15 Tháng Sáu, 2023
CPR Trong Marketing Là Gì? Tại Sao Chỉ Số Này Quan Trọng Với Doanh Nghiệp?
Với một số người mới bắt đầu tìm hiểu về Marketing thì không khó để bắt gặp sự xuất hiện của thuật ngữ CPR. CPR đã trở thành một cụm từ quan trọng và được xem là yếu tố quyết định chiến dịch quảng cáo thành công hay thất bại. Vậy CPR trong Marketing là gì? Vai trò của CPR trong quảng cáo và cách tính ra sao? Hãy cùng Mona Media tìm hiểu chi tiết hơn về khái niệm này ở bài viết dưới đây bạn nhé!
CPR trong Marketing là gì?
CPR trong Marketing là gì? CPR là tên viết tắt của cụm từ “Cost Per Rating Point” – một trong những khái niệm nói về việc lập kế hoạch quảng cáo và truyền thông. CPR là thuật ngữ dùng để nhắc đến khoản chi phí cho mỗi điểm đánh giá hoặc để mua 1% rating người xem. Đây là thước đo quan trọng mà doanh nghiệp cần phải chi trả thông qua một chiến dịch quảng cáo cụ thể nào đó.
Đối với lĩnh vực tiếp thị và quảng cáo, CPR đại diện cho ba yếu tố cốt lõi trong việc xây dựng và thúc đẩy chiến dịch tiếp thị hiệu quả gồm Content, Promotion và Reach. Cụ thể, Content đảm bảo sự hấp dẫn và giá trị của thông điệp, Promotion giúp tăng cường sự quảng bá và tiếp cận khách hàng còn Reach giúp mở rộng đối tượng tiềm năng.
Tương tự như CPP (chi phí quảng cáo trả cho một rating), CPR là cơ sở để nhà quảng cáo tính toán chi phí phù hợp đối với các đối tác nhận quảng cáo và xem xét chọn ra phương tiện truyền thông tốt nhất cho sản phẩm của mình. Dựa vào đó, nhà quảng cáo sẽ đo lường số lượng người tiếp cận bằng các cuộc khảo sát về thói quen người dùng ở từng phương tiện truyền thông cụ thể như báo chí, truyền hình, đài phát thanh,… Tiếp theo, CPR sẽ dựa vào các điểm xếp hạng và chọn phương tiện thích hợp, thời điểm “vàng” để thực hiện chiến dịch quảng cáo.
->Xem thêm: CPL là gì? Tầm quan trọng của CPL trong chiến dịch Marketing
Vai trò quan trọng của CPR trong quảng cáo
CPR trong Marketing là gì?, CPR trong Marketing được ví như một chuyên gia tiếp thị và phân tích số liệu thông minh giúp doanh nghiệp tìm ra vị trí đặt quảng cáo phù hợp và hiệu quả nhất trong mỗi chiến dịch. Đầu tiên, CPR hỗ trợ doanh nghiệp xác định số tiền hợp lý cần phải bỏ ra để chi trả cho một vị trí nào đó và lập kế hoạch ngân sách truyền thông hiệu quả. Điều này thực sự rất cần thiết đối với những chiến dịch quảng cáo có quy mô lớn và tốn kém nhiều chi phí.
Đối với những kế hoạch truyền thông có tầm cỡ, việc kết hợp nhiều công cụ truyền thông khác nhau sẽ tốn kém rất nhiều ngân sách trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên, sự hỗ trợ của CPR sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược Marketing đúng hướng, điều phối ngân sách cho phù hợp với từng chiến dịch quảng cáo khác nhau. Từ đó, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và tránh được sự lãng phí ngân sách vào những việc không cần thiết.
