18 Tháng Ba, 2023
Chiến lược chi phí thấp là gì? Yếu tố cần có để triển khai hiệu quả chiến lược chi phí thấp
Trong kinh doanh, giá bán sản phẩm thấp hơn sẽ có sức hút hơn đối với người tiêu dùng. Do đó, rất nhiều doanh nghiệp đã và đang áp dụng chiến lược chi phí thấp để tạo lợi thế cạnh tranh với các đối thủ. Hãy cùng MONA Media tìm hiểu chiến lược chi phí thấp là gì và những yếu tố nào giúp triển khai chiến lược chi phí thấp một cách hiệu quả nhất.
Chiến lược chi phí thấp là gì?
Chiến lược chi phí thấp, hay low-cost strategy, là một phương pháp kinh doanh, marketing tập trung vào việc cắt giảm giá thành sản phẩm để đạt được lợi thế cạnh tranh tốt hơn.
Những doanh nghiệp áp dụng chiến lược chi phí thấp sẽ cố gắng đưa giá thành sản phẩm của mình xuống thấp hơn mặt bằng chung của thị trường hoặc, tối thiểu là, thấp hơn các đối thủ cạnh tranh trực tiếp.
Giá rẻ hơn sẽ thu hút nhiều khách hàng hơn và giúp doanh nghiệp tiếp cận với số lượng lớn người tiêu dùng hơn. Chưa kể, low-cost strategy giúp chiếm lĩnh thị trường và tiếp cận đến các đối tượng phổ thông nhất trên thị trường.
Lưu ý rằng, chiến lược chi phí thấp cung cấp sản phẩm rẻ hơn không đồng nghĩa với chất lượng kém hơn hay thậm chí là bán phá giá. Thay vào đó, các doanh nghiệp sẽ phải tìm những cách khác nhau để cắt giảm chi phí sản xuất, chi phí nhân công, chi phí mặt bằng,… như là một giải pháp để sản xuất sản phẩm rẻ hơn nhưng vẫn đảm bảo chất lượng đủ tốt để cạnh tranh.
Do đó, chiến lược chi phí thấp không phải là một phương án nhất thời, ứng biến, hay chấp nhận thua lỗ để câu kéo người tiêu dùng. Nó là một kế hoạch phát triển doanh nghiệp có hệ thống và mang lại nhiều lợi ích bền vững nếu chịu theo đuổi một cách lâu dài.
Xem thêm: Lập kế hoạch kinh doanh chi tiết nhất cho doanh nghiệp
Vai trò của chiến lược chi phí thấp đối với doanh nghiệp
Giảm chi phí sản xuất
Để thực hiện chiến lược chi phí thấp, doanh nghiệp cần tìm cách cắt giảm chi phí sản xuất. Điều này vừa đem lại hiệu quả tăng sức hấp dẫn của sản phẩm đối với người tiêu dùng, vừa cải thiện rất nhiều về mặt kinh tế cho doanh nghiệp.
Cắt giảm chi phí sản xuất (nhưng không giảm chất lượng sản phẩm) giúp gia tăng lợi nhuận thu được trên mỗi sản phẩm. Bạn cần bỏ ít tiền ra để chế tác ra một món hàng, mặc dù vẫn bán rẻ hơn những đối thủ khác trên thị trường, phần tiền lời vẫn nhỉnh hơn một chút so với trước kia.
Bên cạnh đó, số tiền tiết kiệm được từ khâu sản xuất có thể được sử dụng cho những công việc khác, chẳng hạn như marketing, đấu thầu các dự án, hay dành cho công tác nghiên cứu và phát triển (research & development).
Tiếp cận nhiều khách hàng mục tiêu hơn
Ưu điểm nổi bật nhất của việc bán hàng giá rẻ hơn mặt bằng chung trên thị trường chính là khả năng thu hút nhiều đối tượng hơn. Người dùng ai cũng thích rẻ, sản phẩm có giá cả phải chăng hơn sẽ nhận được nhiều sự chú ý hơn.
Khi mua hàng trên các nền tảng số, (website bán hàng online, sàn thương mại điện tử, ứng dụng mua sắm trực tuyến…) thường cung cấp công cụ lọc và sắp xếp sản phẩm theo ý muốn.
