Hosting

18 Tháng Ba, 2023

IP là gì? Cách tra cứu IP address trên điện thoại, máy tính nhanh chóng

Địa chỉ IP là một thuật ngữ không quá xa lạ với người dùng thường xuyên sử dụng thiết bị công nghệ kết nối với internet. Mỗi một thiết bị như điện thoại thông minh, laptop, máy tính và server đều có một địa chỉ IP riêng biệt. Và để bạn hiểu hơn về tầm quan trọng của IP address trong đời sống thực tế, trong bài viết này MONA Media chia sẻ cho bạn tất tần tật thông tin về IP, cùng theo dõi nhé. 

Địa chỉ IP là gì?

Địa chỉ IP được viết tắt từ cụm từ Internet Protocol, đây là giao thức mạng Internet. IP address là địa chỉ mạng duy nhất để những thiết bị công nghệ nhận diện và liên lạc với nhau trên hệ thống mạng máy tính thông qua giao thức internet. Cụ thể, địa chỉ IP hoạt động như một mã định danh cho phép việc trao đổi thông tin giữa các thiết bị diễn ra một cách hiệu quả: IP address cung cấp thông tin vị trí để các thiết bị có thể tiếp cận và giao tiếp.

Địa chỉ IP là gì?

Khi kết nối vào Internet, cần phải có phương pháp để phân biệt giữa những máy tính khác nhau, bộ định tuyến (router) cũng như các trang web. Địa chỉ IP đóng vai trò quan trọng trong việc này và trở thành một phần không thể thiếu trong cấu trúc hoạt động của Internet. Địa chỉ IP được biểu thị dưới dạng một chuỗi số, được ngăn cách bởi dấu chấm.

Ví dụ về địa chỉ IP có thể là 192.158.1.39. 

Mỗi một số trong dãy số IP được chọn ngẫu nhiên trong khoảng từ 0 đến 255. Do đó, toàn bộ phạm vi của địa chỉ IP sẽ nằm trong khoảng từ 0.0.0.0 cho đến 255.255.255.255. Trong cơ cấu hoạt động của ICANN, có một phần quan trọng được gọi là Internet Assigned Numbers Authority (IANA), chịu trách nhiệm cho việc thiết kế và áp dụng các phương pháp toán học nhằm phân bổ địa chỉ IP. 

ICANN là một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập tại Hoa Kỳ vào năm 1998 với mục tiêu duy trì sự an toàn và bảo mật cho không gian mạng, đảm bảo mọi người đều truy cập và sử dụng Internet dễ dàng. 

Khi người dùng đăng ký tên miền trên Internet, họ sẽ thực hiện thông qua một đơn vị cung cấp dịch vụ tên miền. Để hoàn tất quá trình này, người dùng sẽ cần thanh toán một khoản phí cho nhà cung cấp tên miền để hoàn tất quy trình đăng ký domain.

Các phiên bản IP address 

Hiện nay có 2 phiên bản của Internet Protocol được phát triển và sử dụng trong quá trình phát triển của Internet gồm: Internet Protocol version 4 và Internet Protocol version 6.

IPv4 là gì?

IPv4, hay còn gọi là Internet Protocol phiên bản 4, là giao thức thứ tư trong số các giao thức Internet, được thiết kế nhằm xác định và truyền tải dữ liệu giữa các thiết bị trên mạng. Giao thức này thường được gọi là TCP/IP, thuộc về lớp Internet trong mô hình OSI. IPv4 là phiên bản chính thức đầu tiên của IP và là nền tảng được sử dụng phổ biến để kết nối mạng trên toàn cầu.

IPv4 là gì?

Địa chỉ IPv4 được biểu diễn dưới dạng bốn nhóm số thập phân, được phân cách bởi dấu chấm. Mỗi nhóm sẽ gồm 8 bit dữ liệu, và 32 bit được chia đều cho bốn nhóm. Mỗi một nhóm là một octet, tức là một tập hợp 8 bit nhị phân. Giá trị của mỗi octet có thể nằm trong khoảng từ 0 (tất cả 8 bit đều bằng 0) đến 255 (tất cả 8 bit đều bằng 1), tức là có tổng cộng 256 giá trị.

Địa chỉ IP IPv4 được phân chia thành hai phần: phần mạng và phần host.

  • Phần mạng xác định mạng mà thiết bị đang kết nối, cho biết địa chỉ mạng của thiết bị và cho phép các thiết bị trong cùng một mạng giao tiếp trực tiếp với nhau. 
  • Phần host là địa chỉ của từng thiết bị trong mạng, giúp các thiết bị trong cùng một mạng trao đổi thông tin. 

Việc chia nhỏ địa chỉ IP thành hai phần mạng và host hỗ trợ cho quá trình định tuyến và nhận diện các thiết bị.

IPv6 là gì?

IPv6 là phiên bản thứ sáu và cũng là phiên bản IP mới nhất của giao thức IP. Được phát triển bởi IETF, Internet Protocol version 6 được thiết kế nhằm giải quyết vấn đề thiếu hụt địa chỉ IPv4. Phiên bản IP address này có nhiều cải tiến hơn và đang được sử dụng phổ biến.

IPv6 có độ dài 128 bit để mã hóa thông tin, do đó phiên bản này cung cấp nhiều địa chỉ mạng hơn so với IPv4. Theo ước tính, nó có khả năng cung cấp tới (4*10^4)^4 (4 tỷ mũ 5) địa chỉ IP cùng lúc. Với sự phát triển vượt trội trong lĩnh vực công nghệ thông tin, việc triển khai địa chỉ IP phiên bản IPv6 ngày càng trở nên cần thiết để khắc phục tình trạng thiếu hụt địa chỉ IPv4.

IPv6 là gì?

Tuy nhiên, do vấn đề tương thích với các thiết bị cũ, quá trình chuyển đổi từ IPv4 sang IPv6 gặp nhiều thách thức. Vì vậy, các tổ chức đã lập ra một kế hoạch chuyển đổi từ địa chỉ IPv4 sang IPv6, dự kiến sẽ bắt đầu từ năm 2019 đến năm 2033.

