Điện toán đám mây là thuật ngữ không còn xa lạ với những người làm việc trong lĩnh vực xây dựng, thiết kế Website.
Hybrid Cloud là gì và có giống với những điện toán đám mây khác không? Nếu bạn đang quan tâm đến Hybrid Cloud thì đừng bỏ lỡ các thông tin dưới đây. Bài viết sẽ giới thiệu chi tiết về Hybrid Cloud và các ứng dụng của Hybrid Cloud đối với doanh nghiệp nhé.
Hybrid Cloud là gì?
Hybrid Cloud là điện toán đám mây kết hợp giữa
Public Cloud và
Private Cloud. Điện toán đám mây lai này có thiết kế luân chuyển khối lượng công việc giữa Public Cloud và Private Cloud. Đây là giải pháp hiệu quả cho nhiều bài toán cụ thể của doanh nghiệp, đang dần thay thế vị trí của Public Cloud. Hybrid Cloud mang đến cho doanh nghiệp nhiều tùy chọn triển khai dữ liệu hơn.
Hybrid Cloud dựa trên một lớp ảo hóa (Hypervisor) để lưu trữ các máy ảo (VM) hoặc các vùng chứa. Lớp phần mềm của Private Cloud trên Hypervisor được kết nối bởi các nhóm IT, cung cấp những khả năng như điều phối, tự động hóa, tự phục vụ, phục hồi, hoàn trả… đối với các dịch vụ được cung cấp.
Kiến trúc của mô hình Hybrid Cloud
Kiến trúc của mô hình Hybrid Cloud có thể chia thành hai loại cơ bản là truyền thống và hiện đại. Các trung tâm dữ liệu tại chỗ chuyển đổi sử dụng Hybrid Cloud truyền thống để tạo thành cơ sở hạ tầng Private Cloud. Sau đó, cơ sở hạ tầng tiếp tục kết nối với Public Cloud (thường được cung cấp bởi Google Cloud Services, AWS, Microsoft Azure).
Hybrid Cloud truyền thống là một giải pháp “đóng gói sẵn” đám mây lại, là phần mềm trung gian các doanh nghiệp sử dụng. Tài nguyên do Hybrid Cloud cung cấp sẽ được tích hợp vào phần mềm quản lý tập trung. Người dùng có thể phân bổ, giám sát, quản lý các tài nguyên đó thông qua trung tâm điều khiển.
Hybrid Cloud hiện đại chủ yếu hỗ trợ tính di động của công việc, dựa trên tất cả các môi trường điện toán đám mây. Kiến trúc này giúp tự động hóa công việc triển khai nhiệm vụ để phù hợp với mục đích kinh doanh. Một số doanh nghiệp còn tận dụng công nghệ gốc đám mây tạo ra các ứng dụng mới. Các giải pháp này có tính nhất quán và giúp cải thiện hiệu suất đám mây. Công việc triển khai, quản lý công việc trở nên nhanh chóng, đơn giản hơn.
Ưu điểm của mô hình Hybrid Cloud
Sự kết hợp của Public Cloud và Private Cloud đã mang lại cho mô hình
Cloud Server này nhiều ưu điểm vượt trội.
Tăng sự nhanh nhạy
Các doanh nghiệp kỹ thuật số luôn có nhu cầu thích ứng và chuyển đổi nhanh chóng. Do đó, việc Hybrid Cloud tổng hợp các tính năng vượt trội của Public Cloud và Private Cloud sẽ tăng sự nhanh nhẹn và sức cạnh tranh trên thị trường.
Ứng dụng dữ liệu linh hoạt
Người dùng có thể chuyển dữ liệu và ứng dụng từ Public Cloud sang Private Cloud bằng Hybrid Cloud. Điều này giúp việc xử lý dữ liệu giữa các đám mây linh hoạt hơn, doanh nghiệp có thể phản ứng nhanh chóng với những thay đổi trong chiến lược kinh doanh như sản phẩm, giá cả thị trường.
Chi phí hoạt động thấp
Sử dụng Hybrid Cloud giúp bạn lưu trữ được nhiều dữ liệu hơn. Người dùng có thể lưu trữ dữ liệu quan trọng ở Private Cloud và lưu trữ dữ liệu ít quan trọng hơn ở Public Cloud. Quá trình lưu trữ đơn giản, dễ hiệu giúp người dùng tiết kiệm được thời gian và tối ưu chi phí hoạt động. Hybrid Cloud cũng không yêu cầu người dùng trả trước bất kỳ khoản phí nào.
Tốc độ hoạt động nhanh chóng
Tính năng của đám mây lai tương tự như Edge Computing và Distributed Computing. Tốc độ hoạt động nhanh chóng và có thể cải thiện dễ dàng bằng cách xác định các dịch vụ quan trọng theo hệ thống yêu cầu.
Khả năng mở rộng vô hạn
Hybrid Cloud là sự kết hợp hoàn hảo của đám mây công cộng và đám mây riêng tư. Doanh nghiệp có quyền truy cập không giới hạn với sự giúp đỡ của Public Cloud. Doanh nghiệp cũng có thể thoải mái mở rộng không gian lưu trữ với Private Cloud.
