Tham khảo tài nguyên của MONA

Đặt lịch hẹn Demo MIỄN PHÍ !
29 Tháng Mười Một, 2022
Sự phát triển thần tốc của công nghệ thông tin đã kéo theo sự đổi mới trong phương pháp dạy học. Tuy nhiên chúng ta cũng không thể phủ nhận hiệu quả mà các phương pháp dạy học truyền thống đem lại. Những phương pháp giáo dục truyền thống là phương pháp nền tảng, cực kỳ quan trọng trong dạy học. Trong bài viết này, hãy cùng MONA Media tìm hiểu thông tin liên quan tới đổi mới phương pháp dạy học truyền thống ở các cơ sở giáo dục.
Dạy học truyền thống là những các thức, phương pháp dạy học quen thuộc, đã có từ rất lâu. Khi dạy học theo truyền thống này thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào bài học là cực kỳ ít hoặc gần như không có. Phương pháp dạy học truyền thông bao gồm ba nhóm:
Hiểu đơn giản thì phương pháp dạy học này lấy giáo viên làm trung tâm. Giáo viên là người trực tiếp giảng giải kiến thức cho học sinh. Về phía học sinh thì chỉ cần tập trung lắng nghe, ghi chép rồi học thuộc lại toàn bộ kiến thức.
Phương pháp giảng dạy truyền thống đã được thực hiện từ rất lâu, đem lại nhiều hiệu quả tích cực cho việc giảng dạy. Cách dạy học truyền thống đặc biệt coi trọng việc truyền tải kiến thức nên nội dung bài dạy sẽ có tính hệ thống và logic cao. Từ đó, người dạy truyền được nhiều kiến thức tới cho người học. Bên cạnh đó, vào cuối mỗi học phần sẽ có một bài kiểm tra miệng hoặc kiểm tra viết nhằm kiểm tra lại khả năng ghi nhớ kiến thức của người học.
Cách giảng dạy của phương pháp giáo dục truyền thống được chia thành ba nhóm chính như sau:
Phương pháp trực quan là việc giáo viên sử dụng các phương tiện trực quan, kỹ thuật để củng cố lại kiến thức cho học sinh. Cách dạy này được thể hiện dưới hai hình thức: trình bày và minh họa.
Trong số các phương pháp dạy học truyền thống thì đây là phương pháp có tính chủ động nhiều nhất. Thông qua các hoạt động thực hành, giáo viên giúp học sinh khám phá, vận dụng tri thức mới để củng cố, rèn luyện kỹ năng của mình. Nhóm thực hành bao gồm phương pháp ôn luyện, làm việc trong phòng thí nghiệm.
Một phương pháp giảng giải nào cũng sẽ tồn tại song song những ưu nhược điểm riêng. Với phương pháp dạy học truyền thống cũng vậy, dưới đây là những ưu điểm, nhược điểm của việc học truyền thống như:
Phương pháp giáo dục truyền thống mang lại các hiệu quả như:
Bên cạnh những ưu điểm kể trên, cách học truyền thống cũng có một số nhược điểm khi bị rập khuôn, cụ thể như:
Đổi mới không đồng nghĩa với việc chúng ta loại bỏ hoàn toàn các phương pháp cổ điển. Thay vào đó, ta bắt đầu việc cải tiến để hạn chế nhược điểm, nâng cao hiệu quả của chúng.
Điều đầu tiên mà người giáo viên cần làm chính là nắm vững yêu cầu, sử dụng thành thạo kỹ thuật để chuẩn bị, tiến hành bài giảng trên lớp. Kỹ thuật ở đây có thể là các mở bài, việc trình bày, giải thích, đặt câu hỏi và xử lý câu trả lời trong suốt quá trình giảng dạy. Cần chú trọng đến việc phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh.
Đây là phương hướng quan trọng, giúp cho các giáo viên phát huy tính tích cực, nâng cao chất lượng dạy học của mình. Cần kết hợp giữa việc dạy học toàn lớp, dạy nhóm, nhóm đôi hoặc dạy học cá thể vì mỗi hình thức này đều có chức năng riêng.
Bên cạnh đó cũng cần khắc phục tình trạng thể hiện “cái tôi ” bản thân của việc dạy học toàn lớp, lạm dụng các phương pháp thuyết trình, thay vào đó nên đẩy mạnh kỹ năng làm việc nhóm cho học sinh. Mặc dù vậy nhưng hình thức làm việc nhóm cũng rất đa dạng. Nó không chỉ dừng lại ở việc giải quyết các nhiệm vụ học tập nhỏ, xen kẽ trong các bài thuyết trình mà còn chiếm một, nhiều tiết học.