Địa chỉ IPv6 mang lại một số cải tiến đáng kể so với IPv4, bao gồm:

  • Không gian địa chỉ mở rộng: Độ dài địa chỉ tăng từ 32 bit lên 128 bit.
  • Cải tiến Header giao thức: Tối ưu hóa hiệu suất trong việc chuyển tiếp gói tin.
  • Tự động cấu hình không trạng thái: Cho phép các nút mạng tự xác định địa chỉ của chúng.
  • Multicast: Nâng cao khả năng truyền tải một chiều hiệu quả.
  • Jumbograms: Hỗ trợ các gói tin có kích thước lớn hơn và hiệu quả hơn.
  • Bảo mật lớp mạng: Cung cấp tính năng xác thực và mã hóa trong truyền thông.
  • Chất lượng dịch vụ (QoS): Đánh dấu và ưu tiên các gói tin nhằm kiểm soát lưu lượng trong mạng.
  • Anycast: Áp dụng địa chỉ không cấu trúc đặc biệt để phục vụ cho các dịch vụ dự phòng.
  • Tính di động: Giúp quản lý thiết bị di động dễ dàng hơn và thuận tiện hơn khi di chuyển giữa các khu

>> So sánh hai giao thức mạng trên Internet IPv4 và IPv6

Vai trò của địa chỉ IP

Địa chỉ IP có vai trò cung cấp danh tính cho các thiết bị được kết nối mạng internet giúp cho thiết bị trên internet giao tiếp, nhận diện và hỗ trợ việc trao đổi thông tin giữa chúng. Giao thức Internet hoạt động tương tự như những ngôn ngữ khác, giao tiếp thông qua những quy tắc đã được thiết lập để truyền tải thông tin. Giao thức Internet cho phép thiết bị điện tử tìm kiếm, gửi và trao đổi dữ liệu với những thiết bị khác. Nhờ vào việc sử dụng ngôn ngữ chung, bất kỳ máy tính nào, dù ở đâu, cũng có thể kết nối với nhau.

Vai trò của địa chỉ IP

Bên cạnh đó, địa chỉ IP còn là nền tảng được ứng dụng cho nhiều dịch vụ trực tuyến. Từ email, duyệt web, gọi video cho đến phát trực tuyến, mọi dịch vụ đều cần địa chỉ IP để thiết lập kết nối và truyền tải dữ liệu giữa các thiết bị.

Chẳng hạn, khi bạn muốn gửi hàng hóa cho một ai đó, bạn cần biết thông tin địa chỉ nhà chính xác để gửi hàng. Tương tự, địa chỉ IP hoạt động giống như địa chỉ nhà của bạn, giúp định tuyến dữ liệu chính xác đến đích mong muốn. Khi bạn truy cập một trang web, máy tính của bạn sử dụng DNS để tìm ra địa chỉ IP của máy chủ lưu trữ trang web đó.

Cấu trúc của địa chỉ IP là gì?

Địa chỉ IP được tạo thành từ một bộ bốn số, mỗi số được ngăn cách bằng một dấu chấm (.). Địa chỉ IP được phân làm 5 lớp A, B, C, D và E, mỗi lớp sẽ có cấu trúc và chức năng khác nhau, sử dụng cho nhiều mục đích trong quá trình phân phối địa chỉ cho các thiết bị kết nối internet.

Cấu trúc của địa chỉ IP là gì?

Địa chỉ IP lớp A

Bao gồm các địa chỉ IP có octet đầu tiên mang giá trị từ 1 đến 126. Đây là lớp IP thường được phân bổ cho các tổ chức lớn trên thế giới. Địa chỉ IP lớp A sẽ bắt đầu từ 1.0.0.1 đến 126.0.0.0.

Địa chỉ IP lớp B

Bao gồm các địa chỉ IP có giá trị octet nằm trong khoảng từ 128 đến 191. Địa chỉ IP lớp B sẽ dành cho các tổ chức hạng trung trên toàn thế giới. Các địa chỉ IP của lớp B bắt đầu từ 128.1.0.0 đến 191.254.0.0.

Địa chỉ IP lớp C

Bao gồm các địa chỉ IP có giá trị octet đầu tiên nằm trong khoảng giá trị từ 192 đến 223. Địa chỉ IP lớp C thường được sử dụng trong các tổ chức nhỏ, trong đó có cả máy tính cá nhân. Lớp C sẽ có dải địa chỉ từ 192.0.1.0 đến 223.255.254.0.

Địa chỉ IP lớp D

Bao gồm các địa chỉ IP có giá trị octet đầu tiên nằm trong khoảng từ 224 đến 239. Địa chỉ IP lớp D có 4 bit đầu tiên luôn là 1110. Lớp D thường được dành cho phát các thông tin (multicast/broadcast) và có dải địa chỉ trải dài từ 224.0.0.0 đến 239.255.255.255.

Địa chỉ IP lớp E

Bao gồm các địa chỉ IP có giá trị octet đầu tiên có giá trị từ 240 đến 255. Địa chỉ IP lớp E có 4 bit đầu tiên luôn là 1111. Lớp này thường được dành riêng cho việc nghiên cứu và sẽ có địa chỉ từ 240.0.0.0 đến 254.255.255.255. 

Loopback

Khác với các 5 lớp trên, lớp này sẽ có địa chỉ 127.x.x.x và được ứng dụng để kiểm tra vòng lặp quy hồi (loopback). Thực tế, các địa chỉ lớp A, lớp B và lớp C là được sử dụng rộng rãi để cài đặt cho các nút mạng. Địa chỉ lớp D thường dùng tại một số ứng dụng dạng truyền thông đa phương tiện. Riêng lớp E vẫn vẫn đang được thí nghiệm và dự phòng cho những dự án phát triển trong tương lai.
>> Địa chỉ IP 127.0.0.1 là gì?

Subnet Mask là gì?

Subnet mask (mặt nạ mạng con) là chuỗi số được biểu thị dưới dạng 32 bit hoặc 128 bit, được sử dụng để phân đoạn IP address trên mạng TCP/IP. Subnet Mask có vai trò phân chia một địa chỉ IP thành phần mạng (Network) và phần máy chủ (Host).

Subnet Mask là gì?

Quá trình phân chia hosting của IP thành nhiều mạng con giúp quá trình quản lý và bảo mật hiệu quả hơn.

  • Subnet mask bao gồm tất các bit mạng, các bít mạng có giá trị 1, còn bit host có giá trị 0
  • Những thiết bị dùng chung một hệ thống mạng sẽ có subnet mask chung
  • Bộ định tuyến dùng phép AND logic để xác định phần mạng và phần máy chủ của một địa chỉ IP.

Nhờ vào việc sử dụng subnet mask, một mạng lớn được chia thành nhiều mạng con nhỏ hơn, giúp cho việc quản lý và định tuyến lưu lượng mạng hiệu quả hơn.

Những subnet mask phổ biến nhất trong IPv4 là /24 (255.255.255.0) và /16 (255.255.0.0), đối với IPv6, subnet mask thường được biểu diễn dưới dạng 128 bit.

Phân loại địa chỉ IP

Hiện nay có 4 loại địa chỉ IP phổ biến là IP Public, IP Private, IP Static và IP Dynamic. Mỗi loại IP address có thể là IPv4 hoặc IPv6. 

IP Private Address (Địa chỉ IP cá nhân)

Địa chỉ IP Private hay còn được gọi là địa chỉ IP nội bộ. Đây là địa chỉ riêng được sử dụng phổ biến để kết nối các thiết bị trong nội bộ mạng LAN như mạng gia đình, công ty, văn phòng, trường học…IP Private có thể tự thiết lập địa chỉ cá nhân bằng phương thức thủ công hoặc bộ định tuyến thiết lập tự động. IP nội bộ sẽ không kết thể kết nối trực tiếp Internet hoặc kết nối với các máy tính bên ngoài hệ thống.

IP Private Address

Dải địa chỉ IP cá nhân gồm:

  • Lớp A: 10.0.0.0 đến 10.255.255.255
  • Lớp B: 172.16.0.0 đến 172.31.255.255
  • Lớp C: 192.168.0.0 đến 192.168.255.255

IP Public Address (Địa chỉ IP cộng đồng)

Là địa chỉ IP do ISP cung cấp cho phép các thiết bị kết nối với toàn bộ mạng và thường được sử dụng trong gia đình hoặc tổ chức, doanh nghiệp để kết nối Internet. Địa chỉ IP Public là yếu tố thiết yếu để các thiết bị có thể kết nối và giao tiếp với mạng Internet toàn cầu. Sử dụng địa chỉ IP cộng đồng, người dùng có thể kiểm soát được những thiết bị có trong danh mục được phép truy cập vào hệ thống mạng.

IP Public Address

IP Static Address (Địa chỉ IP tĩnh)

Là địa chỉ được gán cố định dành riêng cho một người hoặc một nhóm sử dụng. Ưu điểm của IP tĩnh là có thể truy cập website nhanh chóng, giúp tăng tốc độ truy cập Internet, dễ dàng theo dõi, quản lý và download file. Địa chỉ IP tĩnh là địa chỉ cố định nên thường được cấp cho một máy chủ để nhiều người có thể truy cập ổn định.

IP Static Address

 IP Dynamic Address (Địa chỉ IP động)

Là địa chỉ IP có thể thay đổi, ngược lại với địa chỉ IP tĩnh. Các IP động sẽ được gán tự động cho từng kết nối như điện thoại thông minh, máy tính,…Đây là loại IP được ứng dụng rộng rãi và phổ biến. Việc cấp IP động của các nhà cung cấp nhằm tiết kiệm nguồn địa chỉ IP đang cạn kiệt hiện nay.

 IP Dynamic Address

Ưu nhược điểm của địa chỉ IP

Địa chỉ mạng IP là giao thức kết nối internet quan trọng trong hệ thống mạng máy tính. IP address giúp quản lý hệ thống mạng hiệu quả hơn, song song với đó, cũng tồn tại nhiều hạn chế. MONA Media sẽ chia sẻ cho bạn những ưu nhược điểm riêng của IP để bạn hiểu rõ hơn.

Ưu điểm của IP address

  • Cung cấp một mã định danh duy nhất cho từng thiết bị trong mạng, giúp phân biệt rõ ràng giữa các thiết bị khác nhau, đảm bảo dữ liệu được truyền tải chính xác.
  • Hỗ trợ định tuyến thông tin qua các mạng khác nhau, cho phép các thiết bị ở những vị trí địa lý xa xôi vẫn có thể kết nối và giao tiếp với nhau trên Internet.
  • Với sự phát triển của IPv6, địa chỉ IP cung cấp một lượng lớn địa chỉ khả dụng, mở rộng khả năng kết nối cho các thiết bị mới.
  • Giúp quá trình quản lý tài nguyên mạng hiệu quả hơn

Nhược điểm của IP address

  • Địa chỉ IPv4 đang dần trở nên khan hiếm: Thiết bị kết nối ngày càng nhiều khiến cho địa chỉ IPv4 dần cạn kiệt, gây khó khăn trong việc cấp phát địa chỉ IP cho các thiết bị cần thiết.
  • Thiếu tính bảo mật: Địa chỉ IP không đảm bảo an toàn cho dữ liệu khi được truyền qua mạng. Nếu không sử dụng các giao thức bảo mật bổ sung như VPN hoặc HTTPS, dữ liệu có thể bị theo dõi hoặc bị chặn.
  • Dễ bị tấn công mạng: Các địa chỉ IP có thể trở thành mục tiêu cho những cuộc tấn công mạng như DDoS, hacker sẽ gửi một lượng lớn yêu cầu đến địa chỉ IP cụ thể để làm tắc nghẽn mạng.
  • Quản lý phức tạp: Đối với các mạng lớn, việc quản lý địa chỉ IP có thể phức tạp hơn, đặc biệt là khi cần theo dõi và duy trì cả địa chỉ IP tĩnh lẫn động.
  • Vấn đề về quyền riêng tư: Địa chỉ IP có thể sử dụng với mục đích theo dõi hành vi trực tuyến của người dùng. Các trang web và dịch vụ trực tuyến có thể dựa vào địa chỉ IP để xác định vị trí địa lý và thói quen truy cập của người dùng

Ứng dụng của địa chỉ IP

Địa chỉ IP có vai trò quan trọng trong hệ thống mạng, bên cạnh nhiều ưu điểm nổi bật mà IP giúp cho người dùng. Thì tồn tại những rủi ro trên internet như việc hacker sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau như social engineering và online stalking, để lấy địa chỉ IP thực hiện nhiều mục đích khác nhau. 

