Brand Equity là một thuật ngữ khá thường gặp trong marketing. Vậy
brand equity là gì? Giá trị của Brand Equity đối với các doanh nghiệp như thế nào? Hãy cùng
Mona Media tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Brand Equity là gì?
Brand equity, trong tiếng Việt nghĩa là tài sản thương hiệu. Brand equity là một trong số những giá trị cộng thêm cho sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp trong mắt khách hàng và người tiêu dùng. Giá trị này phản ánh cách mà người tiêu dùng nhìn nhận, cảm nhận,
đánh giá thương hiệu, so sánh, phản ứng về một nhãn hiệu (sản phẩm/dịch vụ, doanh nghiệp) so với những đối thủ cạnh tranh khác trên
thị trường.
Giá trị của Brand Equity đối với doanh nghiệp
Xây dựng tốt brand equity sẽ giúp cho thương hiệu phần nào thể hiện được sự nổi bật so với đối thủ cạnh tranh của mình. Những sản phẩm cao cấp chất lượng, cùng lúc là những chiến dịch Marketing hiệu quả nhờ brand equity sẽ giúp cho nhãn hàng dễ được nhận ra hơn, từ đó xúc tiến
hành vi mua hàng từ khách hàng.
Có thể kể đến một số lợi ích khi mà tạo dựng được giá trị tài sản thương hiệu. Những doanh nghiệp mang lợi thế cạnh tranh xuất sắc này có nguồn doanh thu tích cực hơn đối với những đối thủ trên thị trường.
Bên cạnh đó, trong suốt quá trình phát triển để mà mở rộng thêm sản phẩm, dịch vụ khác, một thương hiệu mạnh cũng sẽ bổ trợ giúp cho công tác này trở nên thuận tiện hơn. Bởi vì khách hàng đã có sẵn tiềm thức về sự nhận diện và tin tưởng dùng thương hiệu của công ty. Vì thế, quyết định lựa chọn những loại sản phẩm mới sẽ được nhanh chóng hơn.
Tham khảo: Làm sao để định vị thương hiệu cho doanh nghiệp?
Brand Equity ảnh hưởng thế nào đến ROI
Việc phát triển tài sản thương hiệu sẽ mang đến cho tổ chức rất nhiều lợi ích. Một trong số những lợi ích quan trọng nhất chính là brand equity sẽ có ảnh hưởng tích cực đến lợi tức đầu tư (ROI – Return on Investment). Điều này sẽ được thể hiện nhờ vào giá trị đơn hàng trên một khách hàng và việc tiết kiệm chi tiêu quảng cáo nhờ danh tiếng.
Giá trị đơn hàng trên mỗi khách hàng
Một khi mà doanh nghiệp của bạn đã tạo dựng được tài sản thương hiệu mạnh mẽ, người tiêu dùng sẽ có khả năng chi tiêu nhiều hơn để mà mua những sản phẩm do bạn cung cấp. Điều này sẽ dẫn đến lợi tức đầu tư cao hơn. Hãy tưởng tượng bạn và đối thủ cạnh tranh đều tốn cùng một khoản chi phí để mà sản xuất sản phẩm. Tuy vậy, khách hàng sẵn sàng trả tiền nhiều hơn cho một thương hiệu uy tín, vậy nên bạn có thể bán ra sản phẩm của mình với mức giá cao hơn.
Giả dụ, một đôi giày với thiết kế riêng biệt sẽ có giá cao hơn so với những sản phẩm đến từ những doanh nghiệp không có nhiều tên tuổi. Vì thế, việc chú trọng vào tạo dựng tài sản thương hiệu sẽ giúp cho bạn gặt hái được nhiều lợi nhuận hơn.
Tiết kiệm chi tiêu quảng cáo ít hơn nhờ vào danh tiếng
Nếu như thương hiệu của bạn có danh tiếng tốt,
khách hàng mục tiêu thông thường sẽ ưu tiên chọn mua những sản phẩm do bạn cung cấp. Bạn sẽ không cần phải đầu tư quá nhiều tiền vào việc quảng cáo sản phẩm mới. Lợi nhuận tăng lên bởi lúc này chi phí marketing đã giảm đi, khách hàng đã có niềm tin với sản phẩm của doanh nghiệp.
