Digital Marketing

18 Tháng Ba, 2023

Value Proposition là gì? Cách để tạo Value Proposition thành công

MONA.Media

ADMIN

1,4k
360
50

Value Proposition là một thuật ngữ không còn xa lạ trong bất cứ chiến lược marketing nào. Đây cũng chính là một trong các yếu tố quyết định hành vi của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng hiểu Value Proposition là gì và lợi ích nó mang lại trong chiến dịch marketing. Chính vì thế, bài viết sau đây MONA Media sẽ cùng bạn tìm hiểu sâu hơn về khái niệm này.

Value Proposition là gì?

Value Proposition hay được biết đến là tuyên bố giá trị. Nó là những lời hứa cũng như cam kết về lợi ích kinh doanh cũng như lợi ích sử dụng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Nhờ đó, khách hàng có thể đặt niềm tin để lựa chọn sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, phù hợp từng phân khúc của thị trường khác nhau.

Tuyên bố này giúp doanh nghiệp có thể giải thích, tóm tắt tại sao người tiêu dùng cần phải mua hay sử dụng sản phẩm và dịch vụ đó của doanh nghiệp. Tạo nên sự cạnh tranh so với doanh nghiệp khác.

Xem thêm: Làm sao để xác định lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh?

Value Proposition đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp

Value Proposition đóng vai trò quan trọng bởi nó luôn có mặt trong bất kỳ một chiến lược marketing nào của doanh nghiệp, cụ thể như sau:

  • Đây chính là điểm kết nối giữa khách hàng với doanh nghiệp, giúp khách hàng chấp thuận nhanh hơn những thoả thuận.
  • Góp phần giúp doanh nghiệp khẳng định chất lượng trong từng sản phẩm và được đón nhận nhanh chóng hơn bởi khách hàng.
  • Cùng với các tuyên bố là thông tin đầy đủ của sản phẩm, giúp khách hàng hiểu rõ về thông tin sản phẩm mình sẽ sử dụng.
  • Tạo được lợi thế cạnh tranh dựa trên sự khác biệt của sản phẩm và dịch vụ. Từ đó giúp nhiều khách hàng biết đến thương hiệu hơn, tạo được dấu ấn trong khách hàng.
  • Hơn thế nữa nó khiến cho nhân viên tự tin trong quá trình tiếp thị, và khách hàng yên tâm mua sản phẩm và dịch vụ.
  • Và cuối cùng chính là nâng cao tiềm tin của khách hàng, giúp khách hàng tự tìm đến và tăng doanh thu nhanh chóng.

Những tiêu chí basic của Value Proposition

Một Value Proposition chất lượng để chinh phục được trái tim của mọi khách hàng thông qua các tiêu chí sau:

  • Tập trung giải quyết vấn đề: Value proposition triển khai phù hợp với nhu cầu của khách hàng, giúp cải thiện được cuộc sống cũng như giải quyết được toàn bộ vấn đề mà khách đang gặp.
  • Ngắn gọn, dễ hiểu đến nổi bật, khiến khách hàng nhớ lâu: Hầu hết bên dưới các Value proposition sẽ có các nội dung ngắn nhằm giải thích rõ giá trị định mà Value Proposition cung cấp cho khách hàng.
  • Độc quyền và thuyết phục: Tạo các Value proposition có tính thuyết phục cao, giải thích được lý do thu hút khách hàng cần mua các sản phẩm, dịch vụ thông qua các đặc điểm nổi bật, hữu ích hơn so với đối thủ.
  • Value Proposition phải mang tính trực quan: Nhằm để khách hàng có thể vừa đọc lên và sẽ hiểu được giá trị cũng như lợi ích doanh nghiệp truyền tải, không cần phải thêm bất kỳ thông điệp hoặc giải thích khác.

Một Value Proposition không hiệu quả sẽ như thế nào?

Một Value Proposition không đem lại hiệu quả với đặc điểm sau:

  • Nội dung không rõ ràng, lủng củng, tối nghĩa hoặc sử dụng từ đa nghĩa khiến khách hàng hiểu nhầm.
  • Nội dung lan man, dài dòng và khó hiểu, không tập trung giải quyết vấn đề cho khách hàng, khiến khách hàng không muốn quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Nội dung đại trà không có sự độc nhất và sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh.

Những nhầm lẫn về Value Proposition

Với tính chất là để truyền tải thông điệp, hơi giống với câu châm ngôn, do đó tạo ra nhầm lẫn giữa Value Proposition và Slogan hoặc Tagline. Tuy nhiên:

  • Value Proposition là cam kết về giá trị và lợi ích mà sản phẩm, dịch vụ mang tới cho khách hàng.
  • Slogan thường có tính mô tả tính chất, lời hứa, giá trị cốt lõi, cũng như phương hướng phát triển sản phẩm.
  • Tagline là các câu dùng để định vị sản phẩm đồng thời nhấn mạnh sứ mệnh, mục đích hay đặc trưng của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, một số doanh nghiệp sử dụng Value Proposition để làm Slogan hoặc Tagline khi thấy phù hợp.

Xem thêm: Chiến lược nào giúp xây dựng thương hiệu bán hàng online?

Cách để tạo value proposition

Một Value Proposition hiệu quả, chất lượng cần phải triển khai các bước sau đây:

1. Xác định vấn đề cũng như nhu cầu mà khách hàng tìm kiếm

Dựa vào các hành vi và thu thập dữ liệu khách hàng để xác định khách hàng mong muốn điều gì từ những sản phẩm, dịch vụ? Nó giúp họ giải quyết những vấn đề nào? Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua hàng của khách hàng?