Ứng dụng của địa chỉ IP

Online stalking

Hacker có thể theo dõi địa chỉ IP của bạn bằng cách quan sát hoạt động trên internet. Bất kỳ hành động trực tuyến nào cũng có thể bị tiết lộ như chơi game hay bình luận trên diễn đàn hay trang web dễ bị tiết lộ.

Khi đã có được địa chỉ IP, hacker sẽ truy cập vào trang web chuyên theo dõi địa chỉ IP, chẳng hạn như whatismyipaddress.com, để thu thập thông tin về vị trí của bạn. Hacker cũng có thể tham khảo tham chiếu thêm các dữ liệu mã nguồn mở khác để xác minh xem địa chỉ IP đó có thực sự liên quan đến bạn hay không. Tiếp theo, hacker tìm kiếm thông tin trên LinkedIn, Facebook hoặc các mạng xã hội khác để biết nơi bạn sống và đối chiếu với khu vực mà địa chỉ IP đã xác định. Khi biết được địa chỉ IP của bạn, hacker có khả năng tiến hành các cuộc tấn công mạng nhằm thông qua việc giả danh tính của bạn.

Tải xuống nội dung bất hợp pháp bằng địa chỉ IP của bạn

Hacker có thể lợi dụng các địa chỉ IP bị tấn công để thực hiện các hành vi bất hợp pháp như tải xuống nội dung trái phép hoặc thực hiện các cuộc tấn công mạng khác. Việc này không chỉ làm ảnh hưởng đến uy tín của các nạn nhân mà còn có nguy cơ bị truy tố pháp lý.

Theo dõi vị trí thiết bị của bạn

Địa chỉ IP của bạn có thể cung cấp thông tin về vị trí địa lý của bạn, như khu vực hoặc thành phố bạn đang ở. Dù không thể xác định chính xác địa chỉ nhà, nhưng những hacker vẫn có thể kết hợp thêm thông tin từ địa chỉ IP với dữ liệu từ mạng xã hội để thu thập thêm thông tin về bạn. 

Trực tiếp tấn công mạng

Hacker có thể thực hiện nhiều cuộc tấn công mạng, điển hình là tấn công DDoS. Đây là một mối đe dọa mạng phổ biến, trong đó hacker sẽ lợi dụng các thiết bị đã bị xâm nhập để gửi lượng lớn yêu cầu đến một máy chủ hoặc hệ thống cụ thể. Việc này sẽ làm cho máy chủ bị quá tải, không thể xử lý lượng truy cập tăng đột ngột, dẫn đến gián đoạn hoặc ngừng cung cấp dịch vụ.

Tấn công thiết bị của bạn

Mỗi thiết bị kết nối internet đều sử dụng địa chỉ IP và các cổng (ports) để giao tiếp với các dịch vụ và ứng dụng khác. Hacker có thể lợi dụng các cổng mở để xâm nhập vào hệ thống của bạn nhằm cài đặt những phần mềm độc hại trên thiết bị.

Cách kiểm tra IP address

Thông thường địa chỉ IP của một máy tính được xác định thông qua IP nội bộ và IP cộng đồng. Cách check IP cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện vài thao tác là có thể xem được địa chỉ IP theo các bước dưới đây. 

Check địa chỉ IP nội bộ

Bước 1: Chọn Start Menu và truy cập Control Panel

Chọn Start Menu và truy cập Control Panel. 

Bước 2: Nhấn chọn View network status and tasks.      

Nhấn chọn View network status and tasks.      

Bước 3: Chọn phần mạng mà mình đang truy cập và nhấn chọn Details

Bước 4: Dòng IPv4 Address chính là IP nội bộ của bạn trong hệ thống.      

Dòng IPv4 Address chính là IP nội bộ của bạn trong hệ thống.      

Ngoài ra, bạn có thể xác định địa chỉ IP trên máy tính nhanh hơn bằng cách sử dụng Command Prompt.      

Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở Run. Nhập CMD 

Bước 2: Nhập lệnh “ipconfig” để tìm địa chỉ IP. Dòng IPv4 Address trong cửa sổ hiện lên chính là địa chỉ IP của bạn.

Nhập lệnh “ipconfig” để tìm địa chỉ IP. Dòng IPv4 Address trong cửa sổ hiện lên

Cách kiểm tra địa chỉ IP Public

Để check địa chỉ IP công cộng nhanh chóng, hãy truy cập www.whatismyip.com. Tra cứu IP trên website này không chỉ cho bạn biết địa chỉ IP của bạn mà còn cho thấy nhà cung cấp và vị trí của bạn trên bản đồ.

Cách kiểm tra địa chỉ IP Public

Hướng dẫn ẩn địa chỉ IP

Như đã đề cập ở trên, địa chỉ IP là địa chỉ duy nhất và không thể trùng lặp. Mặc dù IP được cung cấp không gắn trực tiếp với thiết bị nhưng bạn vẫn nên cẩn thận bởi khi lộ địa chỉ IP có thể khiến bạn bị đánh cắp thông tin cá nhân. Chẳng hạn khi bạn đi chơi ở cửa hàng tiện lợi hay quán cà phê, nếu sử dụng Internet thì địa chỉ IP của bạn sẽ được hiển thị và lưu lại. Hacker lợi dụng, xâm nhập địa chỉ này và đánh cắp các thông tin cá nhân và truy cập vào các tài khoản của bạn nhằm mục đích lừa gạt. Một trong những cách hiệu quả nhất để đề phòng những trường hợp này xảy ra là ẩn địa chỉ IP. Phương pháp sẽ giúp bạn không bị rò rỉ thông tin cá nhân hay bị tiết lộ địa chỉ. 

Vì sao nên ẩn IP address?

Ẩn địa chỉ IP là một trong những biện pháp để bảo vệ quyền riêng tư và tăng cường an ninh mạng. Khi kết nối Internet công cộng, đặc biệt ở các địa điểm công cộng như quán cà phê hoặc cửa hàng tiện lợi, địa chỉ IP thiết bị của bạn có thể bị ghi lại và trở thành mục tiêu tấn công của các hacker. 

Chỉ với địa chỉ IP, kẻ xấu có thể thực hiện nhiều hành vi nguy hiểm như theo dõi hoạt động trực tuyến, lừa đảo, hoặc chiếm đoạt dữ liệu cá nhân. Ẩn địa chỉ IP giúp bạn không bị theo dõi, giảm nguy cơ bị tấn công mạng, và giữ cho thiết bị của mình an toàn. Đây là giải pháp hiệu quả để bảo vệ thông tin cá nhân và tránh các mối đe dọa tiềm tàng từ Internet.

Sử dụng Proxy Server ẩn IP address

Máy chủ proxy là một máy chủ trung gian giúp định tuyến lưu lượng truy cập của bạn. Khi truy cập internet, máy chủ mục tiêu chỉ nhận diện địa chỉ IP của máy chủ proxy, không phải địa chỉ IP cá nhân của bạn. Thông tin từ các máy chủ đó sẽ được gửi về proxy server trước khi được chuyển tiếp đến bạn. Một điểm cần lưu ý là một số dịch vụ có thể theo dõi hoạt động của bạn qua proxy, vì vậy bạn cần phải xem xét độ tin cậy của nó. Ngoài ra, tùy thuộc vào cách thức sử dụng, hacker cũng có khả năng chèn quảng cáo vào trình duyệt.

Sử dụng Proxy Server ẩn IP address

Sử dụng mạng riêng ảo ẩn IP address

Khác với sử dụng máy chủ Proxy, khi sử dụng VPN ẩn địa chỉ IP, mạng riêng ảo sẽ chuyển hướng lưu lượng truy cập Internet của bạn qua một máy chủ riêng tư khác. Địa chỉ IP thực của bạn cũng sẽ được ẩn trên các trang web truy cập, thay vào đó là IP của máy chủ. Với VPN, bạn có thể sử dụng địa chỉ IP từ nhiều quốc gia khác nhau do các máy chủ VPN thường trải khắp toàn cầu. Việc sử dụng VPN cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần download ứng dụng và vài click chuột để đổi IP. 

Sử dụng mạng riêng ảo ẩn IP address

Cách xem địa chỉ IP trên máy tính Windows, MacBook

Tra cứu địa chỉ IP trên máy tính Windows và MacBook cụ thể như sau:

Cách xem địa chỉ IP trên máy tính Windows

Cách 1: Sử dụng Command Prompt

  • Nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thoại Run.
  • Nhập Cmd và nhấn OK để mở cửa sổ Command Prompt.
  • Trong cửa sổ Command Prompt, gõ lệnh ipconfig và nhấn Enter. Địa chỉ IP của máy tính sẽ hiển thị bên cạnh mục IPv4 Address.

Cách 2: Sử dụng Task Manager

Nhấp chuột phải vào thanh Taskbar và chọn Task Manager.

Nhấp chuột phải vào thanh Taskbar và chọn Task Manager.

Trong cửa sổ Task Manager, chuyển sang tab Performance. Chọn Wifi (nếu bạn dùng mạng không dây). Địa chỉ IP sẽ được hiển thị ở mục IPv4 Address.

Trong cửa sổ Task Manager, chuyển sang tab Performance. Chọn Wifi

Hai cách trên đều đơn giản và nhanh chóng, giúp bạn dễ dàng kiểm tra địa chỉ IP trên máy tính Windows.

Cách xem địa chỉ IP trên máy tính MacBook

Cách 1: Kiểm tra trong System Preferences

Nhấp vào logo Apple ở góc trái trên cùng màn hình, sau đó chọn System Preferences.

Nhấp vào logo Apple ở góc trái trên cùng màn hình, sau đó chọn System Preferences.

Trong cửa sổ System Preferences, chọn mục Network (Mạng).

Trong cửa sổ System Preferences, chọn mục Network (Mạng).

Địa chỉ IP của MacBook sẽ hiển thị phía dưới dòng Trạng thái của mạng bạn đang kết nối.

Địa chỉ IP của MacBook sẽ hiển thị phía dưới dòng Trạng thái của mạng bạn đang kết nối.

Cách 2: Sử dụng Terminal

Nhấn tổ hợp phím Cmd + Space để mở Spotlight Search, sau đó nhập Terminal và nhấn Enter.

Trong cửa sổ Terminal, gõ lệnh:

ifconfig | grep 'inet ' | grep -v 127.0.0.1

Nhấn Enter để thực thi lệnh.

Trong cửa sổ Terminal, gõ lệnh:

ifconfig | grep 'inet ' | grep -v 127.0.0.1

Địa chỉ IP của MacBook sẽ là dãy số xuất hiện sau từ inet trong kết quả lệnh.

Cả hai cách trên đều đơn giản và phù hợp để kiểm tra địa chỉ IP trên MacBook một cách nhanh chóng.

Cách xem địa chỉ IP trên điện thoại Android, iPhone

Để tra cứu địa chỉ IP ngay trên điện thoại Android hoặc iPhone, bạn có thể làm theo các bước sau:

Tra cứu địa chỉ IP công cộng trên điện thoại 

Cách kiểm tra địa chỉ IP công cộng trên điện thoại Android và iPhone:

Trên điện thoại Android:

  • Mở trình duyệt trên điện thoại.
  • Nhập từ khóa “what is my IP” vào thanh tìm kiếm của Google và nhấn Enter.
  • Google sẽ hiển thị địa chỉ IP công cộng của bạn ngay ở đầu trang kết quả.