Và sắp xếp sản phẩm theo giá tiền từ thấp nhất đến cao nhất chính là một trong những lựa chọn phổ biến nhất. Từ đó có thể thấy được tầm quan trọng của giá thành rẻ – được xuất hiện, được nhìn thấy trước những sản phẩm cạnh tranh khác.
Không chỉ trông hấp dẫn hơn, giá thành phải chăng còn giúp bạn tiếp cận người tiêu dùng phân khúc phổ thông hơn.
Không phải chỉ những khách hàng giàu có, khách sộp thì mới đem lại lợi nhuận lớn cho công ty của bạn. Người dùng khả năng tài chính chưa cao không phải là không mua gì, mà họ chỉ mua những sản phẩm phù hợp với túi tiền của mình. Và thực tế là, phân khúc người dùng phổ thông thực sự rất đông, lợi nhuận khi phục vụ nhóm đối tượng này còn có thể vượt qua các nhóm khác.
Một trong số những ví dụ điển hình của chiến lược chi phí thấp và tập trung vào nhóm đối tượng phổ thông chính là Xiaomi – ông hoàng điện thoại giá rẻ. Xiaomi nổi tiếng vì cung cấp các thiết bị di động, smartphone cấu hình ngang ngửa các hãng lớn như Samsung hay Oppo nhưng lại có cái giá siêu rẻ. Cách tiếp cận này giúp một hãng sản xuất của Trung Quốc non nớt trở thành một gã khổng lồ trong lĩnh vực bán lẻ di động.
Từ ví dụ trên cho thấy việc bán sản phẩm với giá rẻ hơn mặt bằng chung có thể giúp bạn tiếp cận đến những phân khúc tầm trung và thấp nhưng lại có tỷ trọng lớn, giúp bạn vượt qua các đối thủ để chiếm lĩnh thị trường.
Các yếu tố giúp doanh nghiệp triển khai thành công chiến lược chi phí thấp
Hiệu quả sản xuất
Như đã nói ở trên, cốt lõi của low-cost strategy chính là việc bảo toàn chất lượng nhưng lại hạ giá thành sản phẩm. Để làm được điều này, cách đầu tiên và cũng là tối ưu nhất chính là gia tăng hiệu quả sản xuất.
GIa tăng hiệu quả hay năng suất sản xuất giúp làm ra được nhiều sản phẩm hơn trong cùng một thời gian hoặc với cùng một lượng tài nguyên đầu vào. Nó cũng bao gồm việc giảm thiểu tối đa những hao hụt và sai sót trong quá trình sản xuất.
Để gia tăng năng suất, bạn cần cải thiện hiệu suất của dây chuyền sản xuất, tìm ra cách mới giúp tiết kiệm tài nguyên hơn để làm ra một sản phẩm.
Doanh nghiệp cần nghiên cứu và áp dụng những cải tiến kỹ thuật sản xuất mới nhất. Ứng dụng công nghệ cao và đặc biệt là AI vào quá trình sản xuất sẽ giúp bạn đẩy năng suất lên được một tầm cao mới bởi vì các khâu sản xuất giờ đây sẽ được tự động hóa. Nhân lực cần thiết. bên cạnh đó, cũng sẽ được giảm bớt đi.
Ngoài ra, bạn cũng cần chú trọng khâu giám sát và kiểm tra hiệu quả sản xuất. Cần cắt cử nhân lực có chuyên môn và kỷ luật để giám sát các công đoạn khác nhau, tránh thất thoát tài nguyên hoặc có sự trì trễ, chểnh mảng trong công việc.
Thêm vào đó, cần kết hợp với những phần mềm máy tính có chức năng kiểm tra, giám sát hiệu suất sản xuất, tình trạng nguyên vật liệu,… Việc quản lý và theo dõi bằng phần mềm sẽ hiệu quả hơn và toàn diện hơn là chỉ bằng sức người. Các doanh nghiệp kinh doanh nên có cho mình một phần mềm quản lý bán hàng phù hợp và hiệu quả.
Tham khảo:
- Dịch vụ lập trình thiết kế phần mềm quản lý bán hàng theo yêu cầu chuyên nghiệp – hiệu quả
- Dịch vụ lập trình phần mềm quản lý Sale – Omnichannel Kinh doanh đa kênh
Giảm các chi phí khác
Ngoài chi phí cần thiết cho việc sản xuất sản phẩm, còn có các loại chi phí phát sinh khác như: chi phí sân bãi, kho chứa, phí vận chuyển, phí bảo trì, bảo quản nhiệt độ lạnh, v.v.
