18 Tháng Ba, 2023
Ưu nhược điểm của chiến lược mở rộng thương hiệu (Brand Extension)
Chiến lược mở rộng thương hiệu (Brand Extension) là cách khai thác thị trường để đạt được kết quả kinh doanh tốt hơn. Giống như mọi kế hoạch phát triển kinh doanh khác, mở rộng thương hiệu cũng có những điểm mạnh và hạn chế riêng. Hãy cùng MONA Media tìm hiểu ngay ưu và nhược điểm chiến lược Brand Extension qua bài viết dưới đây.
Chiến lược mở rộng thương hiệu (Brand Extension) là gì?

Mở rộng thương hiệu (Brand Extension) là một chiến lược giúp doanh nghiệp khai thác sức mạnh của thương hiệu hiện có để tiếp cận thị trường mới hoặc mở rộng danh mục sản phẩm. Mục tiêu chính là tối đa hóa giá trị thương hiệu và gia tăng sự nhận diện của doanh nghiệp trong mắt khách hàng.
Thay vì xây dựng một thương hiệu mới từ đầu, nhiều doanh nghiệp lựa chọn phương án này để tận dụng những lợi thế sẵn có. Khi thương hiệu đã có chỗ đứng vững chắc, khách hàng thường có xu hướng tin tưởng và dễ dàng đón nhận những sản phẩm hoặc dịch vụ mới ra mắt một cách hiệu quả hơn.
→ Tìm đọc thêm:
- Brand Name là gì? Nguyên tắc đặt tên thương hiệu chuẩn
- Brand Awareness là gì? Bí quyết xây dựng nhận thức thương hiệu
Phân loại các chiến lược mở rộng thương hiệu
Hiện nay, các doanh nghiệp không chỉ tập trung xây dựng thương hiệu (Branding) mà còn tìm kiếm các cách để mở rộng thêm. Nếu có chiến lược mở rộng thương hiệu giúp doanh nghiệp tiếp cận nhóm khách hàng mới, đa dạng hóa sản phẩm và tối ưu hóa lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Dưới đây là 4 chiến lược Brand Extension phổ biến nhất để bạn có thể tham khảo.
Brand Extension cho dòng sản phẩm liên quan
Mở rộng dòng sản phẩm liên quan (Line Extension) là chiến lược mở rộng thương hiệu tập trung vào việc phát triển thêm các sản phẩm mới nhưng vẫn nằm trong cùng ngành hàng mà doanh nghiệp đã có sẵn. Đây là một trong những phương pháp ít rủi ro nhất trong Brand Extension, bởi doanh nghiệp có thể tận dụng danh mục sản phẩm hiện tại, hệ thống sản xuất, phân phối cũng như các kênh Marketing sẵn có. Nhờ đó, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận khách hàng tiềm năng mà không cần đầu tư quá nhiều vào nghiên cứu thị trường, do đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Ví dụ, Nestlé đã mở rộng dòng thương hiệu của mình với các sản phẩm như Nestlé Milo, Nestlé Nesvita hay Nestlé Nestea, khai thác đa dạng nhu cầu đồ uống nhưng vẫn dựa trên thế mạnh trong ngành thực phẩm và đồ uống của thương hiệu.

Brand Extension cho danh mục sản phẩm mới
Mở rộng danh mục sản phẩm là chiến lược Brand Extension tận dụng thương hiệu hiện có để ra mắt sản phẩm trong một lĩnh vực hoàn toàn mới. So với mở rộng dòng sản phẩm, đây là một hướng đi đầy thách thức vì doanh nghiệp phải tiếp cận một thị trường mới và cạnh tranh với những đối thủ sẵn có.
Nếu được thực hiện đúng, doanh nghiệp có thể thu hút thêm khách hàng mới, đồng thời mang đến nhiều lựa chọn hơn cho khách hàng hiện tại. Một ví dụ điển hình cho chiến lược này là thương hiệu Apple, từ việc chuyên sản xuất máy tính Mac đã mở rộng sang điện thoại iPhone, đồng hồ thông minh Apple Watch và tai nghe không dây AirPods, tạo nên một hệ sinh thái công nghệ liền mạch.