Ngược lại, với những chiến dịch truyền thông có quy mô và ngân sách còn hạn chế, CPR sẽ giúp bạn điều chỉnh ngân sách phù hợp bằng cách trả lời các câu hỏi như bạn chi trả ở phương tiện truyền thông nào, vị trí nào và thời điểm nào là đem lại hiệu quả cao nhất, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa ngân sách quảng cáo cho mình. Ngoài ra, thông qua hình thức CPR trong Marketing, doanh nghiệp sẽ dễ dàng thống kê, phân tích số liệu một cách chi tiết để đưa ra các so sánh về chi phí và hiệu quả của chiến dịch quảng cáo so với những chiến dịch trước đó.
Cách tính CPR trong Marketing là gì?
Cách tính chỉ số CPR trong Marketing là gì? Trước khi thực hiện cách tính CPR, bạn cần xác định rõ 4 yếu tố như sau:
- Quy mô thị trường mà doanh nghiệp đang muốn tiếp cận.
- Tổng ngân sách mà doanh nghiệp cần phải chi trả cho chiến dịch quảng cáo.
- Mức độ của nhóm đối tượng mục tiêu doanh nghiệp hướng đến.
- Thời gian thích hợp để triển khai chiến dịch quảng cáo, trang web hoặc báo cáo.
Cách tính toán thực tế cho CPR bao gồm chi phí chi trả cho chiến dịch quảng cáo chia cho tổng điểm xếp hạng, hoặc GRP. Trong đó, GRP là phép tính giúp bạn xác định số lượng người tham gia trong một dự định mà quảng cáo tiếp cận được. Công thức tính CPR cụ thể như sau:
CPRP = Tổng chi phí của chiến dịch / Điểm xếp hạng gộp (GRP)
->Xem thêm: Budget là gì? Phương pháp lập ngân sách Marketing tối ưu nhất
Vì sao doanh nghiệp nên dùng CPR trong quảng cáo?
CPR trong Marketing là gì mà doanh nghiệp nên dùng? Hiện nay, mỗi doanh nghiệp muốn thực hiện chiến dịch Marketing thành công đều phải cần đến sự hỗ trợ của CPR. Dưới đây là 3 lý do điển hình để lý giải cho điều này:
Thu hút người dùng thật
Có thể bạn chưa biết, CPR là hình thức được Accesstrade xây dựng và phát triển dựa trên chính nền tảng tiếp thị liên kết. Công nghệ này ra đời ở Nhật Bản và đã được phát triển hơn 20 năm tính tới thời điểm hiện tại. Thay vì triển khai theo hình thức quảng cáo trên Digital, doanh nghiệp phải thông qua các nhà xuất bản (Publisher) để quảng bá sản phẩm/dịch vụ mình đang kinh doanh đến khách hàng mục tiêu.
Để làm được điều này, nhiệm vụ của các Publisher là sử dụng tốt các hình thức Digital Marketing để thu hút người dùng thật tải và đăng ký sử dụng ứng dụng của doanh nghiệp. Dựa vào đó, doanh nghiệp sẽ nhận được tiền từ mỗi lượt tải app và đăng ký sử dụng thành công của người dùng thông qua liên kết bạn giới thiệu.
->Xem thêm: D2C Là Gì? Cách Xây Dựng Mô Hình D2C Hiệu Quả Cho Doanh Nghiệp
Dễ dàng tiếp cận người dùng
Lợi ích của việc sử dụng CPR trong Marketing là gì? Thu hút người dùng thật thành công là bước quan trọng giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận người dùng đa kênh và đa điểm. Từ đó giúp việc quảng bá sản phẩm/dịch vụ được thuận lợi và nới rộng thị trường hoạt động nhờ tối ưu hiệu quả kênh giới thiệu Referral Marketing.
Hiện nay, ACCESSTRADE với hệ thống đối tác gần 600.000 Publisher, doanh nghiệp sẽ dựa trên sự đánh giá, hài lòng của khách hàng cũ đã sử dụng sản phẩm để quảng bá sản phẩm/dịch vụ của mình. Nói một cách dễ hiểu, người dùng cũ sẽ thay doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm/dịch vụ đến bạn bè, người thân để họ tiếp tục tải và dùng app. Lúc này, để ưu đãi cho người giới thiệu, nhiệm vụ của doanh nghiệp là thường xuyên đưa ra các chính sách khuyến mãi để củng cố niềm tin trong lòng khách hàng.
