Bước đầu bước vào thế giới lập trình rộng lớn, chắc hẳn rằng bạn cảm thấy “choáng ngợp” với rất nhiều
ngôn ngữ lập trình khác nhau. Tuy nhiên, một nền tảng cơ bản mà bạn cần phải nắm được đó chính là Source Code. Vậy
Source Code là gì? Bạn nắm được những thông tin gì về Source Code rồi? Dưới đây,
Mona Media sẽ chia sẻ các kiến thức tổng quan về Source Code mà bạn có thể tham khảo.
Source Code là gì?
Source code (mã nguồn) là thành phần cơ bản của một chương trình máy tính, ở đó có chứa các mã lệnh thực thi do các lập trình viên tạo ra. Hoặc hiểu theo cách khác thì mã nguồn là những ký tự được người dùng nhập vào máy tính dưới dạng một văn bản.
Khi lập trình viên sử dụng ngôn ngữ lập trình để viết nên các câu lệnh, con người có thể đọc và hiểu được các mã nguồn. Những câu lệnh được viết lên và lưu lại trong một tệp nào đó như notepad chẳng hạn, sẽ được gọi là tệp có chứa mã nguồn.
Các lập trình viên có thể dùng phần mềm gõ văn bản, một môi trường phát triển tíc hợp IDE (Integrated Development Environment); hoặc bộ công cụ chuyên cho code hay có thể là một bộ phát triển phần mềm SDK để phát triển mã nguồn.
Source Code có những loại nào? So sánh
Có 2 loại Source Code mà bạn cần biết đó là:
Mã nguồn mở (Open Source) và mã nguồn đóng (mã nguồn riêng/mã nguồn thương mại). Bản chất 2 loại mã nguồn này là khác nhau, hãy so sánh tìm hiểu sự khác nhau đó qua những phương diện dưới đây:
Khái niệm
- Mã nguồn mở: là loại mã nguồn mà các tổ chức phần mềm công khai chia sẻ trên mạng, không cần mất phí mà có thể tải xuống dễ dàng. Sau khi tải mã nguồn này về, người dùng có thể chỉnh sửa để phù hợp với mục đích và nhu cầu sử dụng của mình.
- Mã nguồn đóng (hay còn gọi là mã nguồn bản quyền): Mã nguồn này được tạo nên bởi các lập trình viên với các chức năng trên website đã được tích hợp sẵn. Mỗi một đơn vị sẽ sở hữu một bộ mã nguồn khác nhau dành riêng cho quá trình thiết kế. Những mã nguồn này cần phải có tài khoản mới có thể truy cập và sử dụng được.
Tính bảo mật
- Mã nguồn mở: Do một cộng đồng lớn phát triển nên, các coder hay developer và có hàng ngàn người sử dụng chúng. Dù đã có sự kiểm duyệt từ chính đơn vị phát hành nhằm đảm bảo tính bảo mật nhưng mã nguồn này lại khó bảo mật tuyệt đối. Các hacker vẫn có thể đánh cắp thông tin bởi chúng có thể nhìn thấy mã nguồn đó.
- Mã nguồn đóng: Do được thiết kế theo nhu cầu và mục đích sử dụng cụ thể, không dư thừa tính năng nên sẽ có cơ chế bảo mật riêng. Mã nguồn này sẽ được chuyên viên lập trình nắm giữ, vì vậy hạn chế được sự tấn công của các hacker.
Chi phí
- Mã nguồn mở: Đối với các chức năng cơ bản thì mã nguồn mở sẽ miễn phí hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu muốn có một giao diện thân thiện, dễ dàng thực hiện thì cần mất thêm phí sử dụng, ở mỗi tính năng sẽ có những chi phí khác nhau. Bạn cũng cần lưu ý, cảnh giác đối với việc dùng mã nguồn miễn phí bởi tính bảo mật của nó không cao, người dùng có nguy cơ mất thông tin bất cứ lúc nào.
- Mã nguồn đóng: chi phí của mã nguồn đóng sẽ cao hơn so với mã nguồn mở, đặc biệt là chi phí ban đầu. Tuy nhiên, lợi thế của nó là trong quá trình sử dụng nếu người dùng muốn thay đổi hoặc thêm tính năng mới sẽ có mức phụ phí thấp hơn. Bởi nhân viên lập trình lúc này đã nắm rõ được các thông tin về bộ mã nguồn nên việc điều chỉnh sẽ không gặp nhiều khó khăn.
