Influencer Marketing là thuật ngữ được sử dụng nhiều trong truyền thông Marketing hiện đại. Hình thức truyền thông này mang đến hiệu quả nhanh và nhắm được đối tượng khách hàng mục tiêu hiệu quả khi lựa chọn đúng Influencer. Vậy khái niệm Influencer Marketing là gì? Cách để triển khai chiến dịch Influencer Marketing hiệu quả cho mọi doanh nghiệp như thế nào? Bài viết sau,
Mona Media sẽ giải đáp cho bạn toàn bộ những thắc mắc trên.
Influencer là gì?
Influencer dịch nghĩa sang tiếng Việt là người ảnh hưởng. Trong truyền thông
Marketing, Influencer là những cá nhân hay nhóm người có ảnh hưởng nhất định đến quyết định mua hàng của người khác. Những người có ảnh hưởng nhận được sự công nhận từ công đồng về kiến thức, địa vị và cả các mối quan hệ.
Các loại Influencer hiện nay
Phân loại Influencer hiện nay được chia theo lượng người theo dõi trên nền tảng xã hội. Hiện có 5 loại Influencer gồm:
- Mega-influencers với lượng người theo dõi từ 500,000 đến trên 1 triệu.
- Macro-influencers với lượng người theo dõi từ 100,000 đến 500,000.
- Mid-tier influencers với lượng người theo dõi từ 50,000 đến 100,000.
- Micro-influencers với lượng người theo dõi từ 10,000 đến 50,000.
- Nano-influencers với lượng người theo dõi từ 1,000 đến 10,000.
Influencer Marketing là gì?
Influencer Marketing là một chiến lược tiếp thị trong đó các doanh nghiệp hoặc nhà quảng cáo hợp tác với các cá nhân, người nổi tiếng trên mạng xã hội (gọi là influencers) để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của họ đến khán giả mục tiêu. Trong hình thức truyền thông này, sẽ sử dụng người nổi tiếng để thúc đẩy nhận thức về thương hiệu, tăng doanh số bán hàng, tăng
Traffic website…
Trong nhiều năm trước đây, bạn thường thấy Influencer Marketing trên TV như các diễn viên, ca sĩ… đóng video quảng cáo giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu. Ở thế giới hiệu đại ngày nay, sự xuất hiện của hình thức truyền thông này đa dạng hơn. Bên cạnh TV, những chiến dịch này còn xuất hiện trên mạng xã hội như Facebook, TikTok, Youtube… hay website doanh nghiệp.
->Xem thêm:
Watermark Là Gì? Sự Khác Nhau Giữa Watermark Và Logo
Ưu và nhược điểm khi sử dụng Influencer Marketing
Hình thức truyền thông sử dụng Influencer có những ưu điểm và hạn chế riêng so với những cách thức truyền thông khác. Những ưu điểm hàng đầu được người quản trị marketing nhận thức:
- Mức ngân sách đầu tư đa dạng, bạn được quyền lựa chọn sao cho phù hợp với ngân sách chiến dịch truyền thông. Tùy theo từng loại Influencer và mức độ tương tác mà giá booking sẽ khác nhau.
- Doanh nghiệp nhận được sự tin tưởng của đối tượng khách hàng mục tiêu nhanh chóng, đặc biệt khi nhóm khách hàng là người hâm mộ của Influencer.
- Phạm vi tiếp cận của thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ được mở rộng nhanh chóng. Sự tiếp cận không chỉ trong nhóm người theo dõi mà còn có cả người có quan tâm hay một bộ phận công chúng mục tiêu tiệm cận – những người được người hâm mộ lan truyền.
Bên cạnh ưu điểm, hình thức này còn có những hạn chế nhất định như:
- Gây khủng hoảng truyền thông nhanh chóng nếu thông điệp truyền đi không chính xác, vi phạm tiêu chuẩn xã hội…
- Hiệu quả truyền thông không tốt nếu bạn chọn sai Influencer.
- Việc đo lường hiệu quả truyền thông yêu cầu những người có kinh nghiệm cao.
