Xây dựng và triển khai chiến lược nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh là một trong những nhiệm vụ vô cùng cần thiết đối với những cấp lãnh đạo và cần phải tập trung tối đa để thực hiện đối với mọi doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần phải phát triển tốt năng lực cạnh tranh của mình giúp nắm vững các chiến lược phù hợp để phát triển bền vững. Dưới đây
Mona Media sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các
chiến lược cạnh tranh trong Marketing hiệu quả nhất!
Chiến lược cạnh tranh là gì?
Chiến lược cạnh tranh (tên tiếng anh: Competitive Strategy) là một hệ thống những kế hoạch được triển khai trong ngắn hạn hoặc dài hạn được hoạch định với một doanh nghiệp.
Với mục tiêu là đạt được những lợi thế cạnh tranh hay việc đưa ra những đánh giá về ưu điểm, hạn chế cùng với thách thức và cơ hội trong các lĩnh vực mà doanh nghiệp đó hoạt động kinh doanh.
Tuy nhiên, mục đích chính ở đây khi xây dựng một chiến lược cạnh tranh đó là có thể tạo dựng được một vị trí vững chắc nhất cho doanh nghiệp trong lĩnh vực họ đang hoạt động. Qua đó có thể trở nên vượt trội hơn
lợi tức đầu tư (ROI).
Chiến lược cạnh tranh có ý nghĩa như thế nào?
Hiện nay, các kế hoạch,
chiến lược cạnh tranh trong marketing đối với các doanh nghiệp vô cùng quan trọng đặc biệt là tốc độ và sự thay đổi nhanh chóng của ngành công nghiệp cùng với những nhu cầu sử dụng sản phẩm ngày càng lớn. Bởi chỉ khi tạo ra được một lợi thế cạnh tranh riêng thì doanh nghiệp mới có thể phát triển lâu dài, bền vững.
Đến nay, có hai hình thức thể hiện được lợi thế cạnh tranh của các tổ chức, doanh nghiệp gồm có sự khác biệt hóa và mức giá cạnh tranh. Sự kết hợp giữa hai hình thức này và phạm vi kinh doanh mà các doanh nghiệp hướng đến sẽ giúp tổ chức có thể hình thành được các chiến lược cạnh tranh gồm có: chiến lược tập trung, chiến lược về giá và chiến lược khác biệt hóa.
Tham khảo:
Phương pháp định giá tối ưu nhất cho sản phẩm của doanh nghiệp
Các lực trong chiến lược cạnh tranh Marketing
Hiện nay, lợi nhuận cũng như tiềm năng của công ty trong ngành sẽ được quyết định bởi 5 lực cạnh tranh. Cụ thể:
1. Nguy cơ xuất hiện đối thủ tiềm năng gia nhập thị trường
Những doanh nghiệp mới bắt đầu gia nhập một ngành sẽ đem theo nhiều nguồn lực mới, tạo nên áp lực cạnh tranh và sẽ khiến lợi nhuận cạnh tranh trong ngành bị giảm.
Mối nguy cơ xuất hiện đối thủ gia nhập mới trong ngành phụ thuộc rất nhiều vào hàng rào phòng chống gia nhập, cùng với những phản ứng hạn chế sự gia nhập có thể đoán trước được từ các công ty hiện hữu.
Tham khảo:
Chia sẻ 7 bước phân tích đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh
2. Có 6 hàng rào phòng chống sự gia nhập chính
Lợi thế nhờ vào quy mô của nền kinh tế, những sự khác biệt đến từ sản phẩm, những yêu cầu về chi phí chuyển đổi, nguồn vốn của khách hàng, sự tiếp cận của các kênh phân phối khác nhau.
Tham khảo:
Kênh phân phối là gì? Các kênh phân phối phổ biến hiện nay
Nếu hàng rào phòng chống gia nhập lớn, các công ty trong ngành có những phản ứng vô cùng mạnh mẽ, nguy cơ có đối thủ cạnh tranh gia nhập ngành sẽ ở mức thấp nhất.
