Kiến thức kinh doanh

18 Tháng Ba, 2023

Market Share là gì? Thông tin cơ bản cần biết về thị phần

Trong thị trường có sự cạnh tranh khốc liệt, market share chính là chỉ số để nhận biết thương hiệu nào đang dẫn đầu, thứ hai, thứ ba… Market share là một biến số luôn thay đổi. Mỗi doanh nghiệp luôn nỗ lực thực hiện các hoạt động, chiến lược kinh doanh để gia tăng chỉ số này. Mona Media sẽ giúp bạn hiểu được Market share là gì và Những chiến lược nào được thực hiện để nâng cao thị phần.

Market Share là gì?

Market share còn được gọi là thị phần. Có rất nhiều cách để diễn đạt market share là gì. Thị phần đề cập đến phần hoặc tỷ lệ phần trăm của thị trường mà một công ty hoặc một tổ chức chiếm được. Nói cách khác, thị phần của một công ty là tổng doanh số bán hàng của nó trong mối quan hệ với doanh số bán toàn ngành mà nó đang hoạt động. Tất cả những khái niệm này đều chỉ xét trong một khoảng thời gian đã được xác định.

Công thức tính Market Share

Thị phần được tính bằng cách lấy doanh số bán hàng của công ty trong kỳ đó chia cho tổng doanh số bán hàng của toàn ngành ở cùng thời kỳ.

Ý nghĩa của market share đối với doanh nghiệp

Thị phần chính là thước đo quan trọng nhất mà các công ty có thể sử dụng để đánh giá hiệu quả cho bất kỳ nỗ lực tạo doanh thu nào đã thực hiện. Chẳng hạn như các chiến dịch tiếp thị, xây dựng thương hiệu hoặc chương trình quan hệ khách hàng CRM.

Con số về thị phần sẽ cho doanh nghiệp thấy được bản thân đang làm tốt hay không tốt như thế nào so với đối thủ cạnh tranh. Cho phép bạn định lượng được tác động của các chiến lược và việc thực thi chiến thuật đối với kết quả kinh doanh. Nó cũng giúp bạn đánh giá được hiệu quả của các hoạt động đã thực hiện trước đây.

Những tác động của Market Share đối với doanh nghiệp là gì?

  • Tăng lợi nhuận nhờ hiệu quả theo quy mô: Sự gia tăng thị phần của một công ty cho phép công ty sản xuất sản phẩm hoặc gia tăng dịch vụ trong một thị trường có nhiều người tiêu dùng hơn và cầu về lượng sản phẩm, dịch vụ tăng lên. Từ đó, hoạt động sản xuất hàng loạt được thực hiện. Chi phí sản xuất/ sản phẩm giảm xuống giúp lợi nhuận của mỗi sản phẩm tăng lên.
  • Tăng doanh số bán hàng và số lượng khách hàng: Sự gia tăng thị phần cũng giúp thúc đẩy tăng tổng doanh số bán hàng. Ứng dụng tâm lý đám đông, khi thấy nhiều người xung quanh sử dụng sản phẩm, dịch vụ thì họ sẽ tò mò, tìm hiểu và dùng thử. Như vây, số lượng người dùng đã tăng thêm.
  • Lan toả thương hiệu: Một khi thị phần đã được nâng cao thì danh tiếng thương hiệu cũng theo đó mà phát triển lên. Ngược lại, danh tiếng tốt lại thu hút được sự quan tâm, chú ý của khách hàng mới và sản lượng tiêu thụ lại tăng lên.
  • Thống trị ngành: Khi một doanh nghiệp chiếm được thị phần quá lớn, nó sẽ trở thành “người thống trị trong ngành”. Những doanh nghiệp nhỏ khác buộc phải thực hiện các biện pháp khác biệt để có thể tồn tại, cạnh tranh với kẻ thống trị này và thường là rất khó khăn.
  • Tăng quyền thương lượng: Với sự gia tăng thị phần, một doanh nghiệp sẽ dần trở thành “kẻ thống trị” có quyền lực. Do vậy, nó có thể thực hiện một số ưu thế như thương lượng với nhà cung cấp và thành viên trong kênh phối.

Chiến lược nâng cao Market Share cho doanh nghiệp

Để nâng cao được thị phần của mình, các doanh nghiệp không ngừng nỗ lực thực hiện các hoạt động. Dưới đây là những chiến lược hoạt động chủ yếu.

Tìm thị trường ngách và tạo ra các sản phẩm phù hợp với thị trường đó

Khi thị trường lớn đã có quá nhiều các ông lớn cạnh tranh gay gắt với nhau, việc “chen chân” vào đó không phải là quyết định thông minh. Tha vào đó, hãy nghiên cứu để tìm ra những thị trường nhỏ hơn, gọi là thị trường ngách để có thể “thở” và phát triển.

