23 Tháng Bảy, 2025
Deep research là gì? Cách ứng dụng Deep research tối ưu chiến lược SEO
Trong bối cảnh xu hướng SEO liên tục thay đổi chẳng hạn như AI Overview, Featured Snippets hay core update từ Google, việc nắm bắt thông tin kịp thời là yếu tố then chốt để giữ vững thứ hạng. Và Deep Research chính là “trợ thủ đắc lực” giúp SEOer theo sát thị trường, tối ưu nội dung và nhanh chóng đưa website vươn lên top.
Cùng MONA Media khám phá cách ứng dụng Deep Research là gì và cách ứng dụng công cụ này để tối ưu chiến lược SEO hiệu quả hơn nhé.
Deep Research là gì?
Deep Research là một tác nhân AI (AI agent) tiên tiến do OpenAI phát triển, tích hợp trực tiếp trong ChatGPT, được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu chuyên sâu, đa bước và phức tạp trên Internet một cách tự động.
Khác với các mô hình AI truyền thống phản hồi nhanh các truy vấn đơn lẻ, Deep Research mô phỏng quy trình nghiên cứu thực thụ của con người, có thể mất từ 5 đến 30 phút (hoặc hơn) để tổng hợp thông tin từ hàng trăm nguồn, gồm văn bản, hình ảnh, PDF, bảng tính… Sau đó, nó sẽ phân tích dữ liệu đa chiều, suy luận và trình bày kết quả dưới dạng báo cáo hoàn chỉnh kèm trích dẫn nguồn rõ ràng để đảm bảo tính minh bạch và độ tin cậy
Hiện nay, nhiều công ty công nghệ lớn như OpenAI, Google, Perplexity, xAI… đều đã cho ra mắt phiên bản Deep Research riêng. Trong đó, Deep Research của OpenAI đang được đánh giá rất cao nhờ khả năng xử lý thông tin ở mức độ chuyên gia.

Deep Research công cụ AI hỗ đắc lực sẽ giúp bạn:
- Tìm kiếm và chọn lọc thông tin từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau
- Phân tích các tình huống từ nhiều góc độ
- Luôn cập nhật dữ liệu mới nhất
- Hỗ trợ phân tích, đánh giá thị trường và đối thủ cạnh tranh
- Nghiên cứu sâu các chủ đề chuyên môn cao
- So sánh các sản phẩm/dịch vụ một cách khách quan
Theo đánh giá từ bài kiểm tra AI chuyên sâu nhất hiện nay, Deep Research của OpenAI đã vượt trội hơn hẳn các model AI khác. Cụ thể, mô hình Deep Research hiện đang dẫn đầu trong bài kiểm tra độ chính xác AI mang tên Humanity’s Last Exam, đây là một chuẩn mực đánh giá năng lực AI ở mức độ chuyên gia trên đa lĩnh vực như toán học, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn.
Khi sử dụng khả năng duyệt web và công cụ Python, Deep Research đạt được độ chính xác 26,6%, vượt xa các mô hình khác như GPT-4o (đạt 3,3%) và o3-mini-high (chỉ đạt 13% khi dùng văn bản thuần túy).
Khác biệt giữa ChatGPT và Deep Research là gì?
Trước khi đi sâu vào cách ứng dụng Deep Research tối ưu chiến lược SEO, cùng điểm qua sự khác biệt giữa ChatGPT thông thường và Deep research dưới đây nhé.
ChatGPT thông thường
- Phản hồi truy vấn dựa trên dữ liệu huấn luyện có sẵn: ChatGPT sử dụng kiến thức đã được “học” trước năm 2024 để tạo phản hồi.
- Hỗ trợ chuyên gia SEO lên ý tưởng, định hướng nội dung, chiến lược SEO ở mức khái quát.
- Không thể truy xuất dữ liệu thời gian thực và không có trích dẫn nguồn cụ thể trong phần trả lời.
Nếu bạn cần ý tưởng nhanh hoặc giải thích kiến thức nền tảng bạn có thể phiên bản Chat GPT thông thường (ví dụ GPT-4o, GPT4o-mini,…)
Mô hình Deep Research
- Thu thập dữ liệu thời gian thực từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau
- Tổng hợp thông tin dưới nhiều góc nhìn và đính kèm trích dẫn rõ ràng (có link, chú thích cụ thể).