3. Cạnh tranh đến từ những công ty hiện hữu cùng ngành
Cạnh tranh đến từ những công ty trong ngành sẽ xảy ra vì một trong nhiều đối thủ trong ngành hoặc khi doanh nghiệp cảm thấy bị áp lực, bị đe dọa ở các đối thủ khác hoặc có thể nhìn thấy được cơ hội có thể cải tiến được vị trí của bản thân.
Những hình thức cạnh tranh đến từ các đối thủ khác nhau trong ngành có thể kể đến như: chiến tranh về quảng cáo, chương trình giảm giá, giới thiệu sản phẩm mới, chương trình hậu mãi, gia tăng quyền lợi đối với khách hàng.
Tham khảo:
8+ bí kíp cạnh tranh doanh số hiệu quả cho doanh nghiệp
4. Cường độ cạnh tranh thể hiện kết quả nhiều yếu tố khác nhau trong ngành
Có quá nhiều đối thủ cạnh tranh hoặc tình trạng cân bằng cùng tăng trưởng trong ngành chậm, thiếu sự khác biệt ở sản phẩm, chi phí cố định ở sản phẩm cao, sự chuyển đổi của khách hàng phụ thuộc chủ yếu vào giá cả và dịch vụ.
Bên cạnh đó, những yêu cầu gia tăng công xuất để có thể đạt được quy mô kinh tế, cùng những quyền lợi chiến lược cạnh tranh của người đứng đầu, lập nên những hàng rào ngăn cản sự rút lui tốt nhất.
5. Nguy cơ xuất hiện ở các dịch vụ/sản phẩm thay thế
Tất cả những công ty trong cùng một ngành không chỉ cạnh tranh với nhau mà còn phải chú ý đến sự cạnh tranh đối với tất cả công ty trong những ngành sản xuất ra những sản phẩm có thể thay thế trực tiếp sản phẩm trong ngành.
4 chiến lược cạnh tranh trong Marketing phổ biến
Để có một lợi thế cạnh tranh trong thị trường khắc nghiệt ngày nay, doanh nghiệp của bạn cần chắc chắn đã nắm rõ được
4 chiến lược cạnh tranh trong Marketing phổ biến được chúng tôi chia sẻ ngay sau đây:
Chiến lược cạnh tranh về giá cả
Việc những doanh nghiệp thực hiện một bản kế hoạch chiến lược từ tổng quan đến chi tiết nhằm: Xác định được phân khúc của thị trường, đối thủ kinh doanh cùng lĩnh vực, khách hàng mục tiêu để xây dựng được những chiến lược cạnh tranh về giá cả hợp lý. Việc đưa ra được một mức giá thấp nhất sau khi đã trừ đi những chi phí trong: sản xuất, quảng bá sản phẩm, vận chuyển sẽ giúp cho sản phẩm của doanh nghiệp bạn có thể tiếp cận số lượng lớn khách hàng tiềm năng.
Thí dụ dễ hiểu: Nếu doanh nghiệp của bạn chuyên sản xuất các mặt hàng như bộ đồ tập thể dục, thể thao thì có thể chú trọng đến những thành phố cũng tập trung tập luyện thể hình và bán những bộ đồ tập với mức giá thấp hơn các đối thủ cạnh tranh cùng ngành khác. Việc xác định chính xác phân khúc thị trường là yếu tố giúp doanh nghiệp có thể đưa ra được một mức giá thấp hơn so với những đối thủ khác. Chiến lược cạnh tranh này được đưa ra đồng nghĩa với việc công ty của bạn đang tạo nên được một lợi thế cạnh tranh riêng biệt.
