Tham khảo tài nguyên của MONA
![](https://mona.media/template/assets/images/text-page-edu/white-icon-dropdown.png)
Đặt lịch hẹn Demo MIỄN PHÍ !
26 Tháng Chín, 2023
Để đáp ứng nhu cầu của xã hội, hiện nay ngày càng có nhiều trung tâm dạy thêm được thành lập. Trung tâm dạy thêm tạo ra một không gian học tập năng động và hiệu quả cho học sinh. Vậy điều kiện và thủ tục mở trung tâm dạy thêm cần có những gì? Bài viết này, MONA Media sẽ chia sẻ đến bạn kinh nghiệm mở trung tâm dạy thêm. Nếu bạn có đam mê giảng dạy và muốn kinh doanh trong lĩnh vực này thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé!
Dạy thêm là hoạt động dạy ngoài giờ học tại nhà trường và có thu tiền của người học. Chương trình dạy thêm có nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông nhưng không nằm trong kế hoạch giáo dục do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành.
Việc dạy phụ đạo cho các học sinh yếu kém hay dạy bồi dưỡng cho các học sinh giỏi không thu tiền của học sinh, thuộc trách nhiệm của nhà trường nên không xếp vào hoạt động dạy thêm. Theo nội dung của Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT, dạy thêm sẽ bao gồm các hoạt động sau:
Các trung tâm dạy thêm cần xin cấp giấy phép để được tổ chức dạy học ngoài giờ lên lớp. Sau khi nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền, đơn vị sẽ tiến hành thẩm định và trả lời bằng văn bản trong vòng 15 ngày. Để mở một trung tâm dạy thêm cần phải đạt được điều kiện về giám đốc trung tâm, giáo viên dạy học và cơ sở vật chất.
Người đảm nhiệm vai trò giám đốc cần thỏa mãn các điều kiện:
Giảng viên tại trung tâm phải đạt đủ điều kiện như sau:
Để dạy thêm hiệu quả, cần phải có đủ cơ sở vật chất phù hợp với nhu cầu của học sinh và giáo viên. Cơ sở vật chất ở trung tâm dạy thêm cần đảm bảo:
Sau khi thỏa mãn các điều kiện mở trung tâm, bạn cần chuẩn bị các hồ sở để đảm bảo đầy đủ thủ tục mở trung tâm dạy kèm như:
Để thành lập trung tâm dạy thêm, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ cho hồ sơ xin cấp giấy phép, bao gồm:
Hiện nay, bạn có thể nộp hồ sơ thành lập trung tâm dạy thêm tại:
Cần lưu ý là bạn cần chuẩn bị hồ sơ để nộp, bao gồm một bộ hồ sơ gốc và hai bộ hồ sơ sao y.
Thông thường thời gian để xử lý hồ sơ cấp giấy phép mở trung tâm học thêm là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp cần xem xét lại hồ sơ, thời gian xử lý có thể kéo dài thêm 10 ngày làm việc.
Nếu hồ sơ không đáp ứng các yêu cầu, cơ quan nhận hồ sơ sẽ thông báo cho bạn biết lý do và yêu cầu bổ sung hoặc chỉnh sửa hồ sơ trong vòng 05 ngày làm việc.
->Tìm đọc thêm: Điều kiện và thủ tục thành lập trung tâm Ngoại ngữ
Nếu bạn đang có ý định kinh doanh trung tâm dạy thêm thì cần lưu ý những nguyên tắc tổ chức dạy học và các trường hợp không được dạy thêm.
Trung tâm dạy thêm là một hình thức hỗ trợ học sinh nâng cao kiến thức và kỹ năng học tập ngoài nhà trường. Để tổ chức mở trường dạy thêm đạt kết quả cao, cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, không được dạy thêm với những trường hợp sau:
Nếu bạn đang có ý định mở trung tâm dạy kèm, dạy thêm để kinh doanh hoặc phục vụ cộng đồng, bạn cần lưu ý thêm một số điều quan trọng sau:
Và đặc biệt lưu ý, nếu bạn vi phạm các quy định trên, bạn có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự tùy theo mức độ nghiêm trọng của vi phạm. Bạn cũng có thể bị thu hồi giấy phép hoạt động và bị cấm dạy thêm vĩnh viễn.