Lợi ích khi sử dụng Influencer Marketing
Tăng nhận thức về thương hiệu và phạm vi tiếp cận
Hầu hết mỗi Influencer trên mạng xã hội đều có tới hàng nghìn đến hàng triệu người xem mỗi ngày. Theo khảo sát, 50 Influencer có nhiều lượt theo dõi nhất trên Instagram có tới 2.5 tỷ người theo dõi tài khoản.
Trên cơ sở đó, khi doanh nghiệp hợp tác với Influencer sẽ xâm nhập được vào thị trường ngách phù hợp với sản phẩm, dịch vụ. Đây là cơ hội tốt để doanh nghiệp tăng nhận thức về thương hiệu và mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng mục tiêu.
Tiếp thị bằng cách sử dụng Influencer mang đến khả năng giao tiếp với khách hàng một cách khả thi và không phô trương. Cách này cho phép nhà tiếp thị tiếp cận đối tượng người thuộc Millennials và Gen Z hiệu quả. Đây là nhóm người nổi tiếng với đặc điểm rất cởi mở khi tiếp nhận thông tin qua nền tảng mạng xã hội.
Xây dựng uy tín và niềm tin
Những Influencer là đối tượng đã được người khác công nhận là chuyên gia trong lĩnh vực của họ. Người ảnh hưởng đã xây dựng được mối quan hệ tin tưởng, đầy tôn trọng với người hâm mô của họ. Do đó, mọi người tin tưởng và những ý kiến, lời khuyên hay khuyến nghị được đưa ra.
Khi Influencer mang đến một sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu, người theo dõi sẽ không coi đây hoàn toàn là quảng cáo. Nhờ đó, mọi người sẽ cởi mở hơn khi sử dụng thương hiệu của doanh nghiệp.
->Xem thêm:
D2C Là Gì? Cách Xây Dựng Mô Hình D2C Hiệu Quả Cho Doanh Nghiệp
Thúc đẩy quyết định mua hàng
Influencer thúc đẩy quá trình ra quyết định mua hàng của khách hàng bằng nhiều cách. Đó có thể là tâm lý tôn trọng và tin tưởng những sản phẩm, dịch vụ được giới thiệu hay việc người có ảnh hưởng đã sử dụng trực tiếp chúng để người theo dõi thấy được.
Theo thống kê của công ty nghiên cứu và phân tích dữ liệu Digital Marketing Institute, 49% số người được hỏi cho biết họ đã đưa ra quyết định mua hàng dựa trên sự giới thiệu của những người nổi tiếng. Đối với thanh thiếu niên, con số này là 70%. Sau khi xem sản phẩm, dịch vụ trên Facebook, Youtube hoặc Instagram, khoảng 40% người được khảo sát đã mua sản phẩm, dịch vụ đó.
Tiềm năng chia sẻ không giới hạn trên các nền tảng xã hội
Influencer tương tác với người theo dõi của họ mỗi ngày và thành thạo trong việc sử dụng mạng xã hội để lan tỏa thông điệp. Những người ảnh hưởng này có nhiều cách để mang sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu đến với người hâm mộ. Đó có thể là bài đăng trên Facebook, tạo câu chuyện đầy cảm hứng trên Instagram, xây dựng video dùng thử hay đánh giá sản phẩm trên Youtube, cung cấp mã khuyến mại…
Khi người ảnh hưởng hoạt động trên các nền tảng, người hâm mộ cũng tích cực tương tác với họ thông qua phương tiện đó và các nền tảng khác được họ sử dụng. Khán giả đa kênh dẫn đến thông điệp được lan truyền nhanh chóng và mang tới tiềm năng chia sẻ không giới hạn.
Thích hợp cho mọi doanh nghiệp
Influencer xuất hiện trong mọi lĩnh vực như sức khỏe, thể dục, làm đẹp, công nghệ, khoa học, kinh doanh, marketing… Bất kể sản phẩm, dịch vụ của bạn là gì hay quy mô doanh nghiệp như thế nào đều có thể tìm kiếm được người ảnh hưởng và chiến lược Influencer Marketing phù hợp.
Ví dụ, nếu doanh nghiệp nhỏ của bạn có thị trường hoạt động tại miền Bắc, bạn có thể tìm kiếm người ảnh hưởng tại khu vực này để tối ưu hóa chi phí. Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp toàn cầu, họ sẽ cân nhắc sử dụng những người nổi tiếng toàn cầu như Taylor Swift để quảng bá thương hiệu.