Ngoài ra còn hỗ trợ nghiên cứu chuyên sâu, đặc biệt trong các tác vụ như:
- Phân tích đối thủ
- Đánh giá tín hiệu E-E-A-T (Expertise, Experience, Authoritativeness, Trustworthiness)
- Kiểm tra tính chính xác và cập nhật của nội dung
Nếu SEOer, SEO copywriting và content creator cần nghiên cứu sâu thông tin, dẫn chứng có thể ứng dụng Deep Research hỗ trợ.
Ví dụ minh họa sự khác biệt giữa ChatGPT và Deep Research
Giả sử bạn muốn nắm rõ bản cập nhật lõi (core update) mới nhất của Google ảnh hưởng thế nào đến thứ hạng tìm kiếm.
- Prompt ChatGPT: “Những thay đổi chính từ bản cập nhật lõi mới nhất của Google là gì và ảnh hưởng như thế nao đến thứ hạng SEO?”
→ ChatGPT sẽ trả lời bằng cách tổng hợp thông tin từ các bản cập nhật trước đó, nhưng không có dữ liệu mới nhất, không dẫn nguồn, và có thể thiếu chính xác với hiện tại.
- Prompt Deep Research: “Tóm tắt phân tích mới nhất từ các chuyên gia về bản cập nhật lõi của Google vào tháng 12/2024, bao gồm yếu tố ảnh hưởng đến thứ hạng từ khóa.”
→ Deep Research truy xuất bài phân tích từ các trang SEO uy tín, tổng hợp lại, đính kèm 13 nguồn trích dẫn đầy đủ, và đưa ra phân tích 1.068 từ chi tiết.
Ví dụ, khi thử prompt trên, Deep Research trả về bản phân tích dài 1.068 từ (chưa kể danh sách 13 trích dẫn kèm link). Đây là một đoạn trích:
“Bản cập nhật tháng 12/2024 của Google ưu tiên các website nội dung chất lượng, đáng tin cậy và siết chặt hơn với nội dung kém chất lượng hoặc spam[^1]. Các chuyên gia SEO ghi nhận rằng Google tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của nội dung nguyên bản, chất lượng cao và thể hiện rõ yếu tố E-E-A-T[^2]. Những website có nội dung mỏng hoặc trùng lặp, đặc biệt trong nhóm YMYL, bị giảm thứ hạng rõ rệt[^3]. Nội dung do AI tạo ra cũng bị kiểm soát gắt gao hơn, đặc biệt là những nội dung auto không đạt chất lượng[^4].”
Các chú thích và trích dẫn trong phản hồi của Deep Research giúp SEOer biết chính xác ai đã nói gì và ở đâu, từ đó dễ dàng đánh giá độ tin cậy và đưa ra quyết định sáng suốt hơn.
Theo thống kê từ SimilarWeb, tính đến tháng 5/2025, lượng truy cập tự nhiên vào các trang tin tức đã giảm từ 2,3 tỷ lượt xuống còn 1,7 tỷ lượt, kể từ khi Google triển khai AI Overview.
Đáng chú ý, tỷ lệ người dùng không nhấp vào bất kỳ liên kết nào sau khi xem phần tóm tắt do AI cung cấp cũng tăng từ 56% lên 69%. Con số thống kê cho thấy rõ người dùng đã nhận được thông tin cần thiết ngay từ phần trả lời có trích dẫn nguồn của Google.
Trước thay đổi rõ rệt này, việc tối ưu website cải thiện xếp hạng trên AI Overview không còn là lựa chọn, mà là chiến lược quan trọng trong khi triển khai dịch vụ AEO.
Với hơn 10 năm kinh nghiệm triển khai SEO cho hàng trăm doanh nghiệp, MONA Media cam kết:
- Tư vấn chiến lược AEO phù hợp với mục tiêu cụ thể của bạn
- Kết hợp tối ưu AEO với các tiêu chí SEO hiện đại
- Tối ưu web chuẩn SEO có cơ hội hiển thị trên AI overview

Liên hệ ngay với MONA Media để được tư vấn và nhận báo giá dịch vụ SEO nhanh chóng nhé.