Brand Extension cho nhóm khách hàng có sẵn
Một trong những chiến lược Brand Extension đó là mở rộng nhóm khách hàng có sẵn, tập trung vào việc phát triển các sản phẩm phù hợp với nhóm khách hàng hiện tại nhưng mở rộng hơn về nhu cầu hoặc phong cách sử dụng. Cách tiếp cận này giúp doanh nghiệp khai thác tối đa tệp khách hàng trung thành, đồng thời mở ra cơ hội tăng trưởng doanh thu mà không cần xây dựng thương hiệu từ đầu ở một thị trường hoàn toàn mới.
Ví dụ điển hình là thương hiệu Starbucks từ chuỗi cà phê cao cấp, Starbucks đã mở rộng sang các sản phẩm đóng gói như cà phê lon, cà phê pha sẵn,… Nhờ đó giúp thương hiệu tiếp cận nhóm khách hàng bận rộn, những người không thường xuyên ghé quán nhưng vẫn muốn trải nghiệm hương vị Starbucks ngay tại nhà hoặc nơi làm việc.

Brand Extension cho nhiều lĩnh vực kinh doanh
Doanh nghiệp có thể sử dụng cùng một thương hiệu để mở rộng sang nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau, giúp tận dụng danh tiếng sẵn có và thu hút khách hàng dễ dàng hơn. Tuy nhiên, để thành công với chiến lược này, doanh nghiệp cần đảm bảo rằng các lĩnh vực mở rộng vẫn phù hợp với hình ảnh thương hiệu, tránh gây nhầm lẫn hoặc làm giảm giá trị cốt lõi.

Ví dụ, Vingroup không chỉ nổi tiếng trong lĩnh vực bất động sản với các dự án như Vinhomes. Ngoài ra, doanh nghiệp còn mở rộng sang nhiều ngành khác như bán lẻ (VinMart), giáo dục (Vinschool), y tế (Vinmec), công nghệ ô tô với VinFast,…
Để các chiến lược mở rộng thương hiệu được tối ưu hóa hiệu quả thành công, việc tận dụng những nền tảng số là điều kiện không thể thiếu trong thời đại ngày nay. Một trong số đó phải kể đến TikTok, nơi quy tụ của phần lớn nhóm đối tượng Gen Z và Millennials, những người tiêu dùng tiềm năng mà thương hiệu bạn có thể chưa khai thác hết. Và nếu vẫn chưa biết bắt đầu từ đâu, thì Dịch vụ xây kênh TikTok trọn gói, chuyên nghiệp của MONA chính là bước đệm hoàn hảo cho quá trình Brand Extension cho doanh nghiệp của bạn.

Đội ngũ MONA Media sẽ nghiên cứu thị trường, xác định khách hàng mục tiêu và chiến lược xây kênh phù hợp nhất cho doanh nghiệp của bạn. MONA liên tục cập nhật xu hướng mới nhất, tối ưu nội dung để giúp thương hiệu gia tăng tương tác, mở rộng độ phủ sóng và phát triển bền vững.
Khi lựa chọn dịch vụ xây kênh TikTok tại MONA, bạn sẽ nhận được:
- Sáng tạo nội dung ấn tượng: Từ lên ý tưởng, viết kịch bản đến quay dựng, MONA giúp bạn tạo ra những video bắt trend nhưng vẫn mang đậm dấu ấn thương hiệu.
- Tối ưu hóa & Quản lý kênh: MONA đảm bảo nội dung tiếp cận đúng đối tượng, giúp kênh của bạn phát triển một cách chuyên nghiệp.
- Tăng tương tác, thúc đẩy lượt theo dõi: Kết hợp chiến lược viral, minigame, thử thách, cùng sự hỗ trợ từ influencer để tạo hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ.
- Kịch bản tùy chỉnh theo ngành hàng: MONA không tạo nội dung đại trà mà thiết kế riêng từng chiến lược phù hợp với đặc thù thương hiệu của bạn.
- Theo dõi, báo cáo hiệu quả: Cập nhật số liệu liên tục, đánh giá hiệu suất và tối ưu chiến lược để đảm bảo kết quả tốt nhất.
Hãy để MONA giúp doanh nghiệp của bạn tận dụng tối đa tiềm năng với các dịch vụ xây kênh đa nền tảng hay thiết kế bộ nhận diện thương hiệu độc đáo và chuyên nghiệp nhất. Ngoài ra, MONA cũng sẵn sàng hỗ trợ bạn trong giai đoạn xây dựng hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp nhất trong mắt khách hàng với các dịch vụ chụp hình sản phẩm, chụp profile công ty hay chụp hình profile cá nhân,… Liên hệ HOTLINE 1900 636 648 để bắt đầu hành trình mở rộng thương hiệu của bạn ngay nhé!
Ưu, nhược điểm của chiến lược mở rộng thương hiệu
Chiến lược mở rộng thương hiệu giúp nâng doanh nghiệp gia tăng giá trị và đạt được hiệu quả kinh doanh tối ưu. Dưới đây là những ưu, nhược điểm của chiến lược Brand Extension.
Ưu điểm của Brand Extension
Ngày càng có nhiều thương hiệu cạnh tranh ra đời, các công ty phải lên nhiều chiến lược để sẵn sàng dẫn đầu xu thế. Tận dụng thương hiệu chính để mở rộng thương hiệu mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.