Tham khảo: 5 Cách giúp xác định đúng thị trường ngách

Hiểu đối thủ cạnh tranh trực tiếp của bạn

Hiểu đối thủ cạnh tranh là việc tìm hiểu các nhà lãnh đạo khác đang làm gì và so sánh sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mình với họ. Chỉ khi biết sự cạnh tranh xung quanh như thế nào thì bạn mới nhận ra được khoảng trống cần lấp đầy hay những khác biệt mà mình đang có. Từ đó sẽ có hành động phù hợp để trở nên nổi trội, nhấn mạnh sự độc nhất đó.

Tham khảo: 7 Bước phân tích đối thủ cạnh tranh hiệu quả

Chiến lược 4P về sản phẩm, giá, phân phối và truyền thông

Khách hàng ngày càng hướng sự chú ý đến việc tiêu dùng những sản phẩm chất lượng cao và đa dạng về kích thước, chủng loại. Nếu bạn đảm bảo được điều đó, khả năng cao sẽ giữ được khách hàng cũ và thu hút thêm những khách hàng mới.

Một doanh nghiệp có thể mở rộng thị phần của mình bằng cách hạ giá thành sản phẩm/dịch vụ. Giảm giá sẽ thu hút nhiều khách hàng hơn và từ đó mở rộng số lượng người mua, tăng doanh số bán hàng.

Phân phối đề cập đến việc hàng hóa của doanh nghiệp được bán ở đâu, vị trí gian hàng như thế nào. Nếu sản phẩm được trưng bày ở gian chính giữa của cửa hàng bán lẻ, siêu thị thì chắc chắn sẽ thu hút được ánh nhìn của người qua lại. Sự tò mò sẽ thúc đẩy họ tìm hiểu sản phẩm, mua dùng thử và nếu hợp sẽ trở lại mua thêm ở nhiều lần sau.

Các hoạt động về truyền thông như quảng cáo, quan hệ công chúng, bán hàng cá nhân, marketing trực tiếp, xúc tiến bán hàng là những hoạt động tiêu tốn chi phí nhưng hiệu quả để tăng thị phần. Với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, chỉ khi thông tin được trải rộng và nổi bật thì thương hiệu mới có khả năng sống sót.

Đổi mới công nghệ

Khi một công ty đưa ra thị trường những sản phẩm đầu tiên được làm từ công nghệ thì người tiêu dùng sẽ muốn sở hữu chúng. Ai cũng muốn trở thành những “người đầu tiên”. Dù sau này bạn có bán công nghệ đó cho đối thủ hay đối thủ cũng học được điều mới này, danh tiếng “đầu tiên” đã kịp thời gắn với doanh nghiệp của bạn rồi.

Người tiêu dùng thường nhớ rất rõ cái “đầu tiên”. Do vậy, họ sẽ có sự trung thành cao. Họ ngại việc phải thay đổi và thử lại chất lượng sản phẩm đến từ một thương hiệu mới.

Tăng lòng trung thành của khách hàng

Doanh nghiệp ngăn chặn việc khách hàng của họ chuyển sự chú ý sang đối thủ cạnh tranh bằng việc tăng cường các mối quan hệ. Đây có thể là việc liên hệ tìm hiểu về trải nghiệm sản phẩm, lời cảm ơn khi sử dụng, tặng các mã phiếu, tặng thưởng trong các sự kiện…

Xem thêm: Bí quyết xây dựng lòng trung thành của khách hàng

Tập trung vào nhân viên

Các công ty có thị phần cao nhất trong ngành thông thường sẽ là nơi quy tụ của nhiều nhân viên lành nghề và tận tâm nhất. Đưa những nhân viên ưu tú này vào làm sẽ giảm chi phí liên quan đến đào tạo. Đồng thời, công ty có thể dành nhiều nguồn lực vào năng lực cốt lõi doanh nghiệp.

Cách để nhân viên trở nên trung thành, tận tụy với công việc là mang đến mức lương trợ cấp, đãi ngộ hợp lý và cạnh tranh. Ngoài ra, môi trường làm việc lành mạnh, năng động cũng là cách để giữ chân người tài.

Mua lại, sáp nhập

Cuối cùng, một trong những phương pháp hiệu quả nhất để tăng thị phần là mua lại đối thủ cạnh tranh. Khi sáp nhập, công ty thành công ở hai việc là tăng lượng khách hàng và giảm số lượng công ty cạnh tranh.

Hiểu rõ về market share là gì sẽ giúp bạn định vị được vị trí của doanh nghiệp trên thị trường và trong lòng khách hàng. Việc gia tăng market share không hề dễ dàng và nhanh chóng. Nó cần một khoảng thời gian dài và xây dựng kế hoạch, chiến lược hành động phù hợp.

Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp

Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!

Liên hệ Mona