NGINX là một giải pháp tuyệt vời có thể xử lý nhiều kết nối đồng thời một lúc rất được ưa chuộng hiện nay. Vậy NGINX là gì? Cách hoạt động của NGINX như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu tất tần tật những thông tin có liên quan tới
web server NGINX là gì nhé!
NGINX là gì?
NGINX là một web server mạnh mẽ mã nguồn mở sử dụng kiến trúc đơn luồng, hướng sự kiện. Chính vì vậy so với Apache server thì NGINX mạnh mẽ hơn rất nhiều. Bên cạnh đó chúng còn đóng rất nhiều vai trò quan trọng khác như load balancing, HTTP caching. NGINX được sử dụng với vai trò như một reverse proxy. Vì NGINX server đáng tin cậy, tốc độ và có khả năng mở rộng lớn nên hiện nay chúng được rất nhiều ông lớn công nghệ áp dụng như Google, WordPress, Netflix, Adobe, Cloudflare…
NGINX hoạt động như thế nào?
Cách hoạt động của NGINX như sau: NGINX hoạt động theo kiến trúc bất đồng bộ (asynchronous), hướng sự kiện (event driven). Điều đó có nghĩa là các luồng tương tự được quản lý trong một tiến trình và mỗi tiến trình lại có chứa các đơn vị nhỏ hơn gọi là worker connection. Bên cạnh đó có bộ work connection chịu trách nhiệm xử lý các threads cung cấp các yêu cầu của work process và sau đó thì chúng sẽ gửi đến master process. Cuối cùng nhiệm vụ trả kết quả cho những yêu cầu đó sẽ là do master process thực hiện.
Tưởng chừng có vẻ đơn giản tuy nhiên thì mỗi worker connection có thể xử lý lên tới 1024 yêu cầu tương tự nhau. Và đây là một trong những điểm mạnh lớn nhất mà NGINX sở hữu. Theo đó thì chúng có thể xử lý hàng ngàn yêu cầu khác nhau mà không gặp bất kỳ trở ngại gì. Và đây cũng chính là lý do tại sao mà hiện nay NGINX rất được tin dùng cho các website có nhiều yêu cầu như môi trường thương mại điện tử, công cụ tìm kiếm hay cloud storage.
Các tính năng chính của NGINX
Các tính năng máy chủ web và HTTP proxy
Một số tính năng chính của
web server sử dụng NGINX và HTTP proxy như sau:
- Khả năng xử lý lên đến tối đa lên tới 10000 kết nối đồng thời mức dung lượng bộ nhớ vô cùng thấp.
- Có khả năng xử lý tập tin tĩnh (static file), index file và lập chỉ mục tập tin.
- Tăng tốc Reverse proxy đơn giản với bộ nhớ đệm.
- Cân bằng tải đơn giản (load balancing) và khả năng chịu lỗi vô cùng tốt.
- Thông qua OpenSSL để hỗ trợ mã hóa TLS/SSL với SNI và OCSP.
- Hỗ trợ giao thức FastCGI, SCGI, uWSGI bằng bộ nhớ đệm
- Máy chủ ảo hoạt động dựa trên địa chỉ IP và tên với khả năng tương thích lên tới IPv6.
- Hỗ trợ WebSockets kể từ 1.3.13, bao gồm những hoạt động như một proxy ngược và thực hiện cân bằng tải cho các ứng dụng WebSocket.
- Nâng cấp giao thức HTTP/1.1 dễ dàng, hỗ trợ HTTP/2
- Hỗ trợ nhúng mã PERL.
Các tính năng Mail proxy
Có những phương thức xác thực phổ biến hiện nay như sau:
- Hỗ trợ TLS/SSL
- Hỗ trợ STARTTLS
- POP3, SMTP, và IMAP proxy
Điểm mạnh của NGINX
NGINX vô cùng phổ biến và được ứng dụng nhiều hiện nay bởi chúng có một số điểm mạnh như:
- So với các máy chủ khác thì điểm mạnh lớn nhất của NGINX là nó cung cấp cơ chế bộ nhớ đệm tốt hơn rất nhiều. Và điều này đóng vai trò quan trọng giúp tăng hiệu suất của ứng dụng khi người dùng truy cập vào cùng một địa chỉ trong một khoảng thời gian ngắn.
- NGINX là máy chủ web trọng lượng nhẹ chuyển tiếp những yêu cầu người dùng đến máy chủ ứng dụng.
