnh đó, để tiện quản lý các sản phẩm doanh thu và tăng tính chuyên nghiệp trong hoạt động kinh doanh, bạn nên trang bị cho mình phần mềm quản lý bán hàng để xuất hoá đơn cho khách hàng. Tính năng tạo báo cáo định kỳ của phần mềm quản lý bán hàng tại cửa hàng sẽ giúp bạn thống kê loại cây nào bán chạy nhất, số lượng còn lại của từng loại cây để bạn có kế hoạch kinh doanh phù hợp trong thời gian tiếp theo.
Kinh doanh cây cảnh online
Bên cạnh việc bán hàng offline, bạn nên mở rộng thêm các kênh bán hàng trực tuyến khác bằng cách xây dựng các trang mạng xã hội và thiết kế website bán cây cảnh chuyên nghiệp để quảng cáo sản phẩm đến nhiều đối tượng khách hàng hơn.
Sau khi tạo website thành công, bên cạnh danh mục sản phẩm các loại cây trồng, bạn nên tạo thêm chuyên mục blog để chia sẻ các kiến thức hữu ích liên quan đến chủ đề làm vườn, chăm sóc cây để tăng thêm lượt truy cập vào website, hỗ trợ SEO website hiệu quả nhất.
Có thể bạn quan tâm:
Kinh nghiệm kinh doanh cây cảnh làm sao có lãi
Chú trọng vào hình ảnh sản phẩm
Hình ảnh sản phẩm rất quan trọng nếu như bạn kinh doanh cây cảnh online. Ngoài những tiêu chuẩn chung như hình phải đẹp, nét bạn cần chú ý đến bố cục, ánh sáng để chậu cây trở nên đẹp nhất trong mắt khách hàng.
Truyền tải thông điệp của từng chậu cây
Mỗi loại cây đều sẽ có từng ý nghĩa riêng, đối với nhiều người khi mua cây cảnh về trồng còn cân nhắc về mặt ý nghĩa chúng mang lại. Trên cương vị là người bán, bạn cần cập nhật kiến thức liên quan đến các loại cây mình đang kinh doanh. Truyền tải những câu chuyện hay về các loại cây sẽ kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng đồng thời giúp bạn nâng tầm giá trị cây cảnh của mình.
Không chỉ dừng lại ở bán cây cảnh
Như đã trình bày ở trên, ngoài kinh doanh bán cây cảnh bạn nên kinh doanh thêm dụng cụ làm vườn. Ngoài ra, lựa chọn kinh doanh hạt giống cây cảnh, hạt giống hoa cũng là mô hình hiệu quả đáng để bạn tham khảo qua. Ngoài những khách hàng muốn mua những chậu cây có sẵn cũng có rất nhiều khách hàng muốn tự tay gieo hạt, tự trồng và chăm sóc cho loại cây mà mình yêu thích.
Đa dạng hoá sản phẩm bày bán sẽ giúp mở rộng tệp khách hàng và thu hút khách hàng mua sắm nhiều hơn vì cửa hàng của bạn đáp ứng đầy đủ những gì họ cần. Thay vì phải đi nhiều nơi để mua hết những thứ cần thiết phục vụ cho việc trồng cây, giờ đây khách hàng chỉ cần đến cửa hàng của bạn là đủ.
Thị trường bán buôn cây cảnh, sinh vật cảnh rất tiềm năng, hãy chọn cho mình ý tưởng kinh doanh phù hợp để bắt đầu công việc kinh doanh. Thị trường này vẫn còn rất nhiều cơ hội để bạn kịp thời nắm bắt, bạn có thể kinh doanh trực tiếp tại cửa hàng hoặc kinh doanh qua hình thức trực tuyến đều tốt. Trên đây là một số chia sẻ của Mona Media về kinh nghiệm kinh doanh cây cảnh thu lợi nhuận lớn, hy vọng thông tin chúng tôi mang lại là những thông tin hữu ích dành cho bạn.
Xem thêm:
Bài viết liên quan
Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp
Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!