Đến nay, khi xã hội càng trở nên phát triển, các doanh nghiệp cũng không ngừng thay đổi và cập nhật những công nghệ hiện đại nhất để có thể thay thế những thiết bị đã lỗi thời không thể đáp ứng được kỹ thuật nâng cao hiện tại. Chính bởi những điều này sẽ khiến ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến việc cắt giảm các chi phí. Vậy nên nếu không đưa ra được một chiến lược về giá dựa vào thực tế cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ khiến cho việc kinh doanh trở nên thua lỗ trong khoảng thời gian dài và phải đối mặt với nguy cơ phá sản cao.
Bất cứ doanh nghiệp nào cũng không muốn bị “lỗi thời” so với xu hướng thay đổi từng ngày. Tham khảo ngay bài viết về “
Cách bắt trend nhanh nhất để nắm bắt nhu cầu thị trường“.
Chiến lược cạnh tranh – Tập trung phân biệt
Hiểu một cách đơn giản, chiến lược tập trung phân biệt trong Marketing là các nhà Marketer sẽ thực hiện xây dựng một bản kế hoạch kinh doanh chỉ nhắm tới một phân khúc khách hàng nhằm đáp ứng đầy đủ những yêu cầu riêng biệt đến từ nhóm khách hàng đó. Thay vì chỉ tập trung vào nhiều nhóm đối tượng khách hàng khác nhau, chiến lược cạnh tranh này sẽ nhắm đến một thị trường cụ thể với những dịch vụ/sản phẩm có tính độc đáo, khác biệt mà những đối thủ cạnh tranh khác không có.
Chiến lược này có thể phân khúc ra những thị trường nhỏ hơn nhưng nó sẽ đem đến sự khác biệt cao nhằm mục đích cuối cùng là có thể hướng đến những khách hàng trọng tâm và gia tăng doanh số.
Ví dụ: Một cửa hàng kinh doanh những sản phẩm về giày dép dành cho những người có size lớn, cỡ từ size 40 sẽ theo đuổi một kế hoạch với chiến lược cạnh tranh tập trung chủ yếu vào sự khác biệt bằng cách chỉ phục vụ cho một phân khúc khách hàng nhỏ thay vì sản xuất đồng loạt nhằm hướng tới những khách hàng có số size trung bình phổ biến từ size 35 – size 39. Thay vì cửa hàng sản xuất đầy đủ các size dép để đáp ứng được những mong muốn cùng với nhu cầu của mọi khách hàng, doanh nghiệp sẽ chỉ tập trung được vào việc thiết kế những kích cỡ giày dép dành cho những người có đôi chân lớn, quá khổ. Đây được xem là chiến lược giúp doanh nghiệp của bạn tạo nên được sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh.
Bản chất của chiến lược cạnh tranh tập trung phân biệt trong Marketing là giúp thu hẹp thị trường, chính bởi vậy chi phí sản xuất cũng được thấp hơn so giúp đáp ứng tốt những nhu cầu của các phân khúc khách hàng cụ thể.
Tham khảo:
Phân khúc thị trường và những loại phân khúc phổ biến
Chiến lược cạnh tranh – Tập trung chi phí
Chiến lược cạnh tranh này có nhiều điểm gần tương tự như những chiến lược dẫn đầu chi phí. Bản chất của chiến lược này đó là các doanh nghiệp chỉ tập trung vào một phân khúc thị trường và luôn giữ được một mức chi phí thấp nhất trong các phân khúc thị trường để doanh nghiệp có thể cung cấp các sản phẩm với mức giá thấp nhất. Mục đích của những doanh nghiệp khi xây dựng chiến lược tập trung vào chi phí này giúp gia tăng nhận thức của khách hàng về thương hiệu và có thể thỏa mãn được nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng.
Chiến lược cạnh tranh về sự khác biệt hóa
Hiện nay, có khá nhiều các doanh nghiệp kinh doanh những dịch vụ và sản phẩm khác nhau. Việc xây dựng chiến lược này sẽ giúp doanh nghiệp có thể phát huy được những đặc tính riêng của sản phẩm, giúp những người tiêu dùng thông thái có thể nhìn nhận được sự mới mẻ trong sản phẩm mà doanh nghiệp đang hướng đến nhằm mục đích vượt qua được các đối thủ khác ở trên thị trường.