Trên điện thoại iPhone:

  • Mở trình duyệt web trên iPhone.
  • Truy cập vào trang web https://www.whatismyip.com.
  • Địa chỉ IP công cộng của iPhone sẽ được hiển thị ngay trên giao diện trang web.

Lưu ý: Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các trang web khác như https://www.ipchicken.com hoặc https://whatismyipaddress.com để kiểm tra địa chỉ IP công cộng của mình. Cách này áp dụng được cả trên điện thoại lẫn máy tính bảng.

Tra cứu địa chỉ IP cá nhân trên điện thoại 

Cách 1: Tra cứu IP address trên điện thoại iPhone

  • Mở ứng dụng Cài đặt trên iPhone.
  • Chọn mục Wi-Fi.
  • Nhấn vào tên mạng Wifi mà bạn đang kết nối.
  • Địa chỉ IP cá nhân của iPhone sẽ hiển thị tại mục Địa chỉ IP trong phần Thông tin mạng.
Tra cứu IP address trên điện thoại iPhone

Cách này đơn giản và nhanh chóng, giúp bạn dễ dàng kiểm tra địa chỉ IP trực tiếp trên điện thoại.

Cách 2: Tra cứu IP address cá nhân trên điện thoại Android

  • Mở Cài đặt trên điện thoại Android của bạn.
  • Cuộn xuống và chọn mục Giới thiệu về điện thoại (About phone).
  • Chọn tiếp mục Trạng thái (Status).
  • Tại đây, địa chỉ IP cá nhân của điện thoại sẽ hiển thị ở dòng IP Address.
Tra cứu IP address cá nhân trên điện thoại Android

Cách kiểm tra địa chỉ IP bằng TrueIP

Bước 1: Truy cập vào trang https://www.haztek-software.com/applications/trueip. Tải xuống phiên bản mới nhất của phần mềm.

Bước 2: Cài đặt phần mềm

Mở file cài đặt vừa tải về. Nếu xuất hiện cảnh báo Windows Protected Your PC, nhấn More Info, sau đó chọn Run Anyway để tiếp tục.

Nếu xuất hiện cảnh báo Windows Protected Your PC, nhấn More Info, sau đó chọn Run Anyway để tiếp tục.

Đồng ý với các điều khoản bằng cách tích vào I Accept The Agreement, sau đó nhấn Next.

Chọn vị trí lưu trữ (nếu cần) hoặc nhấn Next để giữ mặc định.

Chọn vị trí lưu trữ (nếu cần) hoặc nhấn Next để giữ mặc định.

Chọn vị trí lưu trữ (nếu cần) hoặc nhấn Next để giữ mặc định.

Nhấn Install và chờ quá trình cài đặt hoàn tất.

Nhấn Install và chờ quá trình cài đặt hoàn tất.

Nhấn Finish để hoàn tất cài đặt.

Nhấn Finish để hoàn tất cài đặt.

Bước 3: Khởi động phần mềm TrueIP và đọc thông số IP. Giao diện sẽ hiển thị các thông số chính:

Giao diện sẽ hiển thị các thông số chính:
  • Local Address: Địa chỉ IP nội bộ trong mạng LAN (thường ở dạng 192.168.x.x).
  • External Address: Địa chỉ IP công cộng được sử dụng khi kết nối Internet.

Bước 4: Lưu trữ hoặc chia sẻ thông tin IP

Nhấn Copy All Information để sao chép toàn bộ thông tin IP ( IP Local và IP External). Bạn có thể lưu trữ hoặc chia sẻ các thông tin này khi cần.

Bước 5: Nhấn chuột phải vào biểu tượng TrueIP trên thanh Taskbar, chọn Options.

Nhấn chuột phải vào biểu tượng TrueIP trên thanh Taskbar, chọn Options.

Trong giao diện Options, bạn có thể:

  • General: Tùy chỉnh hiển thị thông báo pop-up, khởi động cùng Windows hoặc chạy ở chế độ ẩn.
  • Check Frequency: Đặt tần suất kiểm tra IP.
  • Bật tính năng thông báo khi địa chỉ IP thay đổi hoặc lưu trữ log file.

Phần mềm TrueIP không chỉ giúp bạn kiểm tra địa chỉ IP nhanh chóng mà còn cung cấp nhiều tính năng hữu ích như thông báo thay đổi IP và quản lý lịch sử IP.

tính năng hữu ích như thông báo thay đổi IP và quản lý lịch sử IP.

Hướng dẫn tra cứu vị trí địa lý thông qua IP address

Truy cập các trang web tra cứu IP một số trang web uy tín: IP Location, IP Info và IP Stack. Tại giao diện chính của trang web, tìm ô Search hoặc Enter IP Address. Nhập địa chỉ IP bạn muốn xác định vị trí vào ô tìm kiếm và nhấn Enter hoặc nút Search.

Các thông tin phổ biến mà dịch vụ cung cấp:

  • Quốc gia và thành phố: Vị trí địa lý của IP.
  • Vĩ độ, kinh độ: Tọa độ gần đúng của địa chỉ IP.
  • ISP: Nhà cung cấp dịch vụ Internet.
  • Mã vùng: Thông tin về khu vực cụ thể.

Lưu ý khi sử dụng dịch vụ tra cứu IP:

  • Độ chính xác: Thông tin chỉ mang tính tương đối, đặc biệt đối với IP động, Proxy, hoặc VPN.
  • Tính bảo mật: Không sử dụng địa chỉ IP nhạy cảm trên các trang web không đáng tin cậy.
  • Sử dụng API: Một số trang như IPStack hoặc IPInfo cung cấp API cho các nhu cầu tra cứu tự động với nhiều dữ liệu chi tiết hơn.

Hướng dẫn tìm địa chỉ IP của máy tính khác trong mạng LAN

Để tìm địa chỉ IP của máy tính khác trong mạng LAN, bạn có thể làm theo các bước sau: 

Tìm địa chỉ IP của máy tính khác bằng Advanced IP Scanner

Advanced IP Scanner phần mềm giúp bạn tra cứu IP trong mạng LAN nhanh chóng, để thực hiện tra cứu bạn thực hiện theo các bước sau.

