14 Tháng Mười Một, 2022
Một vài kinh nghiệm khi thiết kế giáo án trình chiếu cho người mới
Giáo trình là một thuật ngữ được sử dụng nhiều cho những người làm trong lĩnh vực giáo dục. Giáo án sẽ được giáo viên chuẩn bị trước khi đến tiết dạy của mình giúp cho quá trình truyền tải thông tin xuyên suốt và không bị thiếu thông tin. Ngày này, giáo án đã cải tiến hơn khi giáo viên ứng dụng các công nghệ trong việc soạn giáo án. Bài viết dưới đây, sẽ chia sẻ một vài kinh nghiệm khi thiết kế giáo án trình chiếu cho người mới. Cùng Mona Media tìm hiểu chi tiết nhé!
Giáo án trình chiếu là gì?
Muốn trả lời được câu hỏi này thì trước hết ta phải hiểu về định nghĩa của giáo án là gì trước đã. Giáo án là kế hoạch dàn ý bài giảng của giáo viên được soạn trước khi đứng lớp. Trong giáo án thường được ghi các nội dung như chủ điểm, mục đích giáo dục và giáo dưỡng, nội dung của tiết học, phương pháp và thủ thuật dạy trong buổi học của giáo viên và học sinh, công việc kiểm tra và đánh giá. Ngoài ra có thể chuẩn bị trước những dụng cụ và thiết bị để hỗ trợ cho buổi học diễn ra.
Nội dung của giáo án có thể dựa theo 4 câu hỏi sau:
- Mục tiêu của bài giảng là gì?
- Đối tượng đang truyền tải kiến thức là cho ai?
- Nội dung của bài giảng?
- Phương pháp giảng dạy là như thế nào?
Như vậy, ta có thể hiểu về ý nghĩa của giáo án trình chiếu (giáo án điện tử), đơn giản là thay vì soạn trên giấy viết, giáo viên sử dụng các công nghệ thông tin và ứng dụng để soạn thảo.
Lợi ích của việc soạn giáo án trình chiếu
Giáo án trình chiếu đưa vào trong việc giáo dục đào tạo mang lại rất nhiều lợi ích cho cả giáo viên và học sinh, cải thiện chất lượng giảng dạy so với giáo án truyền thống.
Giúp cho tiết học trở nên sinh động và thú vị
Giáo án trình chiếu không chỉ đơn thuần chỉ có chữ viết mà còn âm thanh, hình ảnh sống động, chân thực giúp học sinh có thể cảm nhận được tốt hơn và có hứng thú trong tiết học vì có thể nhìn hình ảnh theo cách trực quan bằng mắt thấy, tai nghe,… Do đó, học sinh dễ dàng hiểu bài học được lâu và sâu sắc hơn.
Dễ dàng lưu trữ và sao lưu
Giáo án điện tử đương nhiên sẽ được lưu ở dạng file mềm và có thể được sao lưu qua USB, CD nên cũng dễ dàng sao chép dữ liệu. Ngoài ra, còn có nhiều cách đơn giản hơn nữa ví dụ như up lên driver, hay copy qua ổ khác trong máy,… Tài liệu khó thất lạc và mất đi sau một thời gian, cũng nhờ đó giáo viên có thể xem lại giáo án của mình hoặc có thể gửi cho học sinh xem qua một cách nhanh chóng.
Tiết kiệm thời gian, công sức và dễ dàng cập nhật
Nhờ có ứng dụng của máy tính mà giáo viên sẽ tiết kiệm được thời gian và công sức để bỏ ra cho việc chuẩn bị bài. So với cách làm giáo án truyền thống thì giáo viên sẽ có thể tạo ra được nhiều bài giảng sinh động, hấp dẫn hơn nhờ vào hình ảnh, video, link dẫn trực tiếp. Để học sinh có thể dễ dàng nhìn nhận được hết toàn bộ thông tin bằng trực quan sinh động. Sử dụng giáo án trình chiếu thì tất cả dữ liệu được lưu trữ dưới dạng file mềm trong máy tính có thể mang đi dễ dàng và nhanh chóng.
Giáo viên không cần viết ra nhiều bản, không phải tranh thủ soạn giáo án trên lớp mà giành nhiều thời gian để đầu tư ý tưởng bài học, xem cách truyền đạt nội dung nào tốt nhất đến cho học sinh.