- Quy tắc ghi lại của NGINX mang lại sự linh hoạt hơn để có thể dễ dàng định cấu hình chuyển hướng vĩnh viễn hoặc chuyển hướng tạm thời cho một số URL.
- Khi được làm máy chủ proxy giao diện người dùng cho bất kỳ ứng dụng nào thì lúc này NGINX sẽ hoạt động tốt nhất.
- Nginx có thể dễ dàng tùy chỉnh và dễ dàng phân phối qua giao thức HTTPS. Bởi vì chúng có thư mục tùy chỉnh hoặc máy chủ ngược dòng proxy.
Hướng dẫn cài đặt và kiểm tra NGINX
Cách cài đặt NGINX
Để cài đặt NGINX theo gói Debian dựng sẵn, bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn dưới đây:
sudo apt-get update
sudo apt-get install nginx
Sau khi quá trình cài đặt hoàn tất thì lúc này bạn hoàn toàn có thể kiểm tra câu lệnh trên đã cài đặt NGINX chưa bằng cách chạy theo lệnh sau:
sudo nginx -v
nginx version: nginx/1.18.2
Như vậy chỉ với một vài bước đơn giản, Web server mới sẽ được cài đặt tại thư mục /etc/nginx/. Và lúc này thì khi mở thư mục này, bạn sẽ thấy rất nhiều thư mục và tệp tin con khác. Tuy nhiên, bạn chỉ cần chú ý tới tệp tin quan trọng nhất là nginx.conf và thư mực sites-available.
Kiểm tra NGINX trên website
Bạn có thể dễ dàng kiểm tra được website của mình có chạy NGINX hay không bằng cách dựa vào HTTP header. Cụ thể thì bạn chỉ cần sử dụng network tab trong Chrome Devtools. Dưới đây là các bước kiểm tra NGINX trên website mà bạn có thể tham khảo:
- Trên Chrome, bạn hãy mở trang mà mình cần kiểm tra
- Tại bước này, bạn hãy nhấn phím F12 hoặc nếu không được thì có thể nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + I
- Sau đó có một cửa sổ Chrome Devtools sẽ xuất hiện
- Nếu như không nhìn thấy Network tab, bạn hãy nhấp vào biểu tượng “>>” để mở rộng tab và sau đó nhấn chọn Network.
So sánh NGINX và Apache
Có khá nhiều người nhầm lẫn giữa NGINX và
Apache. Tuy nhiên đây lại là 2 thuật ngữ hoàn toàn khác biệt nhau, cụ thể dưới đây là một số điểm so sánh giữa NGINX và Apache mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc:
- Hệ điều hành: Điểm giống nhau là cả NGINX và Apache và Apache đều có thể chạy trên nhiều hệ điều hành hỗ trợ hệ thống Unix. Tuy nhiên, so với những nền tảng khác thì hiệu năng của Nginx trên Windows không được đánh giá là tốt.
- Hiệu suất đối với web tĩnh: Dựa trên một thử nghiệm kiểm chuẩn chạy tới 1000 kết nối đồng thời thì so với Apache thì NGINX có hiệu năng nhanh hơn gấp 2,5 lần.
- Hỗ trợ và tài liệu: Điểm giống nhau là cả NGINX và Apache đều cung cấp nhiều tài liệu. Trong đó bao gồm hầu hết mọi chủ đề và các tính năng cần thiết. Tài liệu này bao gồm như release notes, user guides, tutorials,… thậm chí còn có cả wiki riêng.
- Tính bảo mật: Điểm giống nhau là cả Apache và NGINX đều rất coi trọng tính bảo mật trên trang web của mình. Theo đó định kỳ thì cả 2 máy chủ này đều phát hành báo cáo bảo mật và những tư vấn. Điều này để đảm bảo rằng khía cạnh bảo mật được tăng cường ở mọi cấp độ khác nhau.
- Tính linh hoạt: So với NGINX thì Apache khá linh hoạt để cho phép các tùy chỉnh thông qua việc sử dụng file .htaccess. Trong khi đó thì NGINX lại cho phép phân cấp nhiệm vụ admin. Admin bên thứ ba và admin cấp hai có thể bị ngăn quyền truy cập vào máy chủ chính.
Trên đây là toàn bộ thông tin về
NGINX là gì, cách thức hoạt động của NGINX mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng qua những chia sẻ về NGINX là gì ở bài viết mang tới cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích!