Như ta đã biết, trang web được tạo lập dựa trên tên miền và hosting của nhà cung ứng. Để website có thể hoạt động dễ dàng trên
Internet, bạn cần thực hiện thao tác trỏ tên miền về host. Sau đây,
Mona Media hướng dẫn người đọc 3 cách trỏ tên miền về host và những lưu ý trong khi thực hiện thao tác này.
Khi nào thì cần trỏ tên miền về host?
Trỏ tên miền về host chính là cách mà bạn thực hiện đăng nhập quản lý tên miền đã được cung cấp. Tại đây, khi người truy cập chỉ cần gõ tên miền domain này sẽ lập tức chuyển tới một địa chỉ host chứa trang web của cá nhân bạn. Hành động trỏ này có tác dụng tạo kết nối tên miền và hosting.
- Tên miền đại diện cho tên của website, ví như tên và số nhà của bạn. Domain biểu thị cho thông tin cơ bản khái quát giới thiệu sản phẩm và dịch vụ được cung cấp tại web.
- Host thì làm nhiệm vụ như “khu đất, cái kho” là không gian lưu trữ chứa toàn bộ dữ liệu trang mạng của bạn.
Khi này, trỏ tên miền về host giống như treo địa chỉ số nhà. Đây là công việc cần thực hiện chuẩn xác, thận trọng, tránh nhầm lẫn ngay sau khi bạn thiết kế trang web. Hành động này giúp trang web được hợp thức hóa bản quyền, hoạt động được trên Internet và người truy cập thì dễ dàng tìm kiếm thông tin.
Để tiến hành trỏ tên miền về host, người dùng cần chú ý và chuẩn bị 3 yếu tố chính như sau:
3 cách trỏ tên miền về host cho người mới
Dưới đây, mona mang đến cho bạn 3 cách trỏ tên miền cho người mới đơn giản, dễ thực hiện.
Trỏ tên miền về Hosting thông qua Name Server
Ưu điểm
- Cực kì phổ biến, sử dụng cách này gần như nhiều nhất.
- Thao tác đơn giản, nhanh chóng, dễ thực hiện và tiến hành.
- Tỷ lệ thành công cao.
- Phù hợp mới người có kinh nghiệm.
Nhược điểm
- Không phù hợp với người hạn chế hoặc nắm chưa chắc kiến thức, đặc biệt là người mới.
- Địa chỉ Name Server của Host cần được xác minh rõ ràng.
- Cần truy cập quản lý Nameserver.
Các bước tiến hành
Trỏ tên miền về Host thông qua Name Server được thực hiện đơn giản thông qua 3 bước sau đây:
Bước 1: Xác định được chính xác địa chỉ Name Server của Host
Host sau khi được mua hoặc thuê từ các công ty chuyên cung cấp dịch vụ hosting sẽ được tiến hành kích hoạt. Khi này, bạn dễ dàng nhận được thông tin đầy đủ về tài khoản đăng nhập host cũng như địa chỉ Name Server của Hosting.
Bước 2: Thay đổi địa chỉ Name Server bằng cách truy cập trực tiếp vào trình quản lý Nameserver.
Bước 3: Cập nhật lại Name Server và tiến hành kiểm tra. Kiểm tra tên miền thông qua https://who.is. Nhập địa chỉ Name Server của Host sau khi domain chính đã được đổi trong phần quản lý tại bước 2.
Trường hợp host của bạn đang sử dụng cPanel, nếu bạn đã thay đổi name server và có thêm nhu cầu muốn thay đổi cả các bản ghi record, bạn tiến hành thao tác sau. Truy cập cPanel, tiếp đó hãy chọn “Advanced Zone Editor” và tiến hành cài đặt cấu hình.
Bước 4: Sau khi tên miền hoàn thành việc thay đổi và được cập nhật lại, truy cập ngay vào trang web https://who.is và kiểm tra nhé.
Trỏ tên miền về Hosting thông qua IP của Host
Ưu điểm
- Sử dụng hiệu quả một cách tối đa những dịch vụ cũng như tính năng nâng cao của Name Server.
- Bản ghi record được cập nhật nhanh chóng đơn giản, và được quản lý dễ dàng thuận tiện nhất.
- Name Server dễ dàng lựa chọn theo ý thích cá nhân.
Nhược điểm
- Người dùng cần có đầy đủ chi tiết các kiến thức về bản record.
- Thích hợp với đối tượng am hiểu về công nghệ thông tin.
Hướng dẫn cách làm
Bước 1: Xác định địa chỉ IP Hosting
- Công đoạn này khá đơn giản, bạn chỉ cần đăng nhập nhanh vào cPanel , sau đó chọn danh mục “DOMAINS”, cuối cùng là vào phần “Advanced Zone Editor”.
- Cũng có thể bạn chỉ cần truy cập vào email khi bạn tiến hành mua host là nhận được địa chỉ IP này rồi.
- Thêm một cách nữa để nhận địa chỉ IP nhà cung cấp Host đó là. Truy cập “Directadmin” tiếp đó chọn “View more”, cuối cùng kích vào “Account Configuration”. Tại đây bạn hãy “Copy IP” tại IP là xong.
Bước 2: Thay đổi bản ghi
Tại phần quản lý tên miền, cấu hình mặc định của 2 bản ghi record để hoạt động bình thường nhất thiết sẽ luôn có tên domain chính dưới dạng:
Cả 2 bản ghi record sẽ được trỏ về IP của nhà cung ứng Hosting, sau đó tiến hành kiểm tra theo cách sử dụng “ping” cho kết quả chính xác nhất.
Bước 3: Hoàn tất quá trình
Bạn cần cập nhật bản ghi mới và lưu lại những thay đổi vừa thực hiện. Khi này, sẽ có một thông báo trỏ tên miền đã thực hiện hoàn tất . Thông thường quá trình chỉ mất 5-10 phút để kết thúc.
Trỏ tên miền về Hosting thông qua Name Server trung gian
Với phương pháp này, người dùng có thể tham khảo và tìm hiểu qua một vài Name Server trung gian phổ biến như: Namecheap FreeDNS,
CloudFlare, Incapsula,… Đây là những dịch vụ miễn phí và được ưa chuộng sử dụng.
Ưu điểm
Nhược điểm
Hai nhược điểm này đều ảnh hưởng trực tiếp từ Name Server.
- Thứ nhất, Name Server trung gian trục trặc hoặc gặp bất kỳ sự cố hay xảy ra vấn đề gì thì mặc định trang web của bạn sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều.
- Thứ hai, máy chủ sử dụng hệ điều hành cũ không được SSL của Name Server trung gian hỗ trợ do thiếu tính thương thích.
Cách tiến hành
- Bước 1: Tiến hành thêm trang web của bạn vào Name Server trung gian. Thao tác đơn giản bằng cách trực tiếp đăng ký tài khoản tại Namer Server trung gian mà bạn lựa chọn sử dụng. Tiếp đó hãy “xác nhận lại các bản ghi record” và cuối cùng nhấn “ tiếp tục”.
- Bước 2: Trỏ tên miền về hosting Name Server trung gian tương tự như thực hiện phương pháp đầu tiên phía trên. Tại đây, thay đổi Name Server bằng cách truy cập khu vực quản lý tên miền của nhà cung cấp.
- Bước 3: Xác nhận hoàn tất tiến trình. Theo dõi và thấy tên miền đã được cập nhật đồng nghĩa với đó là trang web của bạn đã sẵn sàng được hoạt động.
Các lỗi hay mắc phải khi thực hiện thao tác trỏ tên miền về host
Không phân biệt được cách trỏ tên miền
Có một cách dễ phân biệt nhất đó là, khi tiến hành thao tác trỏ tên miền về hosting thông qua địa chỉ IP thì Name Server của tên miền là cố định không thể thay đổi. Còn sử dụng phương pháp thông qua Name Server thì lại đơn giản dễ dàng biến đổi Name Server. Điều này đã nằm ngay ở tên gọi của phương pháp.
Nhập sai địa chỉ IP của Host
Đây là địa chỉ IP của nhà cung ứng host chứ không phải của máy tính của bạn hay bất kì thiết bị nào khác. Bên cạnh đó, địa chỉ IP dễ nhớ nhầm nên hãy sao chép trực tiếp từ email của nhà cung cấp host để hạn chế tối đa việc mắc lỗi nhé.
Tên miền của host chưa khớp
Có một điều bạn luôn phải ghi nhớ là tên miền bạn đã cung cấp cần trùng với domain bạn muốn trỏ về. Nếu sai, mặc định máy sẽ báo lỗi trong quá trình thao tác. Giả sử như trang web được thiết kế trên WordPress thì bạn cần tiến hành trỏ tên miền về WordPress trước, sau đó mới trỏ domain về host.
Chọn sai bản ghi ở phương pháp trỏ thông qua IP
Đây là một lỗi mà rất nhiều người mới dễ nhầm lẫn và mắc phải, hậu quả là điền nhầm giá trị các ô của record dẫn đến tiến trình trỏ tên bị gián đoạn.
Một vài loại bản ghi bạn cần ghi nhớ tránh lỗi này đó là: loại A – máy chủ domain,
CNAME – chuyển hướng domain cùng hệ thống
DNS), MX – liên quan đến mail,…
Các câu hỏi thường gặp khi trỏ tên miền về hosting
Trong các cách trỏ tên miền về host, phương pháp nào là nhanh nhất?
Cách 1 và cách 2 đều có thể được lựa chọn. Tuy nhiên cần lưu ý:
- Tên miền và host chung nhà cung cấp giúp thời gian trỏ tên miền về hosting nhanh và hiệu quả hơn.
- Nếu khác nhà cung ứng thì trỏ tên miền về host thông qua IP vì sẽ là nhanh nhất.
Trỏ tên miền về host chính là tạo IP cho trang web đúng hay sai?
Đúng vì Host trỏ tên miền chứa địa chỉ IP, còn khi trỏ domain về host thì địa chỉ IP của host lúc này sẽ chính là địa chỉ website hay là IP trang web của bạn.
Trên đây,
Mona Media đã cung cấp đầy đủ và chi tiết đến bạn đọc 3 phương pháp giúp trỏ tên miền về hosting thông qua IP và Name Server cùng ưu nhược điểm và cách tiến hành. Bạn nên tìm hiểu kĩ và lựa chọn cho mình thao tác phù hợp nhất!