18 Tháng Ba, 2023
Dropshipping là gì? Ưu nhược điểm hình thức kiếm tiền bằng Dropship
Xu hướng kinh doanh và sử dụng nền tảng thương mại điện tử hiện đang rất phát triển, dẫn đến việc ra đời các thuật ngữ mới, một trong số đó là Drop Shipping. Vậy dropshipping là gì? Ưu nhược điểm của hình thức kiếm tiền bằng Dropship? Nếu cũng đang đặt câu hỏi cho các thắc mắc này hoặc đang tham khảo thông tin về Dropshipping cho kế hoạch kinh doanh thì bạn không nên bỏ lỡ bài chia sẻ dưới đây của Mona Media
Dropshipping là gì?
Drop Shipping (hay Drop Ship) là một thuật ngữ tiếng Anh để thể hiện một dạng mô hình kinh doanh cho phép cửa hàng trực tuyến vận hành mà không cần đến việc lưu trữ tồn kho, sở hữu sản phẩm và vận chuyển sản phẩm đến khách hàng. Mô hình kinh doanh này được cho là phù hợp với tất cả mọi người, đặc biệt là học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng…, những người có số vốn ít, không cần sở hữu sản phẩm.
Drop Shipping còn được xem là một hình thức quản lý chuỗi cung ứng “từ bỏ qua khâu vận tải”, nhà bán hàng sẽ không lưu giữ hàng trong kho. Khi có khách đặt mua hàng, bạn sẽ làm khâu trung gian nhận hàng từ nhà cung cấp và nhà vận chuyển hàng để mang hàng hóa đến tận tay khách hàng.
Mô hình Dropshipping thường chủ yếu tập trung vào việc marketing sản phẩm, chăm sóc khách hàng, theo dõi đơn hàng và quản lý địa chỉ online bán hàng (tại một số trang web như: Shopee, Tiki, Lazada, Amazon, eBay,…).
Tham khảo: 10 bước để tự xây dựng doanh nghiệp nhỏ thành công
Mô hình dropship hoạt động như thế nào?
Một mô hình dropship được hoạt động cụ thể như sau:
- Nhà bán lẻ – dropshipper muốn bắt đầu việc bán hàng sẽ phải chủ động liên hệ với các nhà cung cấp sản phẩm để thương lượng về chính sách đối với dropshipping và ký kết hợp đồng làm việc.
- Sau khi đã thống nhất được quy trình làm việc, dropshipper sẽ thiết kế gian hàng trực tuyến của mình, có thể là trên các nền tảng mạng xã hội như: Zalo, Facebook, Instagram hoặc các sàn thương mại điện tử hay cũng có thể mở rộng kinh doanh trên tất cả các “mặt trận”.
- Lúc này bạn cần chờ đến khi gian hàng đi vào hoạt động và có đơn hàng, nhà bán lẻ sẽ chuyển các thông tin của đơn hàng cho nhà cung cấp để đơn hàng được xử lý và giao đến tận tay khách hàng dưới thông tin của nhà bán lẻ.
- Lợi nhuận mà nhà bán lẻ nhận được chính là phần chênh lệch giữa giá mà họ quyết định bán và giá đã thương lượng được với bên cung cấp sau khi đã trừ đi các chi phí như phí giao dịch hay phí giao hàng.
Đây là một quá trình bán hàng diễn ra vô hình vì vậy mà người mua hàng sẽ không biết đơn hàng đến tay họ đã trải qua những giai đoạn như thế nào.
Tham khảo: Cách để định giá sản phẩm đúng đắn nhất
Quy trình các bước kiếm tiền từ drop shipping
Quy trình các bước kiếm tiền từ drop shipping như sau:
- Bước 1: Chọn các sản phẩm, các nhà cung cấp có mức giá phù hợp, đàm phán về giá cả và hình thức vận chuyển giao hàng với nhà cung cấp. Đây là bước đầu tiên và rất quan trọng vì khi bạn lựa chọn được một nhà cung cấp uy tín với hàng hóa chất lượng, giá cả ổn định sẽ mang lại lợi nhuận tốt và cũng quyết định tỷ lệ thành công với dropshipping không.
- Bước 2: Lựa chọn kênh bán hàng. Bạn có thể đăng sản phẩm của mình lên store qua các trang thương mại điện tử như: amazon, ebay, hoặc trên website của riêng bạn thông qua shopify…).
Tham khảo ngay: Bán hàng đa kênh và các kênh phân phối phổ biến trong marketing
- Bước 3: Khách hàng sẽ vào store của bạn để trực tiếp mua hàng, đồng thời trả bạn tiền qua tài khoản Payoneer, Paypal, hoặc một Paygate do nơi bạn bán chấp nhận.