Dưới đây là những kinh nghiệm mở lớp dạy thêm đạt hiệu quả cao mà bạn có thể tham khảo.
Thực hiện bất cứ công việc gì cũng cần lên ý tưởng và kế hoạch làm việc. Ý tưởng mở trung tâm dạy thêm cần khả thi, sát với thực tế, hướng đến mục tiêu cụ thể như khả năng quản lý trung tâm hay cần đạt được những thành tựu gì khi trung tâm phát triển.
Vậy nên, bên cạnh việc đưa ra ý tưởng về nội dung công việc bạn cũng cần lên ý tưởng về nguồn nhân lực, chi phí xây dựng, cơ sở hạ tầng… Đồng thời, cần liệt kê sẵn những nguồn lực hỗ trợ sẵn có để dự tính sẵn các khó khăn còn lại khi mở trung tâm.
Cơ sở hạ tầng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả làm việc của trung tâm. Trung tâm cần cung cấp một môi trường học tập phù hợp, đảm bảo có đầy đủ trang thiết bị giúp học sinh học tập hiệu quả. Chẳng hạn như cần đáp ứng được yêu cầu về số lượng bàn ghế, bóng đèn, quạt/ điều hòa, bảng viết, máy chiếu, loa đài cho các phòng học.
Lưu ý, khi mua sắm các thiết bị cho hoạt động dạy học, bạn cần chọn mua kỹ lưỡng để sử dụng lâu dài. Không nên mua các đồ cũ vì trung tâm cần sử dụng thường xuyên, đồ cũ sẽ không có bảo hành, khả năng hư hỏng cũng cao hơn. Quá trình sử dụng mà hỏng giữa chừng sẽ gây bất tiện cho quá trình dạy và học, vừa khiến trung tâm tốn thêm chi phí sửa chữa hoặc mua mới.
Bên cạnh đó, để phục vụ cho quá trình giảng dạy online (nếu trung tâm mở thêm khóa học trực tuyến) thì bạn nên cân nhắc xây dựng website dạy học riêng. Đây không chỉ là giải pháp kinh doanh thông minh mà còn tạo nên môi trường học tập linh hoạt và chuyên nghiệp. Thiết kế website bán khóa học online còn là cách các trung tâm, đơn vị giáo dục đầu tư và đổi mới phương pháp dạy học phù hợp hơn với thị trường hiện nay.
Mục đích thành lập trung tâm học thêm là bổ sung kiến thức cho học viên. Vậy nên cần xác định rõ đối tượng trung tâm hướng tới ngay từ đầu để có kế hoạch dạy học, tìm kiếm nguồn nhân lực phù hợp nhất. Chẳng hạn trung tâm hướng tới đối tượng người học offline là những học sinh lớp 9 ôn thi chuyển cấp sẽ có kế hoạch dạy học khác với học sinh lớp 8 ôn thi lên lớp.
Ngoài ra, bạn cũng có thể mở rộng phạm vi đối tượng người học trên nền tảng Elearning trực tuyến. Vì với xu hướng giáo dục 4.0 hiện nay, thị trường Elearning còn khá rộng mở, đặc biệt là những khóa học online thật sự chỉn chu về mọi thứ. Nếu bạn chuyển qua dạy học Elearning sẽ là cách tạo nên nguồn thu nhập thụ động hấp dẫn, dẫn chứng rõ nhất cho điều đó chính là mô hình kinh doanh khóa học E-learning tại Khánh Hùng Academy.
Khóa học đã đạt tới doanh thu gần 1 tỷ chỉ trong 1 tháng chính thức launching và những con số biết nói này chứng minh rằng Elearning là “nguồn mainstream income”, nền tảng hấp dẫn để áp dụng trong việc giảng dạy và đào tạo dạy học hiện nay. Bạn có thể truy cập ngay đường link dưới đây để tham gia Khóa học kinh doanh bán khóa học hoàn toàn FREE với 30+ bài giảng chất lượng, không giấu diếm hay nhập form rườm rà, đăng ký là học ngay nhé!