Cách chọn Influencer phù hợp với chiến dịch
Những cách chọn Influencer phù hợp với chiến dịch tiếp thị của doanh nghiệp:
- Mức độ liên quan của Influencer với thương hiệu. Khi lựa chọn người ảnh hưởng, bạn cần chú ý đến ngành mà họ đại diện và mối liên hệ của họ với thương hiệu hay lĩnh vực của doanh nghiệp.
- Đánh giá nhân khẩu học của nhóm người hâm mộ. Doanh nghiệp cần so sánh chân dung khách hàng mục tiêu và nhân khẩu học của những người hâm mộ để đánh giá sự phù hợp trước khi lựa chọn Influencer.
- Vị trí địa lý: nếu bạn là doanh nghiệp nhỏ và hoạt động trong nước thì sử dụng người ảnh hưởng nội địa sẽ mang tới hiệu quả về truyền thông và chi phí hơn là sử dụng người ảnh hưởng đến từ nước ngoài.
- Mức độ hoạt động trên các nền tảng: người ảnh hưởng kết nối thường xuyên với fan sẽ tạo nên sự tin tưởng bền vững.
->Xem thêm:
Lead Là Gì? Các Loại Lead Phổ Biến Trong Marketing Hiện Nay
Cách triển khai chiến dịch Influencer Marketing
Xác định mục tiêu và KPI của bạn
Xác định mục tiêu là bước đầu tiên trong bất kỳ hình thức truyền thông nào đến với người dùng. Mục tiêu tổng thể của doanh nghiệp là gì? Tăng doanh số bán hàng trong thời gian 7 ngày, nâng cao nhận thức về thương hiệu hay tăng tài khoản đăng ký dịch vụ? Thông thường, mục tiêu tổng thể mà chiến dịch cần đạt sẽ là sự kết hợp của nhiều mục tiêu nhỏ.
Khi đã xác định được mục tiêu, bạn cần có KPI để thực hiện đo lường mức độ hoàn thành. Những KPI phải là các con số rõ ràng. Hiệu suất thực hiện của chiến dịch sẽ được đo lường và điều chỉnh dựa trên thông số này.
Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu
Trước khi lựa chọn Influencer, doanh nghiệp cần xác định được chân dung khách hàng mục tiêu của mình. Sau khi đã xây dựng xong, doanh nghiệp cần đánh giá chân này có phù hợp với những người hâm mộ của người ảnh hưởng hay không. Các tiêu chí đánh giá có thể là sự kết hợp của lứa tuổi, hành vi, suy nghĩ, giới tính, mức thu nhập, vị trí địa lý…
Lên kế hoạch triển khai cho chiến dịch
Kế hoạch triển khai cần bao gồm các nội dung như:
- Thông điệp sử dụng: phải nhất quán với thương hiệu và dùng để quảng bá trong mọi bài đăng.
- Các hoạt động thực hiện, hoạt động được làm như thế nào, chi tiết thời gian thực hiện cho từng hoạt động, chi phí và KPI để đánh giá hiệu quả.
Chọn loại chiến dịch
Một số loại chiến dịch được sử dụng trong Influencer Marketing:
- Tiếp thị liên kết – Affiliate Marketing hoặc mã giảm giá: doanh nghiệp cung cấp liên kết hoặc mã giảm giá để người ảnh hưởng tạo nội dung và đăng chúng lên.
- Đánh giá sản phẩm hoặc quà tặng. Doanh nghiệp cung cấp sản phẩm miễn phí để người ảnh hưởng dùng thử hoặc làm quà tặng.
- Tài trợ nội dung: người ảnh hưởng được trả tiền để tạo nội dung sau đó đăng nội dung lên các nền tảng mạng xã hội của họ.
