18 Tháng Ba, 2023
Target là gì? Cách target thị trường mục tiêu hiệu quả
Target chính là một yếu tố quan trọng góp phần lớn vào sự thành công cho doanh nghiệp. Theo đó, khi xác định target là gì sẽ góp phần giúp bạnh tìm ra thị trường mục tiêu hay những nhóm đối tượng khách hàng hướng đến,… Đây cũng chính là những “điều kiện cần” mà doanh nghiệp không nên bỏ qua để tránh lãng phí cũng như đạt hiệu quả kinh doạnh tốt hơn. Vậy cụ thể Target là gì và cách target khách hàng mục tiêu như thế nào? Cùng MONA Media tìm hiểu những thắc mắc này qua bài viết dưới đây nhé!
Target là gì?
Target nghĩa là gì? Target được hiểu là mục tiêu. Target cá nhân là việc đặt ra các mục tiêu riêng cho bản thân để dễ dàng sắp xếp công việc logic, khoa học để đạt được hiệu quả cao. Việc tự xây dựng target cho mình sẽ giúp bạn có thêm nguồn động lực để phấn đấu và ngày càng hoàn thiện giá trị của bản thân.
Target trong Marketing là việc xác định đối tượng hoặc nhóm khách hàng có đặc điểm chung, có mối quan tâm đến sản phẩm của doanh nghiệp và xác định thị trường mục tiêu để phục vụ cho việc triển khai các chiến lược Marketing, chiến lược bán hàng hay những định hướng kinh doanh mà doanh nghiệp cần đạt được. Nói cách khác, target là việc phân tích, xác định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp sẽ hướng tới.
Target trong Marketing có vai trò gì?
Thị trường bao gồm rất nhiều khách hàng với đa dạng nhu cầu và mục đích mua sắm khác nhau. Mỗi nhóm đối tượng khách hàng sẽ có những đòi hỏi khác nhau về sản phẩm, dịch vụ, giá bán,… Do đó, doanh nghiệp cần xác định target là gì để tiến hành phân khúc thị trường và đối tượng khách hàng phù hợp với chiến dịch Marketing của mình.
Cụ thể, “chạy Target” có vai trò quan trọng trong hoạt động Marketing của doanh nghiệp như sau:
- Xác định và tiếp cận chính xác các đối tượng khách hàng mục tiêu để xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn.
- Dễ dàng đề xuất những phương án chi tiết, cụ thể.
- Lên kế hoạch kinh doanh rõ ràng giúp tập trung tối đa để hướng đến khách hàng tiềm năng.
Lợi ích khi chạy Target là gì đối với doanh nghiệp
Khi đặt target đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã xác định được thị trường mục tiêu cũng như đối tượng khách hàng tiềm năng cần hướng đến trong một giai đoạn nào đó trong tương lai. Bên cạnh đó, target cũng mang lại những lợi ích cho doanh nghiệp như sau:
- Giảm thiểu những chi phí không cần thiết, bởi doanh nghiệp sẽ không phải tốn tiền cho những khách hàng không tiềm năng.
- Xác định “tài lực và vật lực” để thực hiện kế hoạch giúp gia tăng hiệu quả và tiếp cận mục tiêu dễ dàng hơn
- Tối ưu các phương pháp và giảm thiểu rủi ro từ chiến lược phát triển và những cuộc cạnh tranh với đối thủ
- Giúp doanh nghiệp có thể chủ động hơn khi triển khai các kế hoạch đã được xây dựng sẵn sàng từ đó tập trung hướng đến mục tiêu để chiến lược trở nên hiệu quả hơn.
Hướng dẫn cách Target thị trường mục tiêu hiệu quả
Nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường là việc mà doanh nghiệp cần dành nhiều thời gian để target khách hàng được chuẩn xác. Hoạt động nghiên cứu thị trường có vai trò trong việc xác định và định hướng mục tiêu cụ thể. Hiện nay, có rất nhiều cách để các doanh nghiệp có thể tìm hiểu cũng như khảo sát thói quen mua sắm của khách hàng như:
- Phỏng vấn: Doanh nghiệp có thể phỏng vấn khách hàng bằng cách liên hệ với những khách hàng cũ để tìm hiểu về xu hướng mua sắm hoặc có thể khai thác thêm thông tin trong quá trình trò chuyện tại những lúc giao dịch với khách hàng mới.
- Đặt câu hỏi: Với cách đặt câu hỏi các doanh nghiệp chỉ cần gửi những câu hỏi nhỏ để khai thác thông tin đến danh sách khách hàng tiềm năng và những feedback của họ sẽ là những thông tin mà doanh nghiệp đang cần.
- Khảo sát: Doanh nghiệp có thể thiết lập và gửi đến khách hàng các bài khảo sát nhỏ qua email hoặc blog..
Xác định khách hàng hiện tại
Một trong những việc làm đầu tiên mà các doanh nghiệp phải làm khi đặt target là gì? Câu trả lời là xác định chân dung khách hàng hay còn gọi là Customer Persona. Công việc này rất đơn giản bởi chỉ cần thu thập được thông tin, sở thích và lý do khiến khách hàng mua sản phẩm của doanh nghiệp.