Các bước thiết kế một giáo án điện tử hoàn chỉnh
Xác định mục tiêu của bài giảng
Bước đầu tiên trong quy trình thiết kế một giáo án điện tử hoàn chỉnh là cần xác định được mục tiêu giảng dạy và học tập. Tùy vào từng đối tượng học sinh giáo án sẽ được biên soạn tương ứng với kiến thức hay yêu cầu một cách cụ thể.
Việc xác định rõ ràng giúp cho giáo viên thực hiện được tốt nhiệm vụ và thông tin truyền tải đến học sinh một cách tốt nhất qua thiết kế giáo án E-learning. Để thực hiện công việc này, trước tiên cần xem qua kỹ sách giáo khoa về kiến thức sẽ giảng dạy. Ngoài ra, bạn cũng cần tham khảo thêm về tài liệu mở rộng để xác định được mục tiêu của từng bài giảng, kiến thức và kỹ năng cần thiết một cách dễ dàng hơn.
Lựa chọn những kiến thức cơ bản, trọng tâm, có tính khái quát và chắt lọc cao
Để có tài liệu kỹ càng và chính xác thì tư liệu để xây dựng giáo án E-Learning của bạn cần đảm bảo về nguồn thông tin từ internet, phần mềm dạy học hoặc có thể là bạn tạo ra tư liệu đó. Nội dung cần đảm bảo về chất lượng, thông tin chuẩn xác và cập nhật mới nhất. Việc thu thập đầy đủ toàn bộ dữ liệu một cách chi tiết và sắp xếp chúng thành thư viện, thư mục giúp cho bạn thực hiện công việc giảng dạy trên lớp thuận lợi và tốt hơn.
Thu thập nguồn tài liệu liên quan đến nội dung, xây dựng kho thư viện
Về việc thiết kế tài liệu cần chuẩn theo các nguyên tắc sư phạm, tức là phải đảm bảo được đầy đủ kiến thức cơ bản và hoàn thành mục tiêu giảng bài từ kiến thức tới kỹ năng. Không những vậy, bạn cần tuân thủ đầy đủ các bước của nhiệm vụ dạy học. Xây dựng được sự tương tác tốt giữa giáo viên và học sinh, thiết lập hệ thống các câu hỏi liên quan đến bài học, xây dựng được sự tương tác tích cực tránh đè nặng áp lực lên học sinh trong buổi học. Để tạo nên quá trình dạy hoàn chỉnh, chuyên nghiệp và chuẩn nhất đến học sinh.
Lựa chọn ngôn ngữ, các phần mềm trình chiếu để xây dựng giáo án điện tử
Ở bước này, chúng ta cần chọn lựa ngôn ngữ, phần mềm trình chiếu để xây dựng giáo án điện tử phù hợp nhất. Hiện này, có rất nhiều phần mềm hỗ trợ cực tốt và bạn có thể hoàn toàn lựa chọn một trong số chính như PowerPoint, Adobe Presenter, iSpring,…Trong đó thì công cụ Adobe Presenter có tích hợp với PowerPoint được đánh giá là hỗ trợ cao và sử dụng phổ biến thân thiện với người dùng.
Việc phát triển các bài giảng bằng cách chèn thêm video, ghi âm, biên tập hoặc chỉnh sửa video, file âm thanh,… nhờ vào sự tích hợp phần mềm để đảm bảo nội dung truyền tải. Số hóa và đồng bộ bài giảng điện tử được thực hiện cực kỳ tốt và từ đó giúp cho quá trình giảng dạy cũng mang lại kết quả cao hơn như yêu cầu.
Chạy thử chương trình, chỉnh sửa và hoàn thiện bài giảng điện tử
Sau khi xây dựng xong giáo án E-learning thì việc cuối cùng trước khi kết thúc được quy trình là việc cho chạy thử bài giảng, đưa ra những điểm cần thay đổi và điều chỉnh sao cho phù hợp nhất. Trong quá trình chạy thử cần chú ý đánh giá khách quan, rà soát các chi tiết và lỗi có thể phát sinh để kịp thời chỉnh sửa hoặc bổ sung nhằm hoàn thiện hơn bài giảng, nâng cao chất lượng giảng dạy.