- Brand Extension giúp sản phẩm mới dễ dàng nhận được sự chấp nhận từ khách hàng. Vấn đề rủi ro do thị trường không đón nhận sản phẩm sẽ được giảm xuống đáng kể.
- Tăng sự hiện diện của thương hiệu trên thị trường, giúp doanh nghiệp có thêm nhiều cơ hội kinh doanh.
- Những thương hiệu có độ nhận diện lớn, giá trị sử dụng cao, Brand Extension sẽ giúp sản phẩm nhanh chóng được người dùng đón nhận và đạt được nguồn doanh số cao giai đoạn đầu.
- Mở rộng thương hiệu là một cách quảng cáo không mất phí. Thương hiệu chính càng nổi tiếng thì chi phí Marketing càng được giảm thiểu đáng kể.
- Thị phần thương hiệu được mở rộng, khách hàng có thể tiếp cận và tiêu thụ sản phẩm mới ra mắt một cách dễ dàng.
- Mở rộng brand giúp doanh nghiệp cạnh tranh với các thương hiệu đối thủ. Nếu thương hiệu đối thủ không có các chiến lược đáp trả thì doanh nghiệp sẽ có ưu thế vượt trội hơn rất nhiều.
Nhược điểm
Mở rộng thương hiệu có tác dụng hiệu quả nhất với những thương hiệu nổi tiếng, được lòng khách hàng. Nếu thương hiệu đó không được đón nhận trên thị trường thì việc tạo ra sản phẩm mới dựa trên thương hiệu có sẵn rất dễ phản tác dụng.
- Chẳng hạn như thương hiệu Levi’s luôn được người dùng nhận thức là thời trang thô kệch. Do đó, khi ra mắt các trang phục nam giới cao cấp, doanh nghiệp đã phải dùng một thương hiệu mới là Levi’s Dockers.
Việc sử dụng thương hiệu chung cho nhiều sản phẩm không liên quan có thể khiến khách hàng không nhận thức được chiều sâu thương hiệu. Doanh nghiệp phải luôn có lĩnh vực kinh doanh chủ đạo để khi người dùng nghĩ đến sản phẩm thuộc lĩnh vực đó sẽ chọn ngay thương hiệu doanh nghiệp.
- Ví dụ, thương hiệu La Vie nổi tiếng với sản phẩm nước khoáng đóng chai. Khi nhắc đến nước tinh khiết, khả năng người dùng chọn nước của La Vie sẽ cao hơn. Tương tự với thương hiệu Samsung, được biết đến với rất nhiều sản phẩm trong lĩnh vực điện tử điện lạnh. Nhắc đến mua điện thoại, tủ lạnh người ta có thể chọn ngay sản phẩm của Samsung.
Sử dụng chiến lược Brand Extension, doanh nghiệp cần đảm bảo niềm tin của khách hàng vào thương hiệu. Dù thương hiệu chính hay thương hiệu được mở rộng gặp vấn đề cũng sẽ ảnh hưởng đến nhận thức của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Hãy nhớ rằng, với ứng dụng Brand Extension, các sản phẩm luôn có mối quan hệ chặt chẽ, không thể tách biệt.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược mở rộng thương hiệu
Trước khi khởi chạy bất cứ chiến lược Brand Extension nào, doanh nghiệp cũng cần cân nhắc đến một số yếu tố sau đây để triển khai mở rộng thương hiệu đạt kết quả tốt nhất.
Tài sản của thương hiệu chính