-> Tham khảo thêm: Các phương pháp dạy học trực tuyến đạt hiệu quả cao
Điều này có nghĩa là dạy học được tổ chức theo chủ đề phức hợp, nó gắn với các tình huống thực tiễn thường gặp trong công việc, cuộc sống. Đây là con đường quan trọng, có tác dụng gắn việc đào tạo trong nhà trường đến gần hơn với thực tiễn đời sống. Ngoài ra nó còn khắc phục tình trạng giáo dục hàn lâm, đang xa rời thực tiễn của nhà trường hiện nay.
Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề là việc dạy học nhằm phát triển khả năng nhận biết, giải quyết vấn đề cũng như phát triển năng lực tư duy. Với việc đổi mới này, học sinh sẽ được đặt ra một tình huống chứa dựng các mâu thuẫn về mặt nhận thức. Khi giải quyết được vấn đề, học sinh sẽ lĩnh hội kiến thức, kỹ năng cùng các phương pháp nhận thức.
Đây cũng là một cách để phát huy sự nhận thức tích cực của học sinh, nó có thể áp dụng vào nhiều hình thức dạy học, dựa trên mức độ tự lực của học sinh. Những tình huống có vấn đề ở đây có thể là tình huống gắn với thực tiễn, tình huống khoa học chuyên môn.
Dù vậy nhưng nếu chỉ chú trọng vào việc giải quyết vấn đề nhận thức của khoa học chuyên môn thì học sinh sẽ không được chuẩn bị tốt để giải quyết tình huống thực tiễn. Ngoài việc dạy học giải quyết vấn đề thì các lý luận dạy học cũng cần được xây dựng dựa theo tình huống.
Về bản chất, kỹ thuật dạy học chính là cách thức hành động của giáo viên, học sinh trong các tình huống hành động nhỏ để thực hiện, điều khiển toàn bộ quá trình dạy học. Cụ thể, giáo viên sẽ áp dụng các phương pháp dạy học tích cực vào trong giảng dạy để học sinh có tính chủ động và sáng tạo trong học tập, chẳng hạn như:
Kỹ thuật dạy học tích cực muốn đạt được hiệu quả cao, thì giáo viên phải là người hướng dẫn, gợi mở các vấn đề cho học sinh. Không những vậy, giáo viên cũng cần có kỹ năng truyền đạt, trình độ chuyên môn để giải quyết mọi vấn đề. Có thể nói, đây là phương pháp giảng dạy được đánh giá là khó, đòi hỏi giáo viên phải đầu tư thời gian và thiết kế bài giảng chi tiết, thú vị.
Phương tiện dạy học đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học, nó tăng cường tính trực quan, thực hành và thí nghiệm trong giảng dạy. Sử dụng phương tiện dạy học cần phải phù hợp với mối quan hệ giữa phương tiện và phương pháp dạy học. Hiện nay, các cơ sở giáo dục không chỉ sử dụng đa phương tiện mà còn cần tăng cường sử dụng phần mềm hỗ trợ dạy học trực tuyến.
Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học mang đến rất nhiều lợi ích.
![]() Nhằm đáp ứng những nhu cầu thực tế trong việc dạy học, quản trị các trung tâm, cơ sở giáo dục. MONA Media cung cấp giải pháp thiết kế website học trực tuyến và lập trình phần mềm theo yêu cầu chuyên nghiệp. Ngoài ra, hệ thống quản lý trung tâm Ngoại ngữ của chúng tôi cũng được phát triển, tích hợp nhiều tính năng vượt trội, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Không những vậy, giao diện phần mềm được thiết kế độc quyền, tốc độ load mượt mà giúp phần mềm phát huy tối đa công dụng để hỗ trợ của việc dạy học trực tuyến đạt hiệu quả cao nhất. Nếu bạn đang cần giải pháp quản lý lớp học hiệu quả. Bạn có thể liên hệ ngay với MONA qua Hotline 1900 636 648 để được đội ngũ chuyên viên tư vấn và sở hữu giải pháp quản lý ngành giáo dục chất lượng nhất. |
1. Vì sao cần đổi mới phương pháp dạy học truyền thống?
Đổi mới phương pháp dạy học thay cho các phương pháp truyền thống sẽ mang đến rất nhiều lợi ích. Chẳng hạn như:
2. So sánh dạy học truyền thống và hiện đại khác nhau gì?
Phương pháp dạy học hiện đại và truyền thống có nhiều điểm khác biệt. Một trong những điểm khác biệt lớn nhất là:
3. Cải tiến phương pháp dạy học truyền thống là gì?
Cải tiến cách dạy học truyền thống là việc mang công nghệ thông tin và nhiều phương pháp dạy học mới vào buổi học. Chẳng hạn như:
Bài viết này của MONA Media đã cung cấp cho mọi người những thông tin về việc đổi mới phương pháp dạy học truyền thống tại các cơ sở giáo dục. Hy vọng những chia sẻ trên đây có thể giúp ích cho nhà trường để nâng cao chất lượng dạy học.
-> Tìm hiểu thêm: Những phương pháp dạy học hiện đại hiện nay cho giáo viên
Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp
Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!