Lợi thế cạnh tranh
Mục tiêu của những
chiến lược cạnh tranh trong Marketing chính là đạt được những lợi thế cạnh tranh.
Lợi thế cạnh tranh ở đây thể hiện sự vượt trội và đặc biệt của công ty so với các đối thủ cạnh tranh khác. Thời gian có thể duy trì được lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố:
- Năng lực hiện tại của đối thủ cạnh tranh
- Những rào cản về sự bắt chước
- Sự năng động chung của ngành và môi trường
Rào cản của việc bắt chước ngăn cản đối thủ cạnh tranh có thể sao chép những năng lực của doanh nghiệp dễ dàng hơn. Các đối thủ cạnh tranh của bạn sẽ luôn bắt chước những cải tiến và những điều khác biệt của doanh nghiệp. Trong đó, những yếu tố hữu hình sẽ dễ bắt chước hơn rất nhiều so với yếu tố vô hình.
Duy trì lợi thế cạnh tranh
Vậy nên để đạt được lợi thế cạnh tranh chính là mục đích của những chiến lược cạnh tranh, việc có thể duy trì được năng lực cạnh tranh cũng là một trong những công việc cực kỳ quan trọng.
Doanh nghiệp để làm được điều đó, có thể tham khảo những cách thức sau:
- Phát triển vào những năng lực đặc biệt
- Tập trung chủ yếu vào việc xây dựng những lợi thế cạnh tranh
- Tạo những môi trường học tập bên trong tổ chức
- Vượt qua những rào cản để có thể thay đổi
- Có cơ chế liên tục để cải tiến sản phẩm/dịch vụ
Cần có năng lực đặc biệt
Một trong những yêu cầu thiết để có thể đạt được những lợi thế cạnh tranh đó chính là năng lực đặc biệt. Năng lực đặc biệt được nhắc đến ở đây chính là thế mạnh của doanh nghiệp cho sản phẩm có thể đạt được những lợi thế cạnh tranh trên thị trường hiện tại.
Những điểm mạnh đặc biệt được xem là duy nhất cho doanh nghiệp và chúng giúp tổ chức đạt được hiệu quả, sự đổi mới, đảm bảo chất lượng và khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt nhất.
Ví dụ: PepsiCo có những năng lực đặc biệt trong việc sản xuất nước uống đóng chai – Aquafina. Năng lực đặc biệt này đã giúp cho thương hiệu PepsiCo đạt được mức chi phí thấp nhất và làm nên sự khác biệt đến sản phẩm tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Do vậy, năng lực đặc biệt này đã giúp PepsiCo đạt được những lợi thế cũng như chất lượng vượt trội. Nguồn lực và khả năng tạo nên sự độc đáo chính là năng lực đặc biệt của doanh nghiệp này.
Khả năng của một tổ chức chính là các kỹ năng cần thiết để có thể khai thác các tài nguyên sử dụng một cách hiệu quả. Đây được gọi là khả năng vô hình.
Có thể chú ý rằng, một tổ chức có thể không cần dựa vào tài nguyên duy nhất để thiết lập một năng lực đặc biệt miễn là không xuất hiện đối thủ cạnh tranh nào đang có tài nguyên đó. Một tổ chức cũng có thể tạo ra các năng lực đặc biệt chỉ khi mà nó đồng thời có các tài nguyên duy nhất và có thể sử dụng nó một cách hiệu quả nhất.
Bài chia sẻ trên đây, chúng tôi đã đề cập đến
4 chiến lược cạnh tranh trong Marketing không thể thiếu của các doanh nghiệp. Hy vọng, với một nhà kinh doanh thông thái bạn có thể đưa ra được những chiến lược cạnh tranh hiệu quả, phù hợp với doanh nghiệp giúp nâng cao doanh số trong thời gian dài.
Có thể bạn quan tâm: