“Khách hàng là thượng đế”. Đúng là như vậy, trong hoạt động kinh doanh thì khách hàng chính là nhân tố quyết định doanh thu của doanh nghiệp. Tìm kiếm
khách hàng tiềm năng và không để khách hàng quay lưng với thương hiệu kinh doanh của mình thì việc xác định nhu cầu khách hàng là một điều cần thiết. Đọc ngay bài viết này của
Mona Media để biết được
nhu cầu khách hàng là gì nhé!
Nhu cầu khách hàng là gì?
Nói một cách đơn giản, nhu cầu khách hàng chính là mong muốn của người mua đối với sản phẩm/ dịch vụ mà người bán cung cấp. Đáp ứng được nhu cầu của khách hàng chính là yếu tố quan trọng nhất để người tiêu dùng thực hiện việc mua sắm. Thông qua việc tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, các đơn vị kinh doanh sẽ xây dựng được chiến lược bán hàng hiệu quả, tiếp cận dễ dàng hơn với đại đa số khách hàng.
Các đơn vị kinh doanh liên tục nghiên cứu và phát triển doanh nghiệp bằng cách xác định nhu cầu của khách hàng. Đáp ứng được nhu cầu của người mua về thẩm mỹ và chất lượng sẽ giúp họ chú ý tới sản phẩm doanh nghiệp cung cấp.
Một vài ví dụ về nhu cầu khách hàng để có thể hiểu hơn về khái niệm này:
- Nhu cầu về giá cả: Khách hàng mong muốn giá cả của một sản phẩm/ dịch vụ cung cấp đi đôi với chất lượng. Mức giá mà doanh nghiệp đưa ra phải sát với giá thị trường.
- Nhu cầu khách hàng về tính ứng dụng: Khách hàng mong muốn sở hữu những sản phẩm đạt chất lượng tuyệt đối. Đáp ứng được toàn bộ chỉ tiêu mà bản thân đặt ra.
- Nhu cầu của khách hàng về sự đồng cảm: Khách hàng chưa am hiểu về sản phẩm./ dịch vụ và mong muốn có sự tư vấn từ đội ngũ CSKH. Cần phải đảm bảo rằng đội ngũ nhân viên phải được đào tạo bài bản để đưa đến cho khách hàng những tư vấn hợp lý nhất.
Xác định nhu cầu khách hàng quan trọng như thế nào?
Như đã nói, doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô kinh doanh, gia tăng doanh thu thì cần phải bám sát được nhu cầu của khách hàng. Chính vì vậy, việc xác định nhu cầu khách hàng rất quan trọng.
- Nắm bắt được nhu cầu khách hàng sẽ thúc đẩy hành vi khách hàng.
- Hiểu được nhu cầu cần thiết của người mua sẽ giúp cho việc kinh doanh của doanh nghiệp mở rộng hơn. Đồng thời, doanh nghiệp cũng sẽ sở hữu lượng lớn khách hàng tiềm năng trong một thời gian dài.
- Liên tục tìm hiểu nhu cầu của khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp định hướng được chiến lược marketing của mình. Đây là điều cần thiết để các doanh nghiệp thu hút lượng lớn người mua. Đồng thời cạnh tranh sức hút của mình với các đối thủ cùng lĩnh vực trên thị trường.
3 chiến lược phân tích nhu cầu khách hàng hiệu quả
Nhu cầu khách hàng được phân thành 2 loại, gồm có: nhu cầu tiềm ẩn hoặc nhu cầu đã được xác định trước đó. Để phân tích nhu cầu khách hàng hiệu quả nhất, bạn nên tuân theo 3 chiến lược phân tích dưới đây.
Phân tích dựa trên nhu cầu người tiêu dùng
Tiếp cận được với nhu cầu khách hàng chính là điều mà mọi doanh nghiệp luôn hướng tới. Sở hữu được lượng khách hàng ổn định sẽ giúp đơn vị kinh doanh tạo được thương hiệu cho bản thân.
Để xét theo nhu cầu khách hàng, doanh nghiệp cần phải làm rõ hai cách tiếp cận. Gồm tiếp cận dựa trên nhu cầu dịch vụ hoặc là dựa trên nhu cầu sản phẩm. Để nắm bắt được nhu cầu khách hàng, các đơn vị kinh doanh cần phải quan sát được hành vi khách hàng. Đồng thời tiếp thu ý kiến đóng góp từ những người mua trước để cải thiện chất lượng đơn vị kinh doanh.
Cách phân tích truyền thống
Áp dụng phương pháp phân tích theo cách truyền thống để thu hút khách hàng là một lựa chọn mà các doanh nghiệp có thể hướng tới. Phương pháp truyền thông chủ yếu dựa trên nghiên cứu định tính trong quy trình tiêu thụ sản phẩm của khách hàng. Tiếp đó là tiến hành định lượng kết quả từ nhiều nguồn khác nhau.
Phân tích nhu cầu khách hàng theo cách truyền thống sẽ giúp doanh nghiệp có góc nhìn khách quan nhất về lượng số lượng mua hàng của người dùng. Cũng như biết được đóng góp, lợi ích của từng sản phẩm đến nhu cầu mua hàng của mọi người.
Tuy nhiên, cách tiếp cận này vẫn chưa thật sự toàn diện khi mà không thể nắm bắt được trọn vẹn tâm lý của khách hàng. Bởi vì tâm lý chính là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng.
Phân tích theo means-end
Với phương pháp means-end, doanh nghiệp có thể tiếp cận gần hơn với khách hàng thông qua tiềm thức, suy nghĩ và cảm xúc. Dựa vào phân tích này, doanh nghiệp sẽ có số liệu cụ thể về nhu cầu của khách hàng. Từ đó tiến hành phân tích, mã hóa để xác định thị trường cung- cầu. Bởi vì dựa vào nhiều số liệu chính xác để phân tích nên phương pháp means-end thường hiệu quả hơn so với cách tiếp cận truyền thống.
Quy trình cụ thể để xác định nhu cầu của khách hàng
Mang đến cho khách hàng cảm giác liền mạch
Ở thời đại công nghệ số phát triển như hiện nay, nhu cầu khách hàng sẽ được xác định thông qua số lượt tìm kiếm hoặc là quá trình mua bán của họ trên các sàn giao dịch thương mại điện tử. Vậy nên, để mang đến cho khách hàng một trải nghiệm tốt nhất thì hách hàng nên tạo lập cho mình một kênh giao dịch linh hoạt. Đảm bảo đáp ứng được toàn bộ yêu cầu mong muốn của khách hàng.
Xác định điểm mạnh/ điểm yếu thông qua mô hình kinh doanh của đối thủ
Cách nhanh nhất tìm ra chiến lược phát triển doanh nghiệp chính là so sánh bản thân với đối thủ cạnh tranh. Việc so sánh mô hình kinh doanh của hai bên sẽ giúp cho doanh nghiệp phát hiện được điểm mạnh và điểm yếu của mình. Thông qua quá trình điều chỉnh mô hình kinh doanh, phương hướng phát triển sẽ được đổi mới và tối ưu hơn. Mô hình này sẽ đáp ứng được toàn bộ nhu cầu của khách hàng, mang lại cho người tiêu dùng những trải nghiệm tốt nhất.
Đổi mới, cải tiến sản phẩm theo thời gian
Liên tục đổi mới hoặc tạo điểm nhấn cho sản phẩm sẽ thu hút được sự chú ý của khách hàng mục tiêu. Theo như nghiên cứu, những điều này tác động trực tiếp vào tâm lý của khách hàng. Cũng chính vì vậy mà người tiêu dùng thường có xu hướng quan tâm nhiều hơn vào các sản phẩm/ dịch vụ mới.
Cung cấp mức giá ưu đãi
Chính sách thu hút khách hàng thông qua giá cả ưu đãi hay những chương trình khuyến mãi cũng là một chiến lược thông minh của doanh nghiệp. Việc cung cấp những sản phẩm chất lượng với mức giá phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp có được lượng lớn khách hàng trung thành với thương hiệu. Điều này đặc biệt quan trọng đối với nhóm khách hàng quan tâm đến giá cả trên thị trường. Chính vì vậy mà phương pháp này được biết đến một trong những chiến lược mang yếu tố quyết định đối với sự thành công của doanh nghiệp kinh doanh.
Những trải nghiệm tốt từ dịch vụ chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp
Dịch vụ chăm sóc khách hàng là điều cần thiết đối với mọi doanh nghiệp. Nhất là với phân khúc khách hàng cần sự cảm thông. Nếu như sở hữu hệ thống đội ngũ nhân viên CSKH chuyên nghiệp, chính sách, quy trình chăm sóc khách hàng tốt thì khách hàng sẽ có nhận định ấn tượng đối với doanh nghiệp. Từ đó cũng nảy sinh sự tin tưởng và quyết định gắn bó trong khoảng thời gian dài.
Bài viết ở trên, Mona Media đã cung cấp những điều doanh nghiệp cần biết về nhu cầu khách hàng. Tìm hiểu và tiếp cận nhu cầu khách hàng là điều cần thiết để doanh nghiệp đạt được sự thành công. Tuy nhiên, không phải khách hàng nào cũng có nhu cầu như nhau. Phân loại phân khúc khách hàng đồng thời phương pháp kinh doanh để nắm bắt nhu cầu của khách hàng là điều mà các doanh nghiệp bắt buộc phải làm được trên con đường kinh doanh thành công!