Nâng cấp
- Mã nguồn mở: Nếu đã mất phí để nâng cấp trang web của mình, bạn sẽ được nâng cấp và điều chỉnh theo đúng như yêu cầu trong khoảng thời gian sớm nhất mà không mất nhiều thời gian.
- Mã nguồn đóng: Bạn có thể chủ động trong việc nâng cấp cũng như chỉnh sửa theo ý của mình nhưng vẫn phải tuân thủ theo đúng các nguyên tắc của nhà phát triển.
Hỗ trợ
- Mã nguồn mở: Do mã nguồn mở là bản miễn phí nên các vấn đề về hỗ trợ sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, người dùng thường phải tìm mọi cách để giải quyết, cũng có trường hợp phải thuê đơn vi khác hỗ trợ.
- Mã nguồn đóng: Dùng mã nguồn này, các nhà phát triển sẽ có trách nhiệm hỗ trợ bạn bất cứ lúc nào.
Source Code Website là gì?
Source Code Website được hiểu là hệ thống gồm một hoặc nhiều tập tin được viết bằng ngôn ngữ lập trình của Website. Chức năng của chúng là kết nối các thành phần giao diện người dùng của website với cơ sở dữ liệu. Và mục tiêu cuối cùng là tạo nên một trang web hoàn chỉnh từ những đoạn code.
Xem thêm: Cách lấy toàn bộ source code website đơn giản
Source Code có vai trò gì trong lập trình Website?
Được ví như một bộ mặt của công ty, tổ chức trên hệ thống mạng internet Website ra đời nhằm tiếp cận và tăng tương tác đối với khách hàng mà công ty muốn hướng đến. Để phục vụ nhu cầu xem tin tức, đọc profile công ty,… khách hàng có thể truy cập vào Website và họ cần phải thực hiện nhiều thao tác, tương ứng với các câu lệnh khác nhau.
Mã nguồn chính là khung xương của toàn bộ những thao tác trên. Source Code gồm những hành động đơn giản như: rê chuột, kéo chuột, nhấp đúp cho đến phức tạp như: cho nhiều hàng vào giỏ, download ebook, điền thông tin vào form, tìm kiếm tài liệu….
Tìm hiểu kiến thức nền Source Code
Khi phát triển một dự án phần mềm, bạn cần phải có kiến thức nền và nắm vững về nó. Cùng với đó, bạn cũng cần tìm hiểu về framework và các thư viện dự án đã được sử dụng trước đó. Bạn cần tập trung vào bước chuẩn bị đầu tiên này, bởi nó sẽ giúp công sức đọc hiểu code của bạn đỡ vất vả hơn rất nhiều lần.
Source Code trung tâm là gì? Vì sao cần đọc chúng?
Source Code trung tâm mô tả những khía cạnh khác nhau, đôi khi chúng chỉ là một hệ thống nhỏ trong toàn bộ source code. Các thành phần như: module, các class, các action, các cấu trúc dữ liệu,… cũng được biết đến như là trung tâm của dự án. Do đó việc liệt kê, đọc các đoạn source code trung tâm này sẽ giúp hình dung ra hệ thống con, giống như một phần nhỏ của toàn bộ dự án.
Mô hình tương tác của các đoạn Source Code
Sau khi xác định được các đoạn source code trung tâm, bạn cần hiểu được các mô hình tương tác giữa chúng. Các tương tác này có thể dựa vào những cơ chế khác nhau như: sử dụng raise event, gọi qua
API hoặc sử dụng message.
Để có được toàn bộ các ý tưởng về cách các đoạn source code trung tâm phụ thuộc vào nhau. Chúng ta có thể vẽ nên một số hình ảnh mô tả sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các đoạn source code và tương tác giữa chúng.
Một số công cụ tạo ra Source Code khi thiết kế web
Ưu điểm:
- Cài đặt dễ dàng, dễ sử dụng, đặc biệt là sử dụng Managed WordPress Hosting (MWP).
- Có plugin và kho giao diện miễn phí làm cho WordPress linh động hơn bất kỳ mã nguồn mở với CMS nào khác.
- Nền tảng này hỗ trợ đắc lực cho SEO.
Nhược điểm:
Khi website phát triển mạnh sẽ đòi hỏi lập trình viên cần có những kiến thức cũng như tay nghề vững vàng mới theo kịp được sự phát triển đó trên vững để theo kịp sự phát triển đó trên nền tảng WordPress. Vì vậy, bạn nên có đơn vị tối ưu WordPress uy tín nhằm đảm bảo Website của mình vận hành tốt nhất.