Một số kinh nghiệm khi thiết kế giáo án điện tử cho người mới
Sử dụng giáo án điện tử để dạy học ngày càng phát triển ở các trường học phổ thông. Mỗi bài giảng, mỗi trang trình chiếu sẽ hướng đến các mục đích khác nhau. Bài thuyết trình có hiệu quả và thuyết phục người nghe hay không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào slide mà bạn thiết kế. Kỹ năng thiết kếgiáo án điện tử của giáo viên sáng tạo và sống động sẽ thu hút các bạn học sinh trong giờ học chú ý hơn. Có một số nguyên tắc cần ghi nhớ để thiết kế bài giảng điện tử như sau:
Đảm bảo yếu tố sư phạm khi soạn thảo giáo án trên Powerpoint
Nội dung của các trang cần có sự chuẩn bị đầy đủ thông tin để tránh thừa hay thiếu hụt nội dung trong quá trình truyền tải. Một giáo án trên Powerpoint cũng cần liên kết nội dung trong sách và thông tin đã tìm hiểu từ trước, đảm bảo chính xác và chỉnh chu tránh bị lang mang nội dung, không nắm được thông tin chính. Từ ngữ sử dụng cũng cần phù hợp với môi trường sư phạm, dễ hiểu và dễ truyền đạt nhất có thể.
Đảm bảo một số nguyên tắc về cách trình bày: màu sắc, cỡ chữ, hiệu ứng
Sử dụng màu sắc trong giáo án điện tử phải hợp lý. Nếu phối màu giữa màu nền và màu chữ chưa được tốt sẽ dễ bị chõi nhàu, gây mất thẩm mỹ của bài dạy, ảnh hưởng đến sự tập trung của học sinh.
Cỡ chữ dùng cho slide cũng cần căn chỉnh phù hợp, tránh quá bé sẽ khó quan sát thông tin và cũng không nên to quá sẽ không đủ để cung cấp đầy đủ nội dung và bị ngắt quãng. Cần phân biệt phần tiêu đề chính, tiêu đề phụ và nội dung để người đọc dễ quan sát và phân biệt dễ.
Hiệu ứng đi kèm slide giúp cho bản trình chiếu thêm phần sinh động, tuy nhiên tránh sử dụng quá nhiều hiệu ứng dễ bị gây nhiễu và rối mắt.
Lưu ý về trình bày nội dung trên nền hình
Nội dung trình bày cần được chú ý và tránh gây mất thẩm mỹ hoặc thiếu chính xác. Hình ảnh sử dụng phải phù hợp đúng tỷ lệ nội dung, không chọn những hình ảnh bị méo mó, bị mờ. Kích cỡ trong một trang cũng cần phù hợp để người xem dễ nhìn và nắm được nhiều thông tin nhất.
Không nên chèn ảnh động chỉ mang tính trang trí trong bản trình chiếu
Chèn hình ảnh vào slide sẽ giúp thêm phần sinh động và không gây nhàm chán. Tuy nhiên bạn không nên chèn những hình ảnh động mà chỉ mang tính trang trí sẽ gây nhiễu nội dung, hoặc những hình ảnh không chứa thông tin liên quan đến nội dung bài giảng, điều này sẽ làm khó hiểu cho người đọc
Cần có bản thiết kế linh hoạt khi giải quyết các tình huống có nhiều hướng
Slide cần được thiết kế linh hoạt và dễ thao tác nhất để nội dung không bị ngắt quãng trong quá trình giảng dạy. Thiết kế các trang slide có sự logic bố cục nội dung xuất hiện trước sau để dễ theo dõi nhất, đồng thời có thể kèm thông tin ghi chú ở phía dưới những thông tin chi tiết hơn để diễn giải được tốt nhất, không thiết hụt nội dung.
Tăng cường thêm tính tương tác giữa người học và bản trình chiếu
Để bài giảng hay bài thuyết trình không nhàm chán thì điều cần làm là sự tương tác giữa người nói và slide trình chiếu. Trong quá trình nói bạn nên tương tác với bản trình chiếu, chỉ vào những điểm trọng tâm để người xem dễ theo dõi hơn. Từ đó bài thuyết trình thu hút và dễ ghi nhớ.
Hy vọng, những chia sẻ và góp ý của Mona Media về cách thiết kế giáo án trình chiếu sẽ giúp cho bạn có thêm cho mình những thông tin phù hợp và hoàn thiện tốt giáo án hay bài giảng của mình. Bạn có thể sử dụng các phần mềm soạn giáo án điện tử để hỗ trợ việc soạn thảo diễn ra nhanh chóng, hiệu quả hơn.
Bài viết liên quan
Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp
Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!