Cách ứng dụng OpenAI’s Deep Research tối ưu chiến lược SEO
Để tối ưu kế hoạch SEO bằng Deep Research của OpenAI, bạn có thể tận dụng các tính năng của công cụ để phân tích dữ liệu thời gian thực, tìm kiếm thông tin chuyên sâu. Cụ thể, các cách ứng dụng Deep Research công cụ AI cho SEO hiệu quả.
Phân tích đối thủ và theo dõi kết quả tìm kiếm (SERP)
Một trong những cách dùng hiệu quả nhất của Deep Research tối ưu chiến lược SEO web chính là phân tích đối thủ và theo dõi kết quả tìm kiếm (SERP) theo thời gian thực. Đây là bước cực kỳ quan trọng nếu bạn muốn biết đối thủ đang làm gì, họ đang lên top với nội dung nào và đâu là cơ hội để website on top Google.

Ví dụ như: Giả sử bạn sản xuất nội dung chuẩn SEO với từ khóa “các công cụ SEO cho AI tốt nhất 2025”. Thay vì ngồi tổng hợp thủ công hoặc dựa vào những thông tin cũ, bạn có thể nhập một prompt vào Deep Research như sau:
“Tổng hợp 5 công cụ SEO cho AI hiệu quả nhất năm 2025, tóm tắt tính năng, giá cả, ưu/nhược điểm và đính kèm link nguồn.”
Ngay lập tức, Deep Research sẽ phân tích và phản hồi hàng loạt nguồn khác nhau, lấy thông tin mới nhất và sắp xếp logic thành một bảng so sánh tổng quan. Nhờ đó, bạn có thể:
- Xác định rõ đối thủ đang viết gì, có điểm nào còn thiếu.
- Tạo ra nội dung chi tiết hơn, cập nhật hơn, và có dẫn chứng rõ ràng.
- Tối ưu website trên SERP vì Google ngày càng ưu tiên nội dung có giá trị thực và được xác thực.
Thay vì “đoán mò” hay viết theo cảm tính, sử dụng công cụ Deep search giúp bạn có góc nhìn tổng quan hơn để đưa ra chiến lược nội dung hiệu quả.
Nghiên cứu chủ đề và ý tưởng nội dung là cách dùng Deep Research tối ưu SEO
Lên ý tưởng nội dung không chỉ là tìm từ khóa, mà bạn cần xác định ý định tìm kiếm của người dùng, chọn chủ đề phù hợp, và có dẫn chứng uy tín để bài viết thật sự nổi bật.
Với Deep Research, bạn có thể:
- Tìm chủ đề đang hot hoặc evergreen một cách nhanh chóng.
- Truy xuất thông tin từ các nguồn uy tín, báo cáo ngành, ý kiến chuyên gia…
- Tăng chỉ số E-E-A-T nhờ nội dung có dẫn nguồn rõ ràng, đáng tin cậy.
- Tạo ra bài viết chất lượng, đúng thời điểm và dễ thu hút người đọc
Ví dụ prompt để tìm ý tưởng cho bài blog: “Những xu hướng mới trong tối ưu tìm kiếm bằng AI năm 2025 là gì? Có báo cáo hoặc chuyên gia nào nhận định về vấn đề này không?”
Chỉ sau vài giây, Deep Research sẽ trả lại cho bạn danh sách các xu hướng kèm nguồn tham khảo cụ thể để bạn có thể lên ý tưởng cho nội dung của mình nhanh chóng.
Ứng dụng Deep Research để tối ưu E-E-A-T trong SEO
Google ngày càng ưu tiên những nội dung chất lượng thể hiện rõ các tiêu chí E-E-A-T ( Trải nghiệm, Chuyên môn, Độ tin cậy, và Tính thẩm quyền)
Với mô hình Deep Research, bạn có thể dễ dàng:
- Tìm nguồn uy tín để trích dẫn, giúp nội dung đáng tin hơn.
- Tìm kiếm liên kết chất lượng, từ các trang trong ngành để xây dựng backlink chất lượng.
- Tìm chuyên gia phù hợp, đưa ý kiến chuyên môn vào bài viết để tăng chiều sâu và độ tin cậy.

Ví dụ prompt để tối ưu EEAT: “Tìm các nghiên cứu phân tích về những ảnh hưởng của nội dung AI đối với thứ hạng SEO”.
Kết quả trả về thường kèm theo trích dẫn cụ thể và link nguồn, giúp bạn viết bài có chiều sâu, có kiểm chứng và được Google đánh giá cao.
Ứng dụng Deep Research tối ưu quy trình triển khai SEO
Làm SEO hiệu quả không chỉ cần chiến lược tốt mà còn cần tối ưu thời gian triển khai SEO tổng thể.
Với mô hình Deep Research, bạn có thể ứng dụng để:
- Tự động hóa việc tìm nguồn, phân tích SERP và trích xuất insight.
- Tập trung vào xây dựng chiến lược nội dung.
Mẹo xây dựng prompt sử dụng Deep Research hiệu quả
Để tận dụng tối đa khả năng của Deep Research để tối ưu SEO cho website, bạn nên lưu ý một vài điều sau khi xâu dựng promt:
- Trình bày yêu cầu rõ ràng và chi tiết: Hãy mô tả cụ thể những gì bạn cần ngay từ đầu. Vì Deep Research thực hiện nhiều bước phức tạp và tốn thời gian, nên khi triển khai truy vấn rõ ràng sẽ giúp AI nhanh chóng nắm bắt mục tiêu, tránh lãng phí thời gian và tài nguyên.
- Phân tách câu hỏi hoặc đề tài phức tạp thành các phần nhỏ, rõ ràng: Nếu câu hỏi hoặc đề tài của bạn khá phức tạp, hãy tách thành các phần nhỏ hơn. Như vậy, Deep Research của OpenAI sẽ dễ dàng xử lý từng bước một cách logic, tránh bị “quá tải” hoặc hiểu sai ý bạn.
- Trả lời và làm rõ các câu hỏi phụ mà AI đặt ra: Trong quá trình truy vấn, Deep Research có thể đặt thêm câu hỏi để làm rõ thông tin. Bạn nên chủ động trả lời đầy đủ những yêu cầu này để AI có thể đưa ra kết quả chất lượng hơn, đồng thời tránh sai sót không đáng có.
- Yêu cầu độ chính xác và nguồn tham khảo đáng tin cậy: Hãy ưu tiên những yêu cầu cần độ chính xác cao, có trích dẫn từ các nguồn uy tín như báo cáo khoa học, tổ chức đáng tin cậy, hay dữ liệu thực tế. Điều này giúp kết quả cuối cùng có tính thuyết phục cao và hữu ích hơn trong công việc.
- Khai thác khả năng phân tích đa dạng định dạng dữ liệu: Deep Research có thể làm việc với nhiều loại dữ liệu như văn bản, hình ảnh, bảng tính… Hãy yêu cầu AI tổng hợp, so sánh hoặc trình bày bằng bảng biểu, biểu đồ nếu cần thiết để kết quả trực quan hơn.
- Giới hạn phạm vi nghiên cứu phù hợp: Tránh đưa ra yêu cầu quá rộng hoặc mơ hồ, vì điều này sẽ khiến thời gian xử lý kéo dài và kết quả không tập trung. Hãy xác định rõ phạm vi cụ thể cho từng nhiệm vụ.
- Dùng câu lệnh hành động rõ ràng: Thay vì viết chung chung, hãy dùng các câu lệnh cụ thể như “Phân tích xu hướng…”, “So sánh ưu nhược điểm…”, “Tóm tắt bằng bảng biểu…”, “Trích dẫn nguồn chuẩn…”. Những hướng dẫn này giúp AI hiểu chính xác những gì bạn mong đợi.

Xây dựng prompt rõ ràng cho mô hình Deep Research cần đạt được sự cân bằng giữa chi tiết cụ thể và linh hoạt để AI có thể hỏi lại khi cần. Đồng thời, bạn nên hướng dẫn rõ ràng về phong cách trình bày và yêu cầu trích dẫn nguồn.
Deep Research không chỉ là một công cụ tìm kiếm thông minh mà đã trở thành một trợ thủ đắc lực trong chiến lược SEO hiện đại. Với khả năng hiểu sâu yêu cầu người dùng, phân tích đa chiều và tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn uy tín, Deep Research giúp doanh nghiệp tiếp cận thông tin chính xác, nhanh chóng và toàn diện hơn bao giờ hết.
Bài viết liên quan



Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp
Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!