- Giá trị vòng đời khách hàng: Khách hàng trung thành với một thương hiệu thì càng có khả năng dùng nhiều sản phẩm của doanh nghiệp đó. Apple hiện đang được đánh giá là một tổ chức có tài sản thương hiệu cao. Khách hàng một khi đã dùng sản phẩm của Apple thì thông thường có xu hướng chọn mua những thiết bị khác do công ty này cung cấp.
- Sự trung thành của khách hàng: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khách hàng có xu hướng khoan dung cho những thương hiệu mà họ tin tưởng cao hơn gấp 7 lần. Bên cạnh đó, khách hàng trung thành sẵn sàng thử những sản phẩm mới của doanh nghiệp cao hơn gấp 9 lần.
Những thành phần cơ bản của Brand Equity
Nhận biết (Brand Awareness)
Liệu rằng khách hàng có dễ dàng
nhận biết thương hiệu của bạn giữa hàng ngàn nhãn hiệu đang xuất hiện trên thị trường? Vì thế, yếu tố đầu tiên của Brand Equity chính là sự nhận biết thương hiệu của bạn đối với
khách hàng tiềm năng. Các thông điệp và hình ảnh xung quanh thương hiệu của bạn phải luôn được gắn kết với nhau để mà người tiêu dùng có thể nhận ra, ngay cả đối với những sản phẩm mới.
Xem thêm: Brand Name và cách đặt tên thương hiệu chuẩn
Nhận diện (Brand Recognition)
Nhận diện thương hiệu chính là mức độ mà khách hàng có thể tự nhận biết thương hiệu của bạn trên thị trường, không bị tác động bởi những yếu tố khác như quảng cáo, giới thiệu,… Khi mà khách hàng bắt đầu nhận diện được thương hiệu, họ sẽ cảm thấy quen thuộc với thương hiệu của bạn hơn.
Thử nghiệm (Brand Trial)
Thử nghiệm thương hiệu là quá trình mà khách hàng chọn mua sản phẩm của bạn lần đầu tiên sau khi đã nhận ra được thương hiệu. Lúc này thì hình ảnh thương hiệu đã ở trong tâm trí khách hàng, và có khả năng cao là họ sẽ chọn sản phẩm của bạn để mà dùng thử và đưa ra đánh giá sơ bộ.
Xem thêm: Sampling tiếp cận đối tượng khách hàng mới là như thế nào?
Yêu thích (Brand Preference)
Yêu thích thương hiệu là giai đoạn mà bạn xuất sắc vượt qua hàng ngàn thương hiệu khác để mà lọt vào danh sách chọn của khách hàng. Yếu tố này phụ thuộc nhiều vào trải nghiệm lần đầu tiên của khách. Nếu như sản phẩm hay dịch vụ của bạn tốt, khách hàng sẽ dễ dàng đưa nó vào mục ưa thích của họ.
Xem thêm: Yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định mua hàng trong kinh doanh?
Cuối cùng, trung thành với thương hiệu là giai đoạn mà khách hàng chỉ còn muốn mua sản phẩm của bạn. Sau một chuỗi các trải nghiệm tốt, người dùng sẽ có xu hướng
trung thành với thương hiệu đó. Bên cạnh đó, họ còn giới thiệu thương hiệu của chúng ta đến người khác.
Cách xây dựng Brand Equity
Hiểu được sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của bạn
Hiểu hơn về sản phẩm của mình ví dụ như nguồn gốc, cách chế biến, những thế mạnh so với thị trường,… để có thể xác định được tập khách hàng tiềm năng của mình và có thể tiếp cận một cách hiệu quả.
Tập trung cải thiện chất lượng của sản phẩm/dịch vụ
Là yếu tố tiên quyết để mà quyết định sự thành bại của thương hiệu. Bạn nên lấy 1-2 sản phẩm làm cốt lõi, liên tục cải tiến và phát triển để mà biến sản phẩm đó thành lợi thế cạnh tranh của mình. Bên cạnh đó, cung cấp đúng những gì đã cam kết hoặc đảm bảo đúng những lợi ích của khách hàng.