Chiến lược chi phí thấp cũng tập trung loại bỏ hoặc cắt giảm tối đa các loại chi phí đó để từ đó hạ giá thành sản phẩm xuống thấp hơn.
Quay lại với ví dụ Xiaomi, một trong những lý do chính giúp hãng này có thể bán smartphone xịn với giá rẻ như cho được chính là vì chi phí mặt bằng gần như bằng 0. Từ lúc bắt đầu, Xiaomi đã thực hiện chính sách bán hàng online 100%. Hãng không hề có một showroom hay cửa hàng chính thức, tất cả đều được quảng bá và bán hàng trực tuyến. Nhờ vậy, Xiaomi có thể bán hàng trên khắp thế giới mà mỗi chiếc điện thoại của hãng không cần phải gánh bất cứ chi phí mặt bằng nào.
Do đó, để thực hiện được low-cost strategy, doanh nghiệp cần tìm những giải pháp khác, rẻ tiền hơn cho mặt bằng, sân bãi, kho chứa,… Có thể đó là một địa điểm mới, chủ sở hữu mặt bằng mới, hoặc một hợp đồng dài hạn hơn để đổi lại giá thuê thấp hơn, v.v.
Quy mô kinh doanh
Doanh nghiệp có quy mô kinh doanh nhỏ sẽ có lợi thế là giá thành sản phẩm cuối cùng thấp hơn các đối thủ. Bởi vì quy mô nhỏ đồng nghĩa với dây chuyền sản xuất cũng không quá phức tạp, các loại chi phí phát sinh như tồn kho hay mặt bằng cũng thấp hơn.
Nếu doanh nghiệp bạn chỉ tập trung phục vụ nhóm khách hàng địa phương, bạn có thể cắt giảm được chi phí vận chuyển để làm giá thành sản phẩm thấp thêm nữa, tạo sức hút mạnh mẽ hơn.
Xem thêm: Xác định quy mô thị trường trong kinh doanh
Giá nguyên liệu thô thấp
Giá bán sản phẩm bao gồm giá trị của các thành phần, nguyên liệu thô được sử dụng để cấu thành nên sản phẩm đó. Do đó, khi có thể cắt giảm chi phí nguyên liệu, hiển nhiên giá thành sản phẩm cũng sẽ giảm theo.
Tuy nhiên, mục tiêu của chiến lược chi phí thấp là bảo toàn chất lượng sản phẩm ở một mức độ chấp nhận được, cho nên việc bạn cần làm chính là phải thay thế nguồn nguyên liệu thô bằng một giải pháp tương đương về chất lượng nhưng có giá cả phải chăng hơn.
Ví dụ, bạn có thể thay thế nguyên liệu cao cấp thành thứ cấp như từ từ bàn gỗ thành bàn làm từ ván ép. Ván ép là một chất liệu kém bền vững hơn gỗ nhưng vẫn chấp nhận được về chất lượng và còn những lợi thế khác như nhẹ, gọn,…
Việc chuyển sang nguyên liệu giá rẻ có vô số cách để thực hiện, đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm tòi và thử nghiệm. Đôi khi, bạn cũng có thể thay đổi luôn công thức tạo thành sản phẩm miễn là chất lượng thành phẩm cuối cùng vẫn làm hài lòng người tiêu dùng và xây dựng được lòng trung thành của khách hàng.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có những phương pháp khác để cắt giảm chi phí nguyên liệu. Một trong số đó là tìm kiếm những nhà cung cấp nguyên liệu phải chăng hơn, ký hợp đồng dài hạn hơn để đổi lấy giá vốn ít hơn, đồng thời thiết lập các mối quan hệ thân thiết với nhà cc để được hưởng các ưu đãi, chiết khấu độc quyền.
Lao động giá rẻ
Một giải pháp khác để áp dụng chiến lược chi phí thấp chính là sử dụng thị trường lao động giá rẻ. Ở các nước phát triển, doanh nghiệp thường triển khai low-cost strategy bằng cách thuê lao động nước ngoài, chủ yếu là đến từ các nước đang và kém phát triển.