Bản chất của hoạt động Brand Extension chính là tận dụng sức mạnh từ thương hiệu có sẵn để phát triển thương hiệu mới. Vậy nên tài sản của thương hiệu chính phải đủ mạnh mới có thể “nâng đỡ” thương hiệu mới phát triển. Nếu thương hiệu của doanh nghiệp bạn chưa đủ mạnh thì hãy tập trung nguồn lực để nâng cao giá trị trước khi tiến hành mở rộng thương hiệu.
Chỉ khi khách hàng có được niềm tin vào sản phẩm của thương hiệu chính thì mới tạo ra ảnh hưởng tích cực lên thương hiệu mở rộng. Nhờ đó, sản phẩm mới ra mắt sẽ được người dùng dễ dàng chấp nhận hơn.
Khi mở rộng thương hiệu, doanh nghiệp thường dựa vào danh tiếng và giá trị cốt lõi sẵn có. Nhưng một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua là thương hiệu cá nhân của người đứng đầu. Liệu branding cá nhân có thể hỗ trợ chiến lược Brand Extension hiệu quả hơn? Hãy xem video dưới đây để tìm hiểu thêm.
Giá trị cốt lõi của thương hiệu
Để kế hoạch Brand Extension thành công, điều quan trọng nhất là sự phù hợp của thương hiệu mở rộng và thương hiệu chính. Để đạt được điều đó, doanh nghiệp cần nhận thức rõ giá trị cốt lõi của thương hiệu cũng như xác định rõ thông điệp truyền thông. Bạn có thể làm các khảo sát lấy ý kiến đánh giá của khách hàng, sau đó phân tích thái độ của thị trường đối với thương hiệu mở rộng của doanh nghiệp.

Mở rộng thương hiệu sang các lĩnh vực khác là mục tiêu nhiều doanh nghiệp hướng đến. Một công ty đa ngành sẽ chiếm lĩnh nhiều thị phần hơn, phân khúc khách hàng cũng đa dạng hơn.
- Như thương hiệu Virgin chính là một công ty đa ngành với hơn 30 thương hiệu; GE vừa cung cấp đồ điện tử vừa cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng.
Để làm được điều đó, giá trị cốt lõi của thương hiệu là điều doanh nghiệp nhất định phải nắm bắt và phát triển. Cho dù thương hiệu chính có mạnh đến đâu nhưng mở rộng thương hiệu bằng những sản phẩm không phù hợp sẽ rất dễ dẫn đến thất bại.
- Chẳng hạn, Adidas luôn nổi tiếng với các sản phẩm thời trang thể thao như giày và quần áo. Đã từng có thời điểm thương hiệu này tung ra thị trường nước hoa Adidas. Thật khó tưởng tượng mùi hương nước hoa của một thương hiệu gắn liền với hình ảnh giày thể thao sẽ như thế nào.
Bài viết trên đã giới thiệu tới bạn ưu – nhược điểm của chiến lược mở rộng thương hiệu Brand Extension. Bên cạnh các lợi thế đặc thù, doanh nghiệp khi ứng dụng Brand Extension cũng phải đối mặt với những rủi ro không nhỏ. Hy vọng qua bài viết bạn đã hiểu hơn về mở rộng thương hiệu là gì và có được lựa chọn tốt nhất cho doanh nghiệp của mình.
Bài viết liên quan



Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp
Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!