Luôn tuân theo những giá trị cốt lõi
Giá trị cốt lõi sẽ tạo nên linh hồn và sự khác biệt của sản phẩm hay dịch vụ, bởi vậy nó là thứ vũ khí để mà tạo ra những khách hàng trung thành cho doanh nghiệp. Nhìn chung thì giá trị cốt lõi bao gồm giá trị của doanh nghiệp và giá trị của sản phẩm. Bên cạnh đó, giá trị cốt lõi còn là những lợi thế cạnh tranh riêng mà doanh nghiệp có.
Giữ sự nhất quán
- Nhất quán về mặt hình ảnh
- Nhất quán về mặt chất lượng
Có kiếm được tiền từ Brand Equity hay không?
Điều này là hiển nhiên. Tài sản thương hiệu có một mối liên quan mật thiết với khả năng sinh lời. Khi mà người tiêu dùng có cái nhìn tích cực về thương hiệu của bạn, họ sẽ sẵn sàng chi trả một số tiền lớn hơn để mà sở hữu những sản phẩm do bạn cung cấp. Một khi mà bạn đã thành công trong việc tạo dựng brand equity, bạn sẽ dần sở hữu được một lượng khách hàng trung thành nhất định. Việc này sẽ làm gia tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng và tạo ra lợi nhuận trong tương lai.
Mô hình đo lường Brand Equity
Tài sản thương hiệu thông thường sẽ được nhìn nhận là một khái niệm trừu tượng và khó có thể được đo lường chính xác. Tùy thuộc vào mục tiêu của việc tạo dựng thương hiệu mà bạn có thể dùng một vài phương pháp để mà đo lường giá trị thông qua nỗ lực theo dõi sự phát triển thương hiệu. Việc này không chỉ cho biết ROI của doanh nghiệp mà còn chỉ ra được mức động nhận diện, liên kết và hơn thế nữa. Sau đây là một số cách để mà đo lường brand equity hiệu quả.
Tài chính
Để mà đo lường tài sản thương hiệu theo phương pháp định lượng, bạn có thể cân nhắc đến những yếu tố sau:
- Giá trị công ty: Để mà tính toán được brand equity, bạn có thể coi công ty như là một tài sản. Khi mà trừ đi tài sản hữu hình khỏi giá trị tổng thể của công ty, bạn sẽ còn lại giá trị thương hiệu.
- Thị phần: Thị phần công ty bạn là bao nhiêu? Các doanh nghiệp nắm giữ nhiều thị phần thông thường sẽ có xu hướng có giá trị trong thương hiệu cao hơn.
- Doanh thu tiềm năng: Doanh thu tiềm năng cho sản phẩm mới của bạn sẽ là bao nhiêu? Con số này so ra cao hay thấp hơn mức doanh thu hiện tại?
Giá trị sản phẩm- Product Value
Một trong số những cách hiệu quả để mà đo lường giá trị sản phẩm đó là so sánh một sản phẩm thông thường với sản phẩm có thương hiệu. Bên cạnh đó, bạn còn có thể cân nhắc xem liệu đâu là thứ mà người tiêu dùng yêu thích hơn. Chẳng hạn như là đối với trường hợp nước ngọt có gas, liệu người tiêu dùng sẽ lựa chọn thương hiệu Coca Cola hay Pepsi?
Kiểm định thương hiệu – Brand Audit
Thực hiện kiểm định thương hiệu cũng có khả năng giúp cho bạn hiểu biết rõ hơn về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Để mà bắt đầu việc kiểm định thương hiệu, hãy xem xét từ những nền tảng khác nhau, những kênh truyền thông xã hội cũng như là phân tích web. Bạn hãy kết hợp những dữ liệu này lại cùng với nhau để mà xem người tiêu dùng đang nói về bạn như thế nào. Bạn có thể nhận định xem liệu điều này có thích hợp với tầm nhìn thương hiệu của bạn hay không.