Tuy nhiên ở Việt Nam, lao động trong nước chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối. Có rất ít lao động nước ngoài làm việc trong khâu sản xuất ở các doanh nghiệp Việt Nam. Do đó, cách tốt nhất để tuyển được những lao động giá rẻ chính là mở các xưởng sản xuất ở những vùng ngoại ô, có mức sống cũng như thị trường lao động giá rẻ.
Trở ngại
Chiến lược chi phí thấp là một trong 3 chiến lược kinh doanh, marketing phổ biến nhất bên cạnh chiến lược đặc biệt (differentation) và tập trung (focus). Nó có nhiều lợi thế không thể chối cãi, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có những bất cập nhất định.
Nguy cơ thị trường mất giá
Khi áp dụng chiến lược low-cost strategy, bạn sẽ tạo ra mọt nguy cơ khơi mào một cuộc chiến giảm giá giữa các đối thủ trên thị trường. Các doanh nghiệp cạnh tranh, khi thấy doanh nghiệp sử dụng low-cost strategy đang hút lấy thị phần khách hàng của mình, cũng có thể chạy đua để hạ giá bán.
Số lượng doanh nghiệp áp dụng chiến lược chi phí thấp tăng khi lên đáng kể sẽ khiến đánh mất giá trị thị trường.
Việc này cũng dẫn tới hệ quả là lợi nhuận thu được từ việc bán sản phẩm và cả giá trị thương hiệu cũng suy giảm theo.
Chưa kể, giá thành sản phẩm chỉ có thể giảm ở xuống một mức độ nhất định nào đó trước khi chất lượng sản phẩm bắt đầu bị ảnh hưởng. Vì vậy, không thể có quá nhiều hay thậm chí là toàn bộ các doanh nghiệp trên thị trường cùng nhau đi cùng một hướng đi, cùng nhau áp dụng low-cost strategy.
Doanh nghiệp cần tìm cho mình một chiến lược phù hợp với quy mô kinh doanh, đặc điểm văn hóa, hay lượng tài nguyên độc quyền mà họ sở hữu.
Bỏ qua những nhóm khách hàng tiềm năng
Lợi thế của chiến lược chi phí thấp là khả năng tiếp cận, đáp ứng nhu cầu của phần đông người tiêu dùng trên thị trường. Tuy nhiên, còn rất nhiều phân khúc khách hàng khác mà không đưa yếu tố “rẻ” lên làm tiêu chí mua sắm hàng đầu.
Có những người thà bỏ một số tiền lớn để đổi lại một sản phẩm cao cấp, có độ bền và giá trị sử dụng lâu dài. Những cá nhân có thu nhập cao sẽ thích chi nhiều tiền hơn để có được những tính năng cao cấp hơn, tiện lợi hơn, và phù hợp với cá tính của họ hơn. Giá thành không là vấn đề đối với họ.
Do đó, low-cost strategy có thể khiến bạn bỏ qua những phân khúc người dùng tập trung, phân hóa sâu sắc đó. Tuy chúng chiếm tỷ lệ không quá nhiều trên thị trường, nhưng vẫn là một nguồn doanh thu hấp dẫn và ổn định cho bạn.
Ngoài ra, chiến lược chi phí thấp tạo ra khó khăn trong việc định vị thương hiệu (branding) và marketing, lan tỏa thương hiệu của bạn. Thực tế thì tính chất nổi bật gần như duy nhất của bạn chính là “rẻ”, nhưng chỉ như vậy thì chưa đủ để tạo một ấn tượng thật sâu sắc trong lòng người tiêu dùng.
Việc branding sẽ phức tạp hơn bởi bạn không có những nét văn hóa độc nhất nào khác để tách biệt với các đối thủ khác trên thị trường. Hướng tiếp cận marketing cũng sẽ quanh quẩn bên việc “giá rẻ”, thiếu đi sự đa dạng, khó tạo điểm nhấn và thu hút sự chú ý nhiều hơn từ người dùng.
Trên đây là giải thích về chiến lược chi phí thấp là gì, cũng như những yếu tố cần có để triển khai hiệu quả chiến lược chi phí thấp. Có thể thấy đây là một hướng phát triển doanh nghiệp rất hiệu quả, có khả năng giúp bạn tiếp cận nhóm khách hàng phổ thông và chiếm lĩnh thị trường.
Bài viết liên quan
Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp
Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!