Níu chân khách hàng
CPR trong Marketing là gì mà có thể giúp doanh nghiệp níu chân khách hàng? Sau khi thành công tiếp cận được người dùng thật và thu hút được sự quan tâm của họ đối với sản phẩm/dịch vụ mà bạn đang quảng bá, việc tiếp theo bạn cần làm là níu chân khách hàng bằng những chiến lược hiệu quả. Đây là cách giúp doanh nghiệp xây dựng một nhóm khách hàng trung thành và bền vững. Một trong những bí quyết để giữ chân khách hàng và kích thích nhu cầu sử dụng của họ mà bạn có thể tham khảo là tích hợp nhiều dịch vụ khác nhau để gây sự chú ý với khách mua hàng như mua vé xem phim, khuyến mãi phần trăm, nạp card điện thoại, mua sắm trên kênh thương mại điện tử,…
->Xem thêm: CPE Là Gì? Cách Đo Lường Và Tối Ưu Chỉ Số CPE Marketing
Ưu điểm nổi bật của CPR trong Marketing so với các hình thức khác
Ưu điểm của CPR trong Marketing là gì? Hiện nay, có rất nhiều hình thức quảng cáo trực tuyến trên Mobile được áp dụng cho chiến lược quảng bá ứng dụng. Việc quảng bá ứng dụng trên CPC (Cost per Click) và CPM (Cost per Mile) không thực sự được nhiều người ưa chuộng vì 2 hình thức này chỉ chủ yếu phục vụ cho mục đích nhận diện thương hiệu và tăng độ tương tác cho doanh nghiệp. Ngược lại, nó không giúp cho các nhà quảng cáo đo lường, đánh giá chính xác được hiệu quả tiếp cận đối tượng mục tiêu như mong muốn.
Trong khi đó, CPR lại sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật trong Marketing so với các hình thức khác. Bao gồm:
- Đầu tiên, CPR cho phép đo lường rõ ràng về hiệu quả tiếp cận khách hàng. Với CPR, nhà quảng cáo có thể biết chính xác số lượng người đã tiếp cận thông qua mỗi đơn vị quảng cáo, giúp đánh giá hiệu quả chiến dịch một cách chính xác và tối ưu hóa ngân sách.
- Thứ hai, CPR cho phép so sánh hiệu quả giữa các kênh quảng cáo khác nhau. Nhờ tính toán chi phí cho mỗi lượt tiếp cận, nhà quảng cáo có thể so sánh và lựa chọn các kênh quảng cáo phù hợp nhằm đạt được mục tiêu tiếp cận khách hàng với chi phí tối thiểu.
- Cuối cùng, CPR cung cấp khả năng tối ưu hóa nguồn lực quảng cáo. Bằng cách theo dõi và đánh giá CPR, nhà quảng cáo có thể xác định các kênh, phương tiện, hay đối tượng tiếp cận hiệu quả nhất và tăng cường sự tập trung nguồn lực vào những yếu tố đó.
Tóm lại, trong thế giới kinh doanh cạnh tranh gay gắt như ngày nay, vai trò quan trọng của CPR trong quảng cáo là điều không thể phủ nhận. Có thể thấy, CPR là chìa khóa giúp kết nối doanh nghiệp với khách hàng một cách chân thành và hiệu quả, từ đó mang lại lợi ích lớn về tăng trưởng doanh số và sự phát triển bền vững. Mona Media mong rằng thông qua bài viết trên bạn sẽ hiểu rõ hơn CPR trong Marketing là gì và tầm quan trọng của nó. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ đến Mona để được hỗ trợ và tư vấn MIỄN PHÍ bạn nhé!
->Xem thêm: CDP Là Gì? Tại Sao CDP Lại Quan Trọng Đối Với Doanh Nghiệp
Bài viết liên quan
Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp
Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!