- Bước 4: Mua hàng và gửi hàng cho khách. Bạn dùng tiền mà khách hàng đã trả cho bạn, qua nhà cung cấp mua hàng và yêu cầu nhà cung cấp vận chuyển sản phẩm đến tay khách hàng của bạn.
- Bước 5: Nhà cung cấp đóng gói hàng và gửi hàng. Đến bước này bạn có thể tự theo dõi thông tin đơn hàng, quy trình vận chuyển và quy trình chăm sóc khách hàng của bạn.
- Bước 6: Tổng kết số lượng hàng bán, tính toán lợi nhuận mà từng sản phẩm mang lại, từ đó có những kế hoạch điều chỉnh phù hợp hơn.
Tuy nhiên, dù bạn kinh doanh dưới hình thức nào đi chăng nữa cũng sẽ tồn tại những ưu và nhược điểm riêng, mô hình Dropshipping cũng vậy. Tiếp theo sẽ là những phân tích kỹ hơn về những ưu điểm cũng như những vấn đề bất cập của mô hình Dropshipping để bạn có cái nhìn toàn diện trước khi quyết định bắt đầu.
Ưu điểm của Dropshipping
Không cần phải có nhiều vốn
Một trong những lợi thế đặc biệt của mô hình Dropshipping đó chính là bạn không cần phải có quá nhiều vốn cũng có thể lập tức kinh doanh được ngay. Bạn không phải mua bất cứ sản phẩm nào để dự trữ cũng như không phải có kho, bến bãi để chứa hàng.
Thậm chí, bạn cũng không cần phải có cửa hàng. Mô hình dropshipping đã giúp bạn tiết kiệm rất nhiều khoản phải chi trả so với hình thức bán hàng truyền thống.
Dễ dàng bắt đầu
So với cách bán hàng truyền thống, việc khởi đầu một cơ sở bán hàng trực tuyến, một doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn. Bạn sẽ không phải suy nghĩ hay lo lắng về các vấn đề như:
- Quản lý kho hàng, trả khoản chi phí cho kho hàng.
- Đóng gói từng sản phẩm, vận chuyển các đơn hàng của khách.
- Theo dõi số lượng hàng còn đọng tồn kho trên sổ sách.
- Xử lý các tờ khai, các lô hàng trong nước.
- Phải liên tục đặt hàng cho các sản phẩm, đồng thời quản lý mức độ hàng tồn kho.
Chi phí thấp
Chi phí để chi trả cho việc kinh doanh theo mô hình dropshipping là rất thấp. Bởi sử dụng mô hình này không cần phải lo việc mua hàng hóa lưu kho và không cần phải trả chi phí quản lý kho. Do đó, chi phí chi mô hình kinh doanh này rất thấp. Thực tế, có rất nhiều doanh nghiệp đã sử dụng mô hình này và đặt luôn văn phòng tại nhà.
Công cụ để thực hiện mô hình dropshipping là bạn cần có một chiếc máy tính để có thể Marketing online. Chi phí để trả cho hình thức này nhỏ hơn 100$ mỗi tháng. Khi đã ổn định, quy mô kinh doanh lớn hơn, cần đầu tư hệ thống trang thiết bị để marketing tốt hơn. Và mức chi phí này vẫn thấp hơn so với việc bán hàng truyền thống thông thường.
Địa điểm linh hoạt
Sử dụng mô hình kinh doanh dropshipping, bạn có thể bán hàng ở bất cứ đâu. Chỉ cần bạn có một thiết bị có kết nối internet để đăng tải hình ảnh sản phẩm và chăm sóc khách hàng. Vì vậy mà địa điểm mà bạn chọn kinh doanh sẽ rất linh hoạt. Bạn có thể giới thiệu sản phẩm ở bất cứ đâu: lúc ở nhà, khi đi chơi,…
Dễ mở rộng quy mô
Đối với các cửa hàng, doanh nghiệp đang kinh doanh truyền thống muốn mở rộng quy mô lớn gấp 2 lần thì cần phải bỏ ra công sức gấp 2 lần. Tuy nhiên, trong vấn đề này, mô hình dropshipping sẽ được bên cung cấp sản phẩm giải quyết. Vì vậy, bạn hoàn toàn dễ dàng mở rộng quy mô kinh doanh.
Những nhược điểm của Dropshipping
Bên cạnh những ưu điểm như đã nói trên, Dropshipping cũng tồn tại những hạn chế.