Tìm địa chỉ IP của máy tính khác bằng Advanced IP Scanner

Bước 1: Tải phần mềm từ trang chủ Advanced IP Scanner.

Tải phần mềm từ trang chủ Advanced IP Scanner.

Mở file cài đặt và chọn ngôn ngữ là English để dễ sử dụng.

Nhấn Install và sau đó chọn Next.

Bước 2: Đồng ý điều khoản và hoàn tất cài đặt

Tích vào ô I Accept The Agreement để đồng ý với các điều khoản.

Nhấn Install để bắt đầu cài đặt phần mềm.

Khi cài đặt hoàn tất, nhấn Finish để mở phần mềm Advanced IP Scanner

Bước 3: Quét các địa chỉ IP và MAC trong mạng LAN. Tại giao diện chính, nhấn nút Scan.

Phần mềm sẽ quét tất cả thiết bị đang kết nối cùng mạng LAN.

Bước 4: Sau khi quét xong, bạn sẽ thấy danh sách các thiết bị được kết nối cùng mạng LAN, bao gồm:

  • IP Address: Địa chỉ IP của từng thiết bị.
  • Device Name: Tên thiết bị.
  • MAC Address: Địa chỉ MAC.
  • Manufacturer: Nhà sản xuất của từng thiết bị.

Tìm địa chỉ IP của máy tính khác qua Home Network

Để kiểm tra địa chỉ IP của các máy tính thông qua Home Network, bạn có thể thực hiện theo các bước dưới đây:

Bước 1: Chuyển mạng về chế độ Home Network. Mở Control Panel bằng cách nhấn Windows + R, gõ Control Panel, rồi nhấn Enter.

Chọn Network and Internet và tiếp tục chọn Network and Sharing Center.

Chọn Network and Internet và tiếp tục chọn Network and Sharing Center.

Nếu mạng của bạn đang ở chế độ Public Network, bạn cần chuyển về Home Network.

Để làm điều này, hãy nhấp vào Public Network và chọn Home Network. Sau đó, nhấn Cancel để hoàn tất việc chuyển đổi.

Bước 2: Truy cập Network and Sharing Center. Tiếp theo, truy cập lại vào Network and Sharing Center (bạn có thể truy cập từ Control Panel hoặc nhấp vào biểu tượng mạng ở góc phải màn hình).

Bước 3: Trong Network and Sharing Center, nhấn vào See Full Map.

Hệ thống sẽ bắt đầu tải và hiển thị sơ đồ toàn bộ mạng LAN của bạn, bao gồm các máy tính và thiết bị đang kết nối.

Bước 4: Sau khi sơ đồ mạng hoàn thành, di chuyển chuột qua các máy tính trong mạng. Bạn sẽ thấy địa chỉ IP của các máy tính khi di chuột lên chúng.

Bạn có thể thực hiện tương tự với các máy tính khác mà bạn muốn kiểm tra địa chỉ IP.

Lưu ý:

  • Đảm bảo tất cả các máy tính trong mạng LAN đều được thiết lập ở chế độ Home Network để tính năng này hoạt động hiệu quả.
  • Cách này giúp bạn dễ dàng tìm thấy địa chỉ IP của máy tính trong cùng mạng mà không cần phần mềm hỗ trợ.

Hướng dẫn cách sửa lỗi xung đột IP trên máy tính

Lỗi xung đột địa chỉ IP trên máy tính là một trong lỗi phổ biến người dùng thường gặp, lỗi này có nhiều nguyên nhân khác nhau. Để xử lý vấn đề này bạn có thể thực hiện theo các bước sau. 

Dấu hiệu nhận biết xung đột IP là gì?

Khi gặp lỗi xung đột địa chỉ IP, bạn sẽ thấy các thông báo lỗi hiển thị như sau:

Dấu hiệu nhận biết xung đột IP là gì?
  • There is an IP address conflict with another system on the network
  • This IP address is already in use on the network. Please reconfigure a different IP address.

Hoặc bạn gặp tình trạng mất kết nối mạng mặc dù Modem và Router vẫn hoạt động bình thường, điều này thường xảy ra khi hai thiết bị trong cùng mạng LAN được cấp cùng một địa chỉ IP. 

Lý do khiến máy bạn bị xung đột IP là gì?

  • Thêm các thiết bị mới vào mạng mà không kiểm tra và cấu hình đúng cách có thể dẫn đến xung đột địa chỉ IP.
  • Các vấn đề về mạng không ổn định hoặc gián đoạn có thể gây ra lỗi xung đột địa chỉ IP khi các thiết bị không cập nhật được địa chỉ IP mới từ máy chủ DHCP.
  • Khi bạn cấu hình địa chỉ IP tĩnh cho các thiết bị trong mạng, nhưng vô tình đặt cùng một địa chỉ IP cho nhiều thiết bị.
  • Máy chủ DHCP (Dynamic Host Configuration Protocol) có thể gặp lỗi và cấp phát cùng một địa chỉ IP cho nhiều thiết bị khác nhau.

Cách xử lý xung đột IP

Cách 1: Restart Modem và Router

  • Khởi Động Lại Modem: Cắm lại dây nguồn của modem và đợi cho đến khi đèn tín hiệu trên modem ổn định (khoảng 1-2 phút).
  • Khởi Động Lại Router: Cắm lại dây nguồn của router và đợi cho đến khi đèn tín hiệu trên router ổn định (khoảng 1-2 phút).
Restart Modem và Router

Đây là cách đơn giản nhưng hiệu quả để xử lý các vấn đề xung đột IP và đảm bảo kết nối mạng ổn định

Cách 2: Làm mới IP bằng CMD

Nhấn Start và gõ RUN, sau đó mở Run.

Nhấn Start và gõ RUN, sau đó mở Run.

Trong cửa sổ Run, gõ CMD và nhấn Enter để mở Command Prompt.

Trong cửa sổ Run, gõ CMD và nhấn Enter để mở Command Prompt.

