Digital Marketing

18 Tháng Ba, 2023

USP là gì? 3 bước xác định USP cho doanh nghiệp

MONA.Media

ADMIN

1,4k
360
50
Trong quá trình phân tích SWOT, định hướng chiến lược kinh doanh hay lập ra chiến lược marketing tiếp cận khách hàng,… công việc nào cũng đòi hỏi phải xoay quanh USP của doanh nghiệp. Vậy USP là gì và nó có tác dụng gì đối với sự phát triển của thương hiệu? Cách xác định USP như thế nào cho hiệu quả? Bài viết dưới đây Mona sẽ giải thích tất cả về USP và những khía cạnh liên quan đến USP.

Định nghĩa USP là gì?

USP là viết tắt của từ tiếng Anh Unique selling proposition. USP còn có các tên gọi khác như unique selling point hay unique value proportion (UVP).
  • Dù là tên gọi gì đây vẫn là một thuật ngữ kinh doanh chỉ những đặc điểm độc nhất mà một doanh nghiệp có để cạnh tranh với đối thủ của mình trên thị trường. USP là một dấu hiệu một đặc điểm nhận dạng độc nhất giúp khi nhắc đến thương hiệu, khách hàng sẽ nhớ tới ngay lập tức.
  • Mỗi một doanh nghiệp, thương hiệu khi làm marketing cần phải chú ý tìm ra một USP sao cho thật phù hợp. Mọi chiến lược kinh doanh hay tiếp thị cần phải xoay quanh việc nêu bật và lan tỏa USP này đến với người dùng.
  • Mỗi một thương hiệu chỉ nên làm nổi bật 1 đặc điểm tối ưu nhất, thu hút nhất. Không nên ôm đồm quảng cáo tất cả các khả năng của mình vì như vậy sẽ không tạo ra điểm nhấn và sự khác biệt trong lòng người tiêu dùng.

Lợi ích của việc xác định USP là gì

Lợi ích của việc xác định USP

1. Tạo lợi thế cạnh tranh

Lợi ích lớn nhất, dễ nhận thấy nhất của một doanh nghiệp có USP rõ ràng chính là lợi thế cạnh tranh.
  • Thương hiệu của bạn có điểm càng nổi bật hơn, khác biệt so với phần còn lại trên thị trường thì người dùng sẽ càng dễ nhận ra hơn. Ngược lại, mặc dù bạn có chất lượng sản phẩm tốt hay phục vụ chu đáo đến mấy, nhưng không có điểm nhấn nào để gợi nhớ đến hình ảnh của mình, thì cũng sẽ không thể cạnh tranh lại với đối thủ.
  • USP đặc biệt tỏ ra hiệu quả trong việc thu hút khách hàng mới, những người chưa được thử tận tay sản phẩm của bạn. Bởi vì họ chưa từng trải nghiệm, nên thứ duy nhất họ nhớ về bạn chính là điểm độc đáo nhất, USP mà bạn quảng bá.
  • Nếu USP của nổi bật hơn, thu hút hơn đối thủ, kèm với đó là hứa hẹn giải quyết được vấn đề của khách hàng, họ sẽ có tỷ lệ cao chọn bạn.
Tuy nhiên, USP không phải chỉ để mời gọi. Sau khi tự mình trải nghiệm khách hàng sẽ đánh giá lại USP của bạn và đánh giá xuyên suốt quá trình gắn bó với thương hiệu, do đó bạn cũng cần phải giữ được chính mình – củng cố đặc điểm độc nhất của mình.

2. Tạo dựng lòng tin, uy tín cho doanh nghiệp

Nguyên tắc xác định USP là một trong những điều bạn làm tốt nhất và có những tài nguyên độc nhất để thực hiện nó. USP của bạn không phải là lời nói suông để tạo ấn tượng và để củng cố sự trung thành cho khách hàng.
  • Khi bạn đưa USP ra như một lời hứa và bạn hoàn thành được nó, uy tín của doanh nghiệp sẽ được củng cố. Về phía người dùng, họ sẽ vô cùng hài lòng khi thấy những kỳ vọng của mình được đáp ứng.
  • USP là đặc điểm được xuất hiện nhiều nhất, nổi bật nhất của doanh nghiệp, do đó cũng là thứ bị soi xét nhiều nhất. Người dùng sẽ đánh giá xem bạn có thực hiện được USP của mình hay không rồi mới đánh giá tới những khía cạnh khác.
Ngược lại, nếu bạn đáp ứng được những gì nêu ra trong USP thì có thể đạt được sự hài lòng cao nhất và nhận về sự tin tưởng mạnh mẽ của khách hàng. Khi họ đã hài lòng thì những khía cạnh khác mà bạn làm không tốt cũng có ít tác động tiêu cực hơn.