Lợi nhuận thấp
Lợi nhuận thu được qua kinh doanh dropping sẽ thấp hơn nhiều so với kinh doanh truyền thống. Vì bạn chỉ đóng vai trò là khâu trung gian giới thiệu sản phẩm và ăn hoa hồng từ phía nhà cung cấp nên lợi nhuận sẽ thấp.
Hiện nay, môi trường kinh doanh qua mô hình dropshipping bị cạnh tranh rất gay gắt, cùng với đó lợi nhuận cũng bị giảm xuống.
Khó theo dõi hàng hóa
Khi bạn có nhiều nguồn để cung ứng từ các kho khác nhau thì rất khó để bạn theo dõi xem hàng hóa của mình đã được vận chuyển đến đâu. Hơn nữa, các nhà cung cấp không phải lúc nào cũng hỗ trợ công nghệ được cho bạn.
Vận chuyển phức tạp
Với hình thức kinh doanh này, bạn không thể chủ động trong vấn đề vận chuyển mà cần phải phụ thuộc vào bên cung cấp nên sẽ trở nên phức tạp. Ví dụ, bạn lấy hàng từ 3 nơi khác nhau với các hình thức vận chuyển khác nhau, cùng với đó, bạn phải trả chi phí cho cả 3 hình thức vận chuyển đó.
Lỗi đến từ nhà cung cấp
Trong một vài trường hợp, có thể bạn sẽ bị khách hàng phản ánh về chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, bạn là bên trung gian, lỗi thực sự thuộc về phía nhà cung cấp. Vì vậy đối với hình thức này, bạn có thể bị chịu tiếng oan.
Làm dropship ở đâu?
Dropship tại Amazon, Ebay, Etsy
Bạn không thể bỏ qua các sàn thương mại điện tử trên nếu đang làm dropshipping ở thị trường nước ngoài.
- Bước đầu, bạn sẽ đi tìm nguồn hàng ở Aliexpress – nơi cung cấp hàng hóa cực lớn cho rất nhiều Dropshiper từ trước đến nay. Bạn cần tìm kiếm các sản phẩm ở đây. Ngoài Aliexpress còn có: Dhgate.com, Doba.com, Banggood.com,…
- Tạo gian hàng ở trên Ebay, Amazon hoặc Etsy.
Dropship tại Shopee, Tiki, Lazada, Sendo
Trước đây, ở Việt Nam làm Dropshipping còn sơ khai và chưa có nhiều người làm. Tuy nhiên, gần đây có nhiều người bắt đầu kinh doanh theo hình thức này và đi kèm theo rất nhiều case study về Dropship tại Việt Nam.
Tham khảo: Top 5 website Thương mại điện tử nổi tiếng
- Ưu điểm để làm ở Việt Nam là bạn sẽ không bị rào cản trong ngôn ngữ và dễ dàng thấu hiểu thị trường, nhu cầu thị trường hơn so với việc làm ở global.
- Việc khó nhất khi làm Dropshipping ở Việt Nam đó chính là bạn phải chủ động đi tìm các nhà cung cấp hàng và đàm phán để được giá chia sẻ tốt.
Tạo Store Dropship riêng bằng Shopify
Shopify là nền tảng để bạn làm website thương mại điện tử dễ dàng. Tại đây, có ứng dụng Oberlo hỗ trợ người làm Dropshipping upload sản phẩm từ các chợ như Aliexpress về Store của bạn chỉ bằng một click.
- Khách hàng order và chuyển tiền trước, bạn sẽ dùng ngay tiền này để mua sản phẩm từ nhà cung cấp và ship đến khách hàng.
- Shopify được sử dụng nhiều vì dễ thực hiện, giao diện đơn giản phù hợp cho những người không có nhiều kiến thức về website, code và còn hỗ trợ nhiều tính năng bán hàng.
Như vậy, Dropshipping là hình thức kinh doanh online mà bạn không cần phải nhập hàng và lo khâu vận chuyển. Để bán hàng qua hình thức này, bạn cần có các kiến thức về Marketing như: SEO trong thương mại điện tử, Dịch vụ Google Ads, Facebook ads, Instagram Ads… Mô hình kinh doanh Dropshipping còn tồn tại hạn chế. Tuy vậy, nếu kế hoạch bán hàng và hoạt động của bạn được xây dựng kỹ lưỡng, cẩn thận thì hoàn toàn có thể giải quyết được những hạn chế đó và tạo dựng được đơn vị kinh doanh dropshipping thành công.
Có thể bạn quan tâm:
Bài viết liên quan
Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp
Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!