Trong cửa sổ Command Prompt, nhập lệnh sau và nhấn Enter:

ipconfig /release

Lệnh này sẽ xóa địa chỉ IP hiện tại của bạn và khiến máy tính mất kết nối mạng tạm thời. Nếu máy tính của bạn đang sử dụng địa chỉ IP tĩnh (Static IP), bạn có thể nhận được thông báo lỗi: 

The operation failed as no adapter is in the state permissible for this operation.

bạn có thể nhận được thông báo lỗi: 

The operation failed as no adapter is in the state permissible for this operation.

Sau khi xóa địa chỉ IP cũ, nhập lệnh sau để yêu cầu hệ thống cấp địa chỉ IP mới:

ipconfig /renew

Bạn có thể bỏ qua thông báo này và tiếp tục với bước tiếp theo. Máy tính sẽ tự động yêu cầu DHCP cấp lại một địa chỉ IP mới. Địa chỉ IP mới sẽ hiển thị dưới dòng IPv4 Address trong kết quả lệnh.

Cách 3: Tự thiết lập lại địa chỉ IP

Khi sử dụng IP tĩnh, việc thiết lập địa chỉ IP hợp lý rất quan trọng để tránh xung đột với các thiết bị khác trong cùng mạng. Dưới đây là các bước chi tiết để cấu hình IP tĩnh hoặc sử dụng DHCP tự động cấp địa chỉ IP mới cho máy tính:

Bước 1: Truy cập vào Network Settings

Mở Control Panel (Bảng điều khiển). Chọn Network and Sharing Center (Trung tâm chia sẻ mạng). Trong phần Network and Sharing Center, chọn Change adapter settings (Thay đổi cài đặt bộ điều hợp).

Trong phần Network and Sharing Center, chọn Change adapter settings

Bước 2: Click chuột phải vào kết nối mạng mà máy tính đang sử dụng (Wifi hoặc Ethernet). Chọn Properties (Thuộc tính) từ menu.

Click chuột phải vào kết nối mạng mà máy tính đang sử dụng (Wifi hoặc Ethernet). Chọn Properties (Thuộc tính) từ menu.

Bước 3: Trong cửa sổ Properties (Thuộc tính), tìm và chọn Internet Protocol Version 4 (TCP/IPv4). Nhấn vào Properties (Thuộc tính).

Trong cửa sổ Properties (Thuộc tính), tìm và chọn Internet Protocol Version 4 (TCP/IPv4). Nhấn vào Properties (Thuộc tính).

Bước 4: Chọn cấu hình IP, bạn có hai lựa chọn:

Chọn cấu hình IP, bạn có hai lựa chọn:
  • Obtain an IP address automatically (Tự động nhận địa chỉ IP từ DHCP): Chọn tùy chọn này để DHCP tự động cấp địa chỉ IP cho máy tính. DHCP sẽ tự động chọn một địa chỉ IP không bị xung đột trong mạng.
  • Use the following IP address (Sử dụng địa chỉ IP sau): Nếu bạn muốn thiết lập địa chỉ IP tĩnh, nhập địa chỉ IP, Subnet mask, và Default gateway một cách chính xác. Lưu ý: Bạn cần đảm bảo rằng địa chỉ IP bạn chọn không trùng với các máy tính khác trong mạng.

Lưu ý khi sử dụng IP tĩnh: Khi thiết lập IP tĩnh, bạn cần chọn địa chỉ IP nằm trong phạm vi địa chỉ mạng của bạn, nhưng không trùng với các thiết bị khác. Để tránh xung đột, bạn có thể kiểm tra các IP đã được cấp phát trong mạng hoặc để máy tính sử dụng DHCP để tự động dò tìm một IP không trùng lặp.

Câu hỏi thường gặp liên quan về địa chỉ IP

Làm thế nào để biết địa chỉ IP của quốc gia mà một trang web đang hoạt động?

Để tìm địa chỉ IP của một quốc gia khi truy cập vào một trang web, bạn có thể làm theo các cách sau:

  • Sử dụng các công cụ trực tuyến như Geotool.io, Whois.com, IPLocation.net, hoặc IPInfo.io. Bạn chỉ cần nhập URL của trang web vào ô tìm kiếm, nhấn “tra cứu” và chờ nhận kết quả.
  • Cài đặt các tiện ích mở rộng trên trình duyệt như GeoIP2 Chrome Extension, Flagfox hay Website Country Blocker

Có thể thay đổi địa chỉ IP của tôi trong thiết bị cá nhân không? Làm thế nào để thực hiện?

Địa chỉ IP của thiết bị cá nhân có thể được thay đổi qua các cách sau:

  • IP tĩnh: bạn cần liên hệ trực tiếp với nhà cung cấp dịch vụ Internet để yêu cầu địa chỉ mới.
  • IP động: sẽ tự động thay đổi theo khoảng thời gian nhất định.
  • Khởi động lại router hoặc modem.
  • Tắt và bật lại thiết bị wifi.
  • Sử dụng phần mềm miễn phí để thay đổi địa

Làm thế nào để kiểm tra xem địa chỉ IP của thiết bị có bị rò rỉ trên Internet không?

Bảo vệ địa chỉ IP và kiểm tra xem có bị rò rỉ hay không là rất quan trọng để đảm bảo an toàn và bảo mật trực tuyến, để tra cứu địa chỉ IP thiết bị của bạn có rò rỉ không có thể thực hiện theo 2 cách sau:

  • Sử dụng công cụ trực tuyến: ExpressVPN Leak Test, IPLeak.net và CyberGhost Privacy Hub
  • Sử dụng tiện ích mở rộng: HMA Pro VPN Leak Blocker, WebRTC Leak Prevent, Hola VPN.

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về địa chỉ IP mà MONA Media muốn chia sẻ đến bạn đọc, hy vọng với thông tin trên đã giúp bạn phần nào hiểu hơn về tầm quan trọng của IP address. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến địa chỉ mạng IP hãy để lại câu hỏi dưới form để được đội ngũ MONA Media giải đáp cho bạn nhé.

Bài viết liên quan

Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp

Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!

Liên hệ Mona