3. Dễ dàng lan tỏa

USP là một công cụ xây dựng thương hiệu (Branding) USP là một công cụ xây dựng thương hiệu (Branding) vô cùng hiệu quả bởi vì nó là độc nhất, nổi bật và có thể dùng để đánh dấu thương hiệu trong trí nhớ của người tiêu dùng. Hầu hết các thương hiệu đều cố gắng đưa USP vào trong slogan của mình. Sự dễ nhớ và vị trí xuất hiện của slogan cộng hưởng và giúp cho việc đưa thông điệp USP vào trong lòng khách hàng. Ngoài slogan, USP còn nên được xuất hiện ở nhiều nơi khác, như trong nội dung của website, trong trang giới thiệu, trong điều khoản dịch vụ hay trong lời chào của nhân viên chăm sóc khách hàng. Nói chung, USP sẽ được nhắc đi nhắc lại để khắc sâu nó vào tâm trí của người dùng. Tham khảo: Cách làm content marketing hiệu quả cho doanh nghiệp Do đó, xác định được USP nổi bật, chính xác và hiệu quả sẽ giúp cải thiện khả năng lan tỏa thương hiệu, định vị thương hiệu của bạn trên thị trường.

4. Kim chỉ nam cho quá trình phát triển doanh nghiệp

Thực tế thì USP không phải là một thông điệp quảng cáo, thu hút sự chú ý của người dùng. Ngược lại, USP chính là trọng tâm mà doanh nghiệp cần phát triển xoay quanh.
  • Bởi vì USP là những đặc điểm độc nhất chỉ bạn mới có, do đó, cần phải tập trung duy trì và phát huy nó để tạo nên thế mạnh cho chính mình.
  • USP là một yếu tố cần được xem xét mỗi khi doanh nghiệp thực hiện phân tích SWOT – phân tích điểm mạnh điểm yếu để tìm ra chiến lược kinh doanh đúng đắn.
Khi hoạch định hành trình khách hàng (Customer journey) và các chiến lược marketing, bạn cũng cần xem xét cộng hưởng với USP, khiến điểm độc nhất của bạn càng nổi bật hơn nữa trong trải nghiệm của người dùng.

Các bước xác định USP cho doanh nghiệp là gì

Các bước xác định USP cho doanh nghiệp Vì ý nghĩa then chốt của mình cho sự phát triển của doanh nghiệp, USP cần được phân tích một cách kỹ lưỡng. Không phải bất cứ thứ gì bạn làm tốt hay chỉ một mình bạn có đều được tính là unique selling proposition. Quá trình chọn ra USP cơ bản gồm 3 bước:

1. Phân tích bản thân

Để tìm được USP, việc đầu tiên là phải đặt ra cho bản thân doanh nghiệp một số câu hỏi, như:
  • Điều gì doanh nghiệp làm tốt nhất?
  • Doanh nghiệp có những tài nguyên độc nhất nào?

2. Customer insight

Câu hỏi thứ 2 cần hỏi chính là về khách hàng.
  • Điều gì khiến khách hàng chọn sản phẩm của bạn thay vì các đối thủ khác trên thị trường?
  • Khách hàng thích thú với đặc điểm gì ở bạn?
Để trả lời được những câu hỏi liên quan đến khách hàng, bạn có thể phải nhờ đến Customer Insights. Việc phân tích customer insights cho bạn một sự thấu hiểu các hành vi tiêu dùng và động cơ mua hàng từ người tiêu dùng.

3. Đối thủ

Bước cuối cùng để chọn ra USP phù hợp với doanh nghiệp là hãy nhìn sang đối thủ. Bởi vì USP là điểm độc nhất, bạn cần tránh trùng lặp với những thương hiệu đã có trên thị trường nhiều nhất có thể.
  • Nếu không thể quá khác biệt thì phải mở rộng thông điệp, tạo những điểm nhấn độc đáo. Việc sử dụng từ ngữ khéo léo cũng góp phần tạo ra một USP vừa độc đáo vừa mới lạ, không dễ bị nhầm lẫn với những thứ đã có.
  • Việc USP bị trùng với đối thủ thực ra không quá nhiều, bởi luôn có những biến số tạo sự khác biệt mà bạn có thể tận dụng, đơn cử như đối tượng mục tiêu.
  • Mỗi doanh nghiệp sẽ có một nhóm đối tượng mục tiêu khác nhau, bạn chỉ cần gắn đối tượng mục tiêu vào USP của mình thì có thể tạo nên sự nổi bật riêng (“khóa học yoga cho người lớn” và “khóa học yoga cho thanh thiếu niên” chẳng hạn.)
Trên đây là giải thích USP là gì cũng như cách xác định USP một cách hiệu quả dành cho doanh nghiệp. Có thể thấy USP rất quan trọng trong việc định vị thương hiệu, giúp tạo dấu ấn và lan tỏa thương hiệu đến người tiêu dùng.

Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp

Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!

Liên hệ Mona