Một trung tâm có uy tín, chất lượng hay không chủ yếu là do đội ngũ giáo viên. Giáo viên của trung tâm cần có kinh nghiệm dạy học, áp dụng phương pháp dạy học tích cực hiệu quả sẽ giúp học sinh biết đến và yêu mến nhiều hơn.
Trung tâm nên xác định ngay từ đầu nguồn nhân lực cần có là số lượng bao nhiêu và chất lượng như thế nào. Điều này sẽ giúp bạn tìm được các giáo viên phù hợp nhanh chóng hơn. Tùy vào đối tượng học sinh và môn học mà trung tâm lựa chọn đội ngũ nhân sự tương ứng. Chẳng hạn như trung tâm ngoại ngữ thì nên có số lượng giáo viên người nước ngoài nhất định.
Theo kinh nghiệm lớp dạy thêm tại nhà của nhiều người cho thấy, có rất nhiều khoản chi phí để mở trung tâm. Việc thống kê đầy đủ các khoản chi phí giúp bộ phận quản lý có kế hoạch rõ ràng và phù hợp với thực tế hơn khi thành lập trung tâm dạy thêm. Một số khoản chi phí cần thống kê như thuê mặt bằng, mua sắm thiết bị, thuê nhân viên, đội ngũ giảng dạy, chi phí quảng cáo trung tâm…
Hoạt động quản lý trung tâm có rất nhiều khâu đoạn quan trọng, đặc biệt là việc lưu trữ, sắp xếp và phân tích dữ liệu. Bạn có thể sử dụng các phần mềm quản lý trung tâm giáo dục chất lượng để quá trình vận hành hoạt động của tổ chức được trơn tru hơn. Những phần mềm này được tích hợp nhiều tính năng giúp theo dõi, quản lý toàn bộ các nghiệp vụ tại trung tâm như:
Phần mềm quản lý trung tâm dạy thêm là công cụ tuyệt vời giúp trung tâm tối ưu thời gian, chi phí và công sức trong việc quản lý trung tâm của bạn. Và một trong những ứng dụng quản lý chất lượng hiện nay đó là MONA EduCenter – đây là App quản lý trung tâm Ngoại ngữ được phát triển trực tiếp từ công ty MONA Software – cung cấp giải pháp toàn diện cho các trung tâm giáo dục hiện nay. ![]() Sử dụng phần mềm quản lý trung tâm giáo dục MONA EduCenter giúp bạn cải thiện được uy tín và doanh thu của trung tâm dạy thêm qua việc cung cấp các khóa học chất lượng cao cho học viên. Những ưu điểm mà phần mềm MONA EduCenter mang lại cho người dùng đó là:
Và bạn hoàn toàn có thể trải nghiệm trước bản demo phần mềm MONA EduCenter! Thông tin liên hệ:
|
Mở trung tâm dạy học thêm có cần phải xin cấp phép hoạt động không?
Theo quy định hiện hành, các trung tâm dạy học thêm thuộc lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên phải xin cấp phép hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục. Các trung tâm dạy học thêm thuộc lĩnh vực giáo dục phổ thông và giáo dục đại học có thể tự do hoạt động nhưng phải tuân theo các quy định về chất lượng giáo dục và bảo đảm quyền lợi của người học.
Mở trung tâm dạy thêm cần những gì?
Để thành lập trung tâm, bạn cần có các điều kiện mở trung tâm giáo dục như sau:
Mã ngành đăng ký mở trung tâm dạy thêm là bao nhiêu?
Theo danh mục ngành kinh tế Việt Nam, mã ngành đăng ký thành lập trường dạy thêm là 85.59 – Hoạt động giáo dục khác chưa được phân vào đâu.
Nộp hồ sơ thành lập trung tâm dạy thêm ở đâu?
Nếu bạn muốn mở trung tâm dạy học thêm thuộc lĩnh vực:
Trên đây là một số kinh nghiệm mở trung tâm dạy thêm mà MONA Media muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn có những kiến thức về mở trường dạy thêm cần những gì, từ đó ứng dụng quá trình thành lập trung tâm dạy học hiệu quả. Lên kế hoạch chi tiết và thực hiện ngay để có một trung tâm chất lượng nhé.
Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp
Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!