Độ tin cậy lớn
Trong cả trung tâm dữ liệu tại cơ sở, Hybrid Cloud đều triển khai các ứng dụng và dịch vụ. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro xảy ra sự cố cho doanh nghiệp, hạn chế tình trạng gián đoạn hoạt động công việc.
Nhược điểm của mô hình Hybrid Cloud
Bên cạnh những ưu điểm trên thì Hybrid Cloud vẫn còn tồn tại một số hạn chế, có thể kể đến như:
- Hybrid Cloud yêu cầu kết nối mạng luôn luôn ổn định với khả năng tương thích của API cao. Tất cả hoạt động trên Private Cloud đều cần tương tác với nhà cung cấp Public Cloud.
- Doanh nghiệp cần có các phương án dự phòng cho trường hợp xảy ra vấn đề liên quan đến kết nối. Tăng cường khả năng tương thích với nhà cung cấp Public Cloud để tránh các vấn đề gián đoạn dịch vụ.
- Doanh nghiệp cần cấu trúc, phân chia lại khối lượng trong một số trường hợp. Sau đó phải gắn API để tránh tình trạng không kiểm soát được chi phí sử dụng dịch vụ đám mây công cộng.
- Áp dụng Hybrid Cloud cần kiểm tra kỹ lưỡng tốc độ kết nối, làm sao để tối ưu việc truyền tải thông tin, đảm bảo có độ trễ thấp nhất.
- Hybrid Cloud cũng đòi hỏi việc xây dựng và bảo trì Private Cloud nên doanh nghiệp cần có đội ngũ IT có trình độ chuyên môn nhất định. Hệ thống hỗ trợ cùng các công cụ khác khi triển khai các cơ sở dữ liệu, phần mềm mở rộng có thể khiến mô hình trở nên phức tạp hơn.
Những ứng dụng của mô hình Hybrid Cloud
Dưới đây là một số ứng dụng của mô hình Hybrid Cloud đối với các hoạt động kinh doanh.
Hỗ trợ doanh nghiệp triển khai mô hình tại chỗ
Hybrid Cloud hỗ trợ việc triển khai những mô hình cục bộ, thông qua đó để lưu trữ dữ liệu và các công việc quan trọng. Doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ Public Cloud từ bên cung cấp
dịch vụ hosting để lưu trữ cùng một lúc các tài nguyên ít quan trọng hơn.
Là công nghệ cho phép phát triển, xây dựng, mở rộng mô hình hạ tầng, doanh nghiệp có thể dùng Hybrid Cloud để tối ưu chi phí. Sử dụng dịch vụ Public Cloud của bên thứ ba giúp lưu trữ tài nguyên linh hoạt hơn, hỗ trợ doanh nghiệp triển khai mô hình tại chỗ. Doanh nghiệp không cần phải đầu tư vào các hệ thống chỉ dùng được một vài lần mỗi năm.
Sử dụng cho những công việc biến động cao
Do lượng sử dụng tăng đột biến, hầu hết hệ thống nhập lệnh giao dịch có thể bị quá tải. Hybrid Cloud sử dụng hiệu quả trong những trường hợp công việc biến động cao như vậy. Sau khi truy cập tài nguyên để đáp ứng nhu cầu điện toán, bạn nên dùng môi trường của Hybrid Cloud giúp xoay vòng linh hoạt khối lượng công việc đang có.
Nếu khối lượng công việc vượt quá khả năng của Hybrid Cloud có thể lập tức chuyển sang Public Cloud. Sự xuất hiện của Hybrid Cloud rất có lợi cho những doanh nghiệp lớn, cần điều hành khối công việc khổng lồ. Đây chính là giải pháp hoàn hảo với những công việc có khả năng mở rộng cao và tính chất đột biến.
Xử lý dữ liệu lớn Big Data
Xử lý dữ liệu lớn Big Data chưa bao giờ là điều dễ dàng. Nhưng nếu doanh nghiệp của bạn đã biết Hybrid Cloud là gì và ứng dụng đám mây này thì có thể xử lý vấn đề này đơn giản hơn. Bộ nhớ của Hybrid Cloud Storage có thể duy trì hoạt động kinh doanh trong khi vẫn đang xử lý lượng lớn dữ liệu.
Sử dụng cùng lúc nhiều dịch vụ IT
Hybrid Cloud cũng giúp doanh nghiệp có thể sử dụng cùng lúc nhiều dịch vụ IT. Điều này giúp doanh nghiệp có các giải pháp lưu trữ ổn định, linh hoạt với chi phí thấp nhất. Ứng dụng của Hybrid Cloud mang lại các giải pháp xử lý công việc cực kỳ hiệu quả, tiết kiệm nhiều thời gian.
Bài viết trên đã giới thiệu tới bạn những thông tin cơ bản của Hybrid Cloud. Hy vọng qua đây bạn đã hiểu hơn Hybrid Cloud là gì và các ứng dụng của đám mây điện toán này. Mặc dù Hybrid Cloud chưa phải là giải pháp hoàn hảo nhất nhưng với những lợi ích vượt trội Hybrid Cloud mang lại, đây chắc chắn là giải pháp lý tưởng trong thời điểm hiện tại.