Do đó, doanh nghiệp cần lập bản khảo sát, thực hiện phỏng vấn, gọi điện chăm sóc khách hàng. Sau khi thu thập thông tin sẽ tổng hợp những dữ liệu tạo ra một Value Proposition mang lại giá trị tốt nhất.

Một lưu ý là hãy chú ý tới những Keyword – cụm từ khách hàng thường nhắc tới nhất, sẽ giúp kết nối họ với Value Proposition của brand.

2. Lợi ích được thông báo rõ ràng

Các doanh nghiệp cần liệt kê các lợi ích về sản phẩm, dịch vụ và tiến hành chọn ra lợi ích chính cái mà tập trung vào nhu cầu khách hàng. Giao động từ 2 tới 3 câu, không nên quá dài nhưng vẫn đảm bảo đủ ý với mục đích của doanh nghiệp.

Thông qua các câu hỏi sau:

  • Doanh nghiệp có sản phẩm gì?
  • Khách hàng mục tiêu sản phẩm hướng tới là ai?
  • Sản phẩm có lợi ích nào mang đến cho khách hàng?
  • Điểm khác biệt và nổi của sản phẩm trên thị trường là gì?
  • Tại sao khách hàng sử dụng sản phẩm này mà không phải sản phẩm khác?

3. Chú trọng đem lại giá trị cho khách hàng

Nhằm tạo cho khách hàng cảm thấy cường điệu hóa giữa họ và sản phẩm hay dịch vụ. Điều này thường xảy ra khi họ tiếp xúc với các lợi ích mà doanh nghiệp đưa ra. Do đó, sau khi cam kết giá trị, doanh nghiệp nên tập trung vào những giá trị cụ thể của sản phẩm/dịch vụ cũng như đảm bảo lợi ích vật chất/tinh thần cho khách hàng,

4. Sự khác biệt

Bước cuối chính là tạo sự khác biệt cho Value Proposition. Nó giúp cho khách hàng tìm kiếm sản phẩm/dịch vụ nhiều hơn và tránh được các đe dọa bởi các sản phẩm cùng ngành với đối thủ cạnh tranh.

Những Case Study về Value Proposition

case study value proposition

Để đưa ra một số dẫn chứng về Value Proposition tốt, doanh nghiệp phải hiểu rõ về nhu cầu của những khách hàng mục tiêu, từ những hiểu rõ về tác động để thúc đẩy khách hàng lựa chọn những sản phẩm của doanh nghiệp mà không phải mua sản phẩm của các doanh nghiệp đối thủ.

Dưới đây là 3 case study của các thương hiệu lớn, nổi tiếng toàn cầu:

Apple iPhone

Value Proposition của Apple chính là “The Experience IS the Product – Trải nghiệm là sản phẩm” đã khẳng định về giá trị của mình trong hàng loạt loại sản phẩm dòng iPhone. Bên cạnh phong cách thiết kế, Apple còn quan tâm đến tính hữu ích cũng như sự tiện lợi cho người sử dụng. Tuyên bố này rõ ràng và mang lại hiệu quả kinh doanh vượt trội cho Apple. Tất cả đã khẳng định rằng iPhone không là một chiếc smartphone đơn thuần, mà nó còn là một chiếc smartphone độc đáo cùng đầy đủ tính năng.

Uber

Value Proposition của Uber là “Cách thông minh nhất để di chuyển – The Smartest Way to Get Around”. Uber đã làm nổi bật được những dịch vụ đặt xe hấp dẫn và vượt cả các đối thủ trên thị trường bởi nó chính là chuyên gia triển khai Value Proposition hiệu quả nhất. Đến với trang chủ Uber, người dùng có thể sẽ nhìn thấy những điểm vượt trội được liệt kê như sau:

  • Chỉ với cái chạm, xe hơi sẽ đến chỗ của bạn.
  • Người lái xe của bạn, biết rõ địa điểm cần tới.
  • Hoàn toàn không dùng tiền mặt để thanh toán.

Uber đã truyền tải giá trị, đậm chất phong cách riêng. Nó cho phép khách hàng đi lại với phong cách hơn. Hỗ trợ đặt xe theo yêu cầu, không phải chờ lâu và mức giá thấp so với taxi truyền thống.

Xem thêm: Quy trình phân tích đối thủ hiệu quả nhất

Slack

Slack được biết đến là một app nhắn tin trực tuyến. Nó giúp các doanh nghiệp hay cá nhân cải tiến hiệu quả việc làm của mình. Value Proposition của Slack là “Be More Productive at Work with Less Effort – Năng suất hơn trong công việc với ít nỗ lực hơn”. Ưu điểm nổi bật lớn nhất của Slack chính là làm cho việc cộng tác nhau đơn giản hơn. Slack vượt trên nhiều ứng dụng đối thủ cạnh tranh bởi khả năng tích hợp linh hoạt. Slack thống trị không gian hoạt động, năng suất làm việc của các doanh nghiệp nhờ vào sự đa dụng này.

Mona Media hy vọng thông qua bài viết trên các bạn đã hiểu rõ được Value Proposition là gì, cũng như cách tạo nên Value Proposition mang lại giá trị cho các doanh nghiệp. Cảm ơn vì sự quan tâm của các bạn đọc và chúc doanh nghiệp bạn tạo nên Value Proposition thành công!

Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp

Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!

Liên hệ Mona