Một vài gợi ý cho các doanh nghiệp thu thập thông tin như:
- Độ tuổi: Doanh nghiệp cần phải xác định được độ tuổi của khách hàng bởi ở mỗi độ tuổi khác nhau thì nhu cầu mua sắm và sử dụng dịch vụ sẽ khác nhau.
- Giới tính: Đây là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp có thể xác định chính xác nhu cầu tiêu dùng giữa nam và nữ bởi nhu cầu tiêu dùng theo giới tính có sự khác biệt rất lớn
- Khả năng tài chính: thu nhập của mỗi người có ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu mua sắm của họ. Người có thu nhập cao thường sẽ quan tâm nhiều hơn về chất lượng còn người có thu nhập thấp sẽ quan tâm chi phí.
Xác định quy mô thị trường
Không một doanh nghiệp nào không muốn hướng đến một thị trường có quy mô lớn, tuy nhiên nếu như doanh nghiệp lựa chọn thị trường có quy mô vượt quá khả năng cho phép thì sẽ không tránh khỏi việc gặp phải những rủi ro nghiêm trọng. Vì thế để đảm bảo doanh nghiệp có đạt target hay không, bạn cần lựa chọn những thị trường có quy mô vừa phải và phù hợp với nguồn lực hiện có.
Đánh giá tính cạnh tranh của doanh nghiệp
Cách target thị trường mục tiêu chính là minh chứng của câu nói “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Trong kinh doanh dù bất kể là sản phẩm dịch vụ nào cũng đều có các đối thủ cạnh tranh. Vì thế các doanh nghiệp luôn phải đi tìm câu trả lời cho 2 câu hỏi lớn về đối thủ cạnh tranh của mình:
- Đối thủ của doanh nghiệp đang nhắm đến ai?
- Ai là khách hàng hiện tại của đối thủ?
Sau khi đã xác định được khách hàng mục tiêu cũng như hiểu rõ hơn về đối thủ của mình, doanh nghiệp sẽ dễ dàng triển khai các chiến lược kinh doanh đồng thời tìm được thị trường kinh doanh phù hợp.
→Có thể bạn quan tâm:
Phân tích sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp
Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa quan tâm nhiều đến việc phân tích sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đối với target là gì. Tuy nhiên đó là một việc làm thiếu sót bởi việc nắm rõ chất lượng cũng như lợi ích mà sản phẩm mang lại sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn để thuyết phục khách hàng. Khi đã hoàn thành việc phân tích chất lượng của sản phẩm dịch vụ, doanh nghiệp cần lập danh sách những đối tượng mà doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu và lợi ích của họ.
Phân tích tâm lý khách hàng
Không chỉ dừng lại ở việc thu thập những thông tin cơ bản như MONA đã chia sẻ phía trên. Doanh nghiệp cần phải xem xét cả về khía cạnh tâm lý của khách hàng để biết được những đặc điểm mang tính cá nhân hơn.
Ví dụ như: Thái độ của khách hàng, phong cách sống, hành vi,… Từ đó doanh nghiệp có thể thuận lợi xác định sản phẩm, dịch vụ nào phù hợp với tâm lý mua hàng của những đối tượng khách hàng đó. Khi nào khách hàng sẽ sử dụng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp và sử dụng như thế nào? Điều gì ở sản phẩm phù hợp và có thể thu hút được khách hàng?
Một số câu hỏi thường gặp về cách đặt Target là gì?
Thị trường mục tiêu là gì?
Thị trường mục tiêu trong tiếng Anh gọi là Target Market. Trong thị trường mục tiêu bao gồm tất cả khách hàng, cá nhân hoặc tổ chức có khả năng cao sẽ quan tâm, sử dụng hoặc mua sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp.
Có những công cụ nào có thể xác định quy mô thị trường?
Hiện nay, đối với những doanh nghiệp đang kinh doanh theo hình thức online muốn xác định quy mô thị trường cần phải có sự trợ giúp từ các công cụ hỗ trợ. Một số công cụ hỗ trợ phổ biến được nhiều doanh nghiệp sử dụng như: Google Trends, Facebook Power Editor, Google Keyword Planner,…
Cách target thị trường mục tiêu như thế nào?
Doanh nghiệp cần phải trả lời được một vài câu hỏi sau để có thể xác định được thị trường mục tiêu hiệu quả. Cụ thể là:
- Khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp là những ai?
- Sở thích của những khách hàng đó là gì?
- Hành vi mua hàng của họ như thế nào?
- Cách tốt nhất để giao tiếp với khách hàng là gì?
Muốn đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh, các doanh nghiệp nên coi trọng việc đặt target để xây dựng được chiến lược phù hợp. Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc hiểu hơn về target là gì cũng như nắm được các kinh nghiệm xác định target khách hàng mục tiêu hiệu quả.
Bài viết liên quan
Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp
Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!