Cộng hưởng thương hiệu – Mô hình Brand Equity của Keller
Mô hình đo lường brand equity này được phát triển do giáo sư Kevin Lane Keller. Ông đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tạo ra những cảm xúc gắn liền với sản phẩm của thương hiệu. Bằng cách tạo ra những liên tưởng tích cực, bạn có thể kiểm soát được việc khách hàng nghĩ gì về doanh nghiệp của mình. Bằng việc xác định được thương hiệu của mình đang ở đâu trong kim tự tháp, bạn có thể phát triển ra những kế hoạch để mà nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng. Những bước thực hiện là:
- Nhận thức về thương hiệu
- Truyền đạt những ý tưởng phía sau một thương hiệu
- Thấu hiểu phản hồi khách hàng
- Cộng hưởng và kết nối thương hiệu
Hiểu nhận thức của người tiêu dùng
Nhận thức của người tiêu dùng sẽ là yếu tố khó có thể định lượng. Việc lập ra bản đồ nhận thức của khách hàng đối với thương hiệu của bạn cũng chính là một trong số những bước quan trọng giúp thấu hiểu brand equity. Để mà làm được điều này, bạn có thể cân nhắc đến hai yếu tố sau đây:
- Sự gợi nhớ và công nhận: Khách hàng có thể nhớ đến thương hiệu của bạn mà không cần đến sự tác động từ bên ngoài hay không? Nhận diện mức độ quen thuộc của người tiêu dùng đối với sản phẩm của bạn có thể giúp cho bạn lấp đầy được những khoảng trống trên thị trường, tiếp cận đến nhiều đối tượng hơn.
- Cảm xúc đi liền với thương hiệu: Bạn hãy cố gắng tạo cho khách hàng có những cảm xúc tích cực đối với thương hiệu của bạn. Ngay cả khi mà doanh nghiệp mà bạn điều hành nắm giữ vị thế độc quyền trên thị trường thì khách hàng có cái nhìn theo hướng tiêu cực với tổ chức của bạn cũng có thể chuyển đổi ngay khi mà xuất hiện một nhà cung cấp khác.
Case study về Brand Equity
Trên thực tế, đã có một số doanh nghiệp thành công trong việc tạo dựng giá trị thương hiệu – brand value tích cực. Những công ty này được cho là đã đem đến những thông điệp nhất quán, dễ nhận diện và ở trong nhiều trường hợp được khách hàng ưa chuộng hơn khi so với những sản phẩm của đối thủ. Apple và Coca-Cola chính là 2
case study điển hình nhất.
Apple
Trong những năm 1990, Apple gần như là ngừng hoạt động kinh doanh. Tuy vậy, tập đoàn vẫn nhận được sự ủng hộ đến từ những khách hàng trung thành. Điều này đã tạo nền móng để mà Steve Jobs trở lại và một lần nữa gầy dựng nên đế chế này.
Apple đã vô cùng khôn ngoan khi mà đặt sự ưu tiên vào việc tạo dựng thương hiệu –
branding và làm rõ được mối quan hệ của doanh nghiệp với khách hàng. Bởi vậy, khi hãng giới thiệu những sản phẩm mang tính cách mạng như iPod hay iPhone, người tiêu dùng tỏ ra háo hức mà không bối rối. Việc nhấn mạnh vào brand equity đã giúp tạo dựng sự gắn kết với khách hàng và từ đó gia tăng doanh thu.
Coca-Cola
Coca-Cola chính là một trong số những doanh nghiệp tập trung vào thương hiệu của mình nhiều hơn là vào sản phẩm. Họ nhấn mạnh cách Coca-Cola gắn kết những thành viên trong gia đình lại cùng với nhau bằng cách dùng những hình ảnh liên tưởng về những mối quan hệ và nỗi nhớ. Thương hiệu đã dùng những biểu tượng, phông chữ và bảng màu nhất quán giúp cho khách hàng có thể nhận dạng được ngay lập tức.
Việc tập trung vào
xây dựng brand equity có những ý nghĩa to lớn đối với sự nhận thức thương hiệu tổng thể. Chính vì thế, thông qua các chia sẻ trên đây, hy vọng các tổ chức đã có thể hiểu sâu hơn về tài sản thương hiệu –
brand equity là gì và điều gì giúp thương hiệu của mình gây được tiếng vang với khách hàng.