Hỏi đáp giáo dục 4.0
Tạo cuộc hẹn miễn phí với MONA để giải đáp và tư vấn mọi thắc mắc về giải pháp số hoá ngành giáo dục
Thời lượng cuộc hẹn
45 Phút
Ngày và giờ
Thứ 2, ngày 25 tháng 12, 2023
[9:30 - 10:15]

    Chọn ngày và giờ
    Khung giờ
    Quay lại
    Hãy cho MONA biết bạn là ai

    Đặt lịch hẹn Demo MIỄN PHÍ !

    Giáo dục

    11 Tháng Mười Hai, 2023

    4.0 là gì? Cơ hội và Thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

    MONA Creator

    1,4k
    360
    50

    Thời đại công nghệ 4.0 là kỷ nguyên mới của toàn nhân loại, đánh dấu một bước tiến mới về mọi mặt. Bước chuyển biến của thời đại 4.0 cho phép kết nối vật lý với kỹ thuật số giúp con người dễ dàng kiểm soát dữ liệu, sẵn sàng dẫn đầu cho một xã hội văn minh. Vậy công nghệ 4.0 là gì? Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 gồm những gì, cơ hội và thách thức của 4.0 là gì? Hãy cùng MONA Media tìm hiểu ở nội dung bài viết dưới đây nhé!

    4.0 là gì?

    Công nghệ 4.0 đã và đang phát triển ở hầu hết các nước trên thế giới, 4.0 được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề khác nhau. Trước thời đại công nghệ 4.0 còn có các cuộc cách mạng công nghệ 1.0 – 3.0. Vậy 4.0 là gì?

    công nghiệp 4.0 là gì

    4.0 là một cuộc cách mạng công nghệ, ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, vận hành máy móc và mang đến lợi ích tối đa cho con người trong tất cả các lĩnh vực. Công nghiệp 4.0 còn được gọi là sản xuất thông minh hay IIoT (Industrial Internet of Things), kết hợp sản xuất và vận hành thực tế với công nghệ kỹ thuật số, tự động hóa, Machine Learning, Big Data…

    Theo Klaus Schwab – chủ tịch của diễn đàn Kinh Tế Thế Giới thì Cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển từ 3 cuộc cách mạng trước, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học để tạo nên một bước tiến tự động hóa, học máy, dữ liệu.

    Thời đại 4.0 là gì?

    4.0 là thời đại gì

    Thời đại 4.0 là thời đại phát triển nhất trong lịch sử của nhân loại cho đến hiện tại. Tại thời đại mới này không gian mạng, hệ thống công nghệ được liên kết lại với nhau để tạo thành một kỷ nguyên số kết hợp vạn vật lại với nhau thông qua kết nối internet.

    Vậy thời đại 4.0 có đặc điểm gì?

    • Công nghệ 4.0 phá bỏ guồng máy hoạt động truyền thống và bước tiếp những kỹ thuật hiện đại hoàn toàn mới.
    • Kỷ nguyên này sẽ mang đến cho mọi người những cơ hội mới, thách thức mới và làm thay đổi toàn bộ các lĩnh vực.

    Quan trọng nhất là công nghệ 4.0 thích hợp với giới trẻ. Thời đại 4.0 sẽ giúp cho Gen Z mở rộng tư duy, tích sáng tạo, thúc đẩy công việc phát triển nhanh và đạt hiệu quả tốt hơn.

    Các cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

    Dưới đây là 4 cuộc cách mạng từ công nghiệp 1.0 lên công nghiệp 4.0 mà thể giới đã trải qua sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do và cách thức của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư ra đời.

    Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên

    Thời gian diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên diễn ra vào 1700 đến những năm đầu 1800. Thời kỳ này con người đã chuyển từ lao động thủ công sang kỹ thuật luyện kim và bắt đầu có các động cơ hoạt động bằng hơi nước.

    Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ I

    Thời đại công nghệ 1.0, nhân loại đã có những phát triển vượt bậc so với trước đó và đạt được các thành quả như:

    • Năm 1733: John Kay đã giúp các thợ dệt tăng năng suất lao động lên gấp đôi thi phát minh ra thoi bay.
    • Năm 1765: James Hargreaves đã giúp công nghiệp kéo sợi phát triển gấp 8 lần khi phát minh chiếc máy kéo sợi.
    • Năm 1769: Richard Arkwright máy kéo sợi tiếp tục cải tiến thành cơ chế hoạt động với sức nước thay vì dùng con người và động vật để kéo.
    • Năm 1784: James Watt đã nghiên cứu và phát minh cơ giới hóa đầu tiên dựa trên hoạt động của động cơ hơi nước.

    Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2

    Thời gian diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp thứ 2 là từ những năm 1870. Đây là thời điểm chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra, các cường quốc công nghiệp như nước Anh, Đức và Hoa Kỳ đổ xô phát minh về kỹ thuật và công nghệ.

    Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2

    Cuộc cách mạng thời đại 2.0 đã mở ra một kỷ nguyên mới về cơ sở điện, cơ khí và chuyển dần sang giai đoạn tự động hóa. Các dây chuyền sản xuất với quy mô lớn đã được ra đời. Thế giới đã có thêm nhiều phát minh vĩ đại về ô tô, máy bay và điện thoại, ngoài ra còn có bóng đèn sợi đốt, tua bin hơi… Sự phát triển này đã thúc đẩy cho vận tải, điện năng và sản xuất thép phát triển mạnh.

    Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3

    Cuộc cách mạng công nghiệp thứ ba phát triển dựa trên tiền đề của công nghệ 2.0 và bắt đầu được khởi động 1950 kéo dài cho đến đến cuối những năm 1970. Kỹ thuật số (Digital Revolution) ra đời ở giai đoạn này và đưa công nghệ, văn minh của loài người lên các công nghệ điện – điện tử – cơ khí hiện đại hơn.

    Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3

    Dưới sự tác động của kỷ nguyên số, kỷ nguyên thông tin bắt đầu phát triển mạnh, nhiều máy móc, cơ sở lưu trữ dữ liệu đã ra đời. Đây là một bước phát triển vượt bậc với chuỗi Internet, máy tính, bộ vi xử lý được ra đời.

    Sự phát triển này đã giúp máy móc được vận hành linh hoạt hơn, tăng tốc độ điều hành và xử lý. Thời đại 3.0 cũng là tiền đề cho đột phá của công nghệ lần thứ 4 – thời đại 4.0. Vậy cuộc cách mạng 4.0 là gì?

    Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4

    Cách mạng công nghiệp 4.0 là gì

    Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (còn được gọi là công nghiệp 4.0, công nghệ 4.0, thời đại 4.0) – đây là cuộc cách mạng công nghiệp đưa Internet of Things (IoT) vào tất cả mọi lĩnh vực. Cách mạng 4.0 này giúp các doanh nghiệp, người vận hành dễ dàng truy cập vào dữ liệu trong thời gian thực để điều hành mọi hoạt động.

    Trong thời đại công nghệ số các công nghệ như AI, Big Data, điện toán đám mây và những công nghệ 3D đã phát triển rất mạnh để các ngành sản xuất, y học, nghiên cứu vũ trụ, đường hàng không… có thể thúc đẩy tăng trưởng, điều hành và kiểm soát công việc một cách chính xác nhất.

    Công nghiệp 4.0 phù hợp với đối tượng nào?

    Để biết được doanh nghiệp bạn có phù hợp để đầu tư vào công nghệ 4.0 hay không? Đầu tiên bạn cần trả lời, doanh nghiệp của mình có thuộc những trường hợp được liệt kê dưới đây không. Nếu bạn đánh dấu hầu hết các mục thì đừng chần chừ nữa mà hãy bắt tay vào việc lựa chọn nhà cung cấp giải pháp công nghiệp 4.0 phù hợp và phân bổ nhân lực để triển khai.

    Mô hình Công nghiệp 4.0 phù hợp với doanh nghiệp nào
    • Doanh nghiệp của bạn đang kinh doanh ngành có độ cạnh tranh đặc thù với nhiều đối thủ đã am hiểu nhiều về công nghệ.
    • Doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc tuyển dụng nhân viên cho các vị trí trống trong công ty.
    • Doanh nghiệp bạn muốn cụ thể, rõ ràng hơn về quá trình chuỗi cung ứng.
    • Muốn xác định vấn đề và giải quyết kịp thời các sự cố, tránh để sự việc trở nên nghiêm trọng.
    • Doanh nghiệp muốn nâng cao hiệu suất làm việc, nâng cao lợi nhuận cho tổ chức.
    • Doanh nghiệp của bạn đang muốn tất cả mọi người trong các phòng ban công ty điều có quan điểm thông tin phù hợp với quy trình hoạt động kinh doanh của tổ chức.
    • Muốn phân tích đa dạng và nhanh chóng hơn.
    • Doanh nghiệp cần hỗ trợ công nghệ 4.0 để số hóa và dễ dàng hiểu được các thông tin.
    • Doanh nghiệp bạn muốn nâng cao trải nghiệm và sự hài lòng của khách hàng.
    • Doanh nghiệp của bạn muốn cải thiện hoặc giữ nguyên chất lượng của sản phẩm/ dịch vụ.
    • Muốn có hệ thống hoạch định nguồn lực cho doanh nghiệp được tích hợp hơn. Không chỉ về kiểm kê – lập kế hoạch, mà còn về vấn đề tài chính, khách hàng, quy trình sản xuất, quản lý chuỗi cung ứng,…
    • Doanh nghiệp muốn có cái nhìn tổng quan và linh hoạt về tình hình hoạt động sản xuất – kinh doanh phù hợp từng người dùng cụ thể tại tổ chức.
    • Muốn thông tin được cập nhật nhanh chóng theo thời gian thực để giúp bạn đưa ra quyết định kịp thời, phù hợp và hiệu quả hơn.

    Và nhìn chung, công nghiệp 4.0 hiện đang được ứng dụng ở đa dạng mọi lĩnh vực, chẳng hạn như: Giáo dục, Smart Home, Ô tô thông minh, IIoT, Hệ thống bán lẻ, Dịch vụ trực tuyến, Y tế , Kinh tế, Tài chính,…

    * Cụ thể ở lĩnh vực giáo dục:

    Sử dụng các công nghệ 4.0 hiện đại như: ứng dụng AI trong giảng dạy, ứng dụng Game trong dạy học, thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR),… vào phương pháp dạy học để tạo ra những trải nghiệm học tập thú vị và hiệu quả.

    Sự ra đời của các phần mềm giáo dục chất lượng giúp tối ưu hóa mọi nghiệp vụ quản lý tại các tổ chức đào tạo hiên nay. Một trong giải pháp số hóa giáo dục hữu hiệu được nhiều đơn vị giáo dục đánh giá cao, phải kế đến là MONA EduCenter – đây là App quản lý trung tâm được phát triển bởi công ty MONA Software (đơn vị có hơn 8+ năm kinh nghiệm trong việc phát triển sản phẩm).

    Sử dụng phần mềm MONA EduCenter sẽ giúp doanh nghiệp:

    • Tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí trong vận hành đơn vị giáo dục.
    • Hệ thống tích hợp đầy đủ các tính năng cần thiết: quản lý thu chi, quản lý tuyển sinh, quản trị các thông tin học viên – lớp học hiệu quả,…
    • Bảo mật thông tin dữ liệu trên hệ thống tuyệt đối.
    • Tích hợp đa nền tảng: Web, Web App, App mobile.

    Và còn vô số tính năng hữu ích khác, chỉ khi bạn trải nghiệm dùng sản phẩm mới thấy được tầm quan trọng của nó.