Joomla
Ưu điểm:
- Phù hợp với tất cả các đối tượng lập trình với giao diện đơn giản dành cho cả quản trị website và cả lập trình viên.
- Thư viện ứng dụng lớn và hầu hết là miễn phí, người dùng có thêm nhiều sự tham khảo và lựa chọn để mở rộng các tính năng web.
Nhược điểm:
- Không có lợi cho SEO bởi mã nguồn này làm chó SEO trở nên kém nhất trong 3 loại CMS (WordPress, Drupal và Joomla).
- Do Joomla có nhiều ứng dụng miễn phí nên có thể bạn sẽ đắn đo rất nhiều khi xem xét và lựa chọn mức độ phù hợp với web của mình.
- Mã nguồn của Joomla tương đối lớn nên thường sẽ tiêu tốn rất nhiều tài nguyên của hệ thống.
- Do không có tính năng Multiple Site nên Joomla điều khiển và quản lý Website khá khó khăn do không có tính năng Multiple Site.
Ưu điểm
- Đây là mã nguồn tối ưu giúp tiết kiệm được nguồn tài nguyên của hệ thống và nâng cao được hiệu suất hoạt động.
- Các lập trình viên có thể phát huy tối đa kỹ năng, mở rộng chức năng của
- Dù chưa bằng WordPress nhưng giao diện của Drupal rất thân thiện với SEO.
- Có thể điều khiển và quản lý nhiều Website dễ dàng cùng lúc.
- Drupal hoạt động tốt trên server Linux và Windows.
Nhược điểm:
- Đối với những lập trình viên mới vào nghề, kinh nghiệm còn non trẻ thì không thích hợp với phần mềm này.
- Drupal có ít phần mềm mở rộng hơn so với Thường sẽ rất bất tiện mỗi khi có phiên bản mới, cần phải chờ nhà cung cấp nâng cấp thành phần mở rộng mới tương thích được.
- Những người mới sử dụng cảm thấy rắc rối khi phán đoán hoặc tìm kiếm nên dùng thành phần mở rộng nào.
OpenCart, WooCommerce
Có rất nhiều sự lựa chọn mã nguồn mở như đã chia sẻ trên. Việc làm quan trọng là bạn cần xem xét những ưu, nhược điểm của nó để giúp bạn có được giải pháp tối ưu cho hoạt động kinh doanh của mình.
Ưu điểm
- Khả năng điều khiển và quản trị: nhằm giúp cho các nhà quản lý có thể kiểm soát được nhiều hơn. Họ có thể quyết định phần nào không hoạt động, phần nào hoạt động.
- Tăng tính sáng tạo: Do được thiết kế mở nên nhiều người có thể nghiên cứu tạo nên các phần mềm tốt hơn. Có thể dễ dàng tùy chỉnh Website của mình để tạo nên tính năng và giao diện mới mẻ.
- Ổn định: Người sử dụng đánh giá cao mã nguồn mở bởi nó có thể hỗ trợ nhiều công ty, doanh nghiệp trong các dự án dài hạn.
- Dễ dàng cài đặt: Trong vài thao tác đơn giản là bạn có thể đưa website thương mại của mình đi vào hoạt động. Đặc biệt, nếu website của bạn lỗi thì sẽ có hàng triệu người luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn.
Nhược điểm
- Phiên bản cập nhật: Để kịp theo tốc độ phát triển của thị trường thì website của bạn bắt buộc phải có những thay đổi, đặc biệt là vấn đề bảo mật. Nếu không tìm hiểu rõ các tính năng mới cùng những thay đổi trong mã nguồn thì vấn đề nâng cấp sẽ mất nhiều thời gian và công sức.
- Tùy biến: Website mã nguồn mở được thiết kế nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu của cả cộng đồng. Vì vậy, việc tùy biến hay chỉnh sửa thường gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, cần phải lựa chọn mã nguồn phù hợp với mục đích thiết kế website của bạn.
Như vậy, qua những chia sẻ trên bạn đã có những kiến thức tổng quan về
Source code là gì, từ đó sẽ hỗ trợ cho các quyết định phù hợp với Website doanh nghiệp bạn. Hy vọng những thông tin trên sẽ là kiến thức bổ ích cho bạn, đặc biệt là đối với người mới tìm hiểu về website.