Xác định tài sản thương hiệu chính của chiến dịch, nguyên tắc sáng tạo và hợp đồng
Sau khi đã quyết định loại chiến dịch thực hiện, bước tiếp theo là doanh nghiệp xác định tài sản thương hiệu nào nên được chú trọng trong kế hoạch Influencer Marketing này. Đó có thể là logo, slogan, sản phẩm mới, sản phẩm chủ lực…
Bạn cũng cần xác định cách thức tiếp cận với khách hàng là qua video hướng dẫn hay những bức ảnh kèm nội dung. Tùy theo từng thương hiệu sẽ đưa ra những hướng dẫn trong sáng tạo hoặc để Influencer tự do phát triển.
Tìm, phân tích và lựa chọn những người có ảnh hưởng
Phần quan trọng để đánh giá được hiệu quả chiến dịch Influencer Marketing là lựa chọn người có ảnh hưởng. Làm thế nào để bạn tìm được người ảnh hưởng phù hợp? Bạn có thể kết hợp nhiều phương pháp như thông qua hiểu biết của bản thân trên mạng xã hội, tìm kiếm trên Google, sử dụng công cụ lắng nghe trên mạng xã hội, tìm kiếm thông qua agency cung cấp Influencer.
Khi bạn đã tìm được người phù hợp, bước tiếp theo là đánh giá sự phù hợp của họ. Bạn có thể căn cứ vào những cách để chọn Influencer được Mona Media chia sẻ ở phần trên. Chân dung khách hàng phù hợp với chân dung người hâm mộ sẽ là yếu tố bạn cần đặc biệt chú ý.
->Xem thêm:
Inbound Marketing là gì? Những kiến thức cần biết về Inbound Marketing
Khởi chạy chiến dịch
Khi bạn đã xác định được người ảnh hưởng phù hợp, đã đến lúc bắt đầu chiến dịch Influencer Marketing. Trong quá trình khởi chạy, việc giao tiếp chặt chẽ với Influencer, xác định loại nội dung họ sản xuất, thời điểm đăng bài. Quá trình này giúp doanh nghiệp kiểm soát tốt nội dung quảng bá và hạn chế tối đa khủng hoảng truyền thông có thể xảy đến.
Theo dõi và đo lường chiến dịch của bạn
Theo dõi và đo lường chiến dịch Influencer Marketing giúp doanh nghiệp biết được quá trình thực hiện và mức độ thành công của chiến dịch. Chỉ số
ROI sẽ là một trong những tiêu chí để đánh giá hiệu quả tốt. Bên cạnh đó, bạn cung cần căn cứ vào KPI đã được định trước đó. Những chỉ số này sẽ giúp doanh nghiệp có kế hoạch điều chỉnh để phù hợp với kế hoạch tổng thể.
Tips lựa chọn Influencer Marketing phù hợp
Influencer là đối tượng quan trọng ảnh hưởng đến thành công của chiến dịch Influencer Marketing. Dưới đây là một số tips hay bên cạnh những tiêu chí quan trọng để bạn chọn được người ảnh hưởng phù hợp:
- Micro và nano-influencers là những người có sức mạnh đáng kinh ngạc và mang đến nhiều điều vô giá như: mức độ tương tác cao với nội dung, nhiệt tình với mức chi phí vô cùng hợp lý.
- Bạn nên lựa chọn Influencer sử dụng nền tảng phù hợp. Influencer trên TikTok và YouTube sẽ mang đến hiệu quả nếu doanh nghiệp muốn truyền thông qua video.
- Doanh nghiệp cần kiểm tra liệu Influencer đã có “scandal” trong lĩnh vực hay đời tư hay không.
- Kiểm tra tỷ lệ tương tác của Influencer. Dù lượng người theo dõi lớn nhưng tỷ lệ tương tác nhỏ thì mức giá booking người ảnh hưởng sẽ khác. Tỷ lệ tương tác trong khoảng 2% – 5% sẽ là mức ổn.
Mona Media đã chia sẻ đến bạn những nội dung chi tiết về
Influencer Marketing là gì? Cách để lựa chọn người ảnh hưởng phù hợp với doanh nghiệp và cách triển khai chiến dịch Influencer Marketing hiệu quả. Hy vọng với những thông tin ở trên, bạn sẽ có thêm kiến thức hữu ích về hình thức truyền thông này.
->Xem thêm:
7P trong Marketing là gì? Ứng dụng 7P Marketing Mix vào thực tế