    Đã có hơn 180+ đơn vị giáo dục lựa chọn sử dụng phần mềm MONA Educenter. Còn bạn thì sao!

    LIÊN HỆ NGAY với MONA  qua Hotline: 1900 636 648 hoặc Email: info@themona.global để được tư vấn chi tiết gói sản phẩm phù hợp nhé!

    Phần mềm quản lý trung tâm đào tạo MONA EduCenter

    Cơ hội của việc áp dụng công nghệ 4.0 vào doanh nghiệp

    Công nghiệp 4.0 là gì? Có thể nói rằng cách mạng 4.0 mở rộng ra một kỷ nguyên hoàn toàn mới cho cả con người và máy móc. Vòng đời sản phẩm – chuỗi cung ứng – bán hàng và các lập trình về kho hàng… đều cần đến mô hình Công nghiệp 4.0.

    Tăng tính cạnh tranh

    Cơ hội của cuộc cách mạng thời đại 4.0 là tăng tính cạnh tranh

    Công nghệ số sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện tối ưu các cơ chế vận hành của máy móc, tối ưu hóa bộ phận nhân sự và tổng hợp, phân tích cơ sở dữ liệu một cách hoàn hảo nhất. Nhờ công nghệ 4.0 doanh nghiệp sẽ có quy trình làm việc chuyên nghiệp hơn để cạnh tranh lành mạnh với các đối thủ cùng lĩnh vực.

    Trong kỷ nguyên công nghệ số với tốc độ phát triển của công nghiệp 4.0 như hiện nay, doanh nghiệp nào không áp dụng kỹ thuật của công nghệ hiện đại 4.0 thì doanh nghiệp đó sẽ bị đẩy lùi về phía sau.

    Thu hút và giữ chân lao động trẻ

    Lao động trẻ đang dần thay thế cho các thế hệ lao động trước đó. Doanh nghiệp ứng dụng nhiều công nghiệp 4.0 sẽ thu hút được lao động trẻ ứng tuyển vào công ty của mình. Công nghiệp hiện đại 4.0 sẽ giữ chân lao động mới giúp doanh nghiệp phát triển bền vững hơn.

    Đồng bộ dữ liệu, thúc đẩy hợp tác giữa các bộ phận

    Công nghiệp 4.0 giúp đồng bộ dữ liệu, thúc đẩy hợp tác giữa các bộ phận

    Quản lý dữ liệu bằng phương thức truyền thống sẽ khó đồng bộ, thất lạc dữ liệu, kết nối công việc giữa các bộ phận rời rạc. Nếu sử dụng các giải pháp công nghệ 4.0 các dữ liệu sẽ được cập nhật và lưu trữ, vận hành theo thời gian thực.

    Các bộ phận sẽ không còn khó khăn trong việc kết nối dữ liệu và có nhiều phương thức liên lạc, phân quyền để điều khiển hệ thống một cách khoa học, logic hơn.

    Giải quyết các vấn đề tiềm ẩn

    Ứng dụng Internet vạn vật (IOTs), Big Data và điện toán đám mây ở cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã giúp cho các doanh nghiệp xử lý được khối lượng dữ liệu lớn, chạy thử nghiệm và phân tích các rủi ro tiềm ẩn để giải quyết nhanh chóng mọi vấn đề.

    Giảm thiểu chi phí, nâng cao năng suất

    Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 giúp giảm thiểu chi phí, nâng cao năng suất

    Quy trình sản xuất và chuỗi cung ứng có sự góp mặt của công nghệ 4.0 từ dây chuyền vận hành cho đến cung ứng sản phẩm ra thị trường sẽ giúp cắt giảm được nhiều chi phí nhân công phổ thông, thúc đẩy phát triển kinh doanh và đưa hàng hóa đến tay người dùng nhanh hơn.

    -> Xem thêm bài viết: Lợi ích của ứng dụng công nghệ vào giáo dục

    Vậy thử thách của thời đại 4.0 là gì? Doanh nghiệp sẽ gặp những khó khăn nào trong thời kỳ đầu dư cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào hệ thống vận hành của mình?

    Các thách thức của doanh nghiệp trong thời đại 4.0

    Các thách thức của doanh nghiệp trong đổi mới công nghệ 4.0 là gì

    Các doanh nghiệp cần cân nhắc những thách thức sẽ gặp phải khi đưa cơ chế công nghiệp 4.0 vào hệ thống quản lý, vận hành của mình. Chẳng hạn như:

    Cơ sở hạ tầng và năng lực

    Doanh nghiệp sẽ cần một cơ sở hạ tầng vận hành tương thích với công ngiệp 4.0. Các máy móc phải kết nối được với điều khiển từ xa, hệ thống Internet vạn vật (IOTs), Big Data… Ngoài ra, doanh nghiệp sẽ cần đến một số lao động có năng lực cao để am hiểu và điều hành hệ thống máy móc hiện đại.

    Chi phí đầu tư khổng lồ

    Chi phí đầu tư vào hệ thống sản xuất, điều hành phù hợp với công nghệ 4.0 khá lớn. Do đó, doanh nghiệp cần lên kế hoạch chi tiết các vấn đề và lựa chọn giải pháp công nghệ hiện đại tối ưu v với ngân sách nhất. Ngoài ra, còn cần đến các biện pháp bảo mật thông tin doanh nghiệp, thông tin khách hàng…

    Câu hỏi thường gặp

    3 trụ cột chính của công nghệ 4.0 là gì?

    Những trụ cột chính của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bao gồm:

    • Trí tuệ nhân tạo AI là thực thể được dùng để thay thế cho trí thông minh và những tính toán của con người. AI sẽ được lập trình sẵn để hỗ trợ con người thực hiện các hoạt động điều khiển, kiểm soát công việc và thực hiện các lệnh dựa trên thời gian thực được con người cài đặt lên chúng. Trí tuệ AI hiện nay được dùng để chat tự động, làm máy móc tự động và còn được phát triển trong cả y học, khoa học không gian, máy móc sản xuất…
    • Internet vạn vật (IOTs) được sử dụng để kết nối các chiều không gian, tạo nên thế giới phẳng hoạt động liên tục và kết nối nhanh chóng dựa trên việc truyền tải dữ liệu. Khoảng cách làm việc, tương tác của con người được rút ngắn hoàn toàn, không còn chịu nhiều tác động từ không gian, vị trí địa lý hay thời gian như trước đây.
    • Công nghệ Big Data là hệ thống lưu trữ thông tin, truyền tải dữ liệu, nghiên cứu thị trường và phân tích thông tin mang tính chính xác cao. Hầu hết mọi ngành nghề, lĩnh vực trong thời đại 4.0 đều cần đến Big Data.

    Thông tin dữ liệu doanh nghiệp của tôi có đảm bảo an toàn không?

    Hầu như các nền tảng công nghiệp 4.0 chất lượng đều đảm bảo vấn để bảo mật thông tin. Với MONA EduCenter, bạn hoàn toàn yên tâm vì chúng tôi luôn đặt vấn đề này lên hàng đầu khi phát triển sản phẩm.

    Đặc biệt, phần mềm MONA EduCenter sở hữu công nghệ bảo mật hiện đại và có biện pháp xử lý các vấn đề tấn công mạng kịp thời.

    Các thông tin về công nghệ 4.0 là gì, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại những cơ hội gì cho doanh nghiệp đã được MONA chia sẻ chi tiết ở nội dung bài viết bên trên. Hy vọng bài viết này đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích giúp bạn đưa ra giải pháp kịp thời để phát triển doanh nghiệp đạt kết quả cao nhất.

    ->Có thể bạn quan tâm: Những thách thức và nguy cơ khi chuyển đổi số trong giáo dục

    Dịch vụ thiết kế
    website chuyên nghiệp

    Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
    mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!

    Liên hệ Mona