Đánh giá thương hiệu chưa bao giờ là một công việc hết quan trọng đối với các doanh nghiệp trước khi tung ra các kế hoạch phát triển khác. Tuy nhiên, để có được cái nhìn rõ nhất, bao quát nhất, các doanh nghiệp thường sử dụng các chỉ số khác nhau để đánh giá thương hiệu. Vậy những
chỉ số để đánh giá thương hiệu đó là gì? Mời bạn cùng
Mona Media tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!
Tại sao doanh nghiệp phải đánh giá thương hiệu
Việc đánh giá thương hiệu mang lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích to lớn:
Gia tăng doanh thu và phát triển mở rộng thương hiệu
Với việc phát triển của công nghệ, các doanh nghiệp hoạt động online sẽ có lợi thế hơn các công ty kinh doanh truyền thống. Khách hàng có thể tham khảo thông tin sản phẩm của doanh nghiệp bất cứ khi nào họ muốn, mọi lúc mọi nơi.
Số lượng người truy cập vào thương hiệu của bạn cũng cao hơn, khách hàng biết tới sản phẩm của công ty hơn, và giúp doanh nghiệp xác định được phân khúc thị trường nên hướng tới nhất.
Nâng cao khả năng tiếp cận nhóm khách hàng tiềm năng
Khi đánh giá lại thương hiệu, doanh nghiệp dễ dàng dự đoán và tiếp cận nhóm khách hàng tiềm năng hơn. Từ đó sẽ thúc đẩy
hành vi mua hàng hoặc giúp khách hàng ghi nhớ và sẽ quay lại tìm bạn nếu có nhu cầu mua sắm ngay sau lần tiếp cận đó. Ngoài ra, giá trị chuyển đổi khách hàng cao hơn chỉ trong thời gian ngắn.
Tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường
Thương hiệu được đánh giá sẽ giúp doanh nghiệp nhìn nhận lại những điểm mạnh điểm yếu của quá trình phát triển thương hiệu. Từ đó các nhà quản trị sẽ đưa ra những kế hoạch,
chiến lược marketing phù hợp. Do đó, doanh nghiệp nào đánh giá đúng, cơ hội cạnh tranh càng nhiều và dễ dàng duy trì lâu dài..
Các chỉ số để đánh giá thương hiệu
Đánh giá dựa vào tầm nhìn
Một thương hiệu muốn phát triển lâu dài thì luôn đòi hỏi doanh nghiệp phải có cái nhìn ngắn hạn và dài hạn. Không có được tầm nhìn, doanh nghiệp không khác gì mù đường lạc lối.
Khi có tầm nhìn, doanh nghiệp có thể phát triển nhiều chiến lược cụ thể hơn, tìm kiếm và phát hiện ra những chuẩn mực giá trị cần thiết cho doanh nghiệp.
Hiện nay có khá nhiều hình thức để các công ty triển khai tầm nhìn doanh nghiệp. Tiêu biểu như qua các thông điệp, sứ mệnh, giá trị tư tưởng, trách nhiệm xã hội, đạo đức… Quá trình đánh giá dựa trên tầm nhìn không chỉ quan tâm tới nội dung mà còn phải truyền đi thông điệp tới các nhân viên và các nhà lãnh đạo.
>>> Xem thêm: KPI là gì? Cách thức xây dựng KPI hiệu quả nhất hiện nay
Đánh giá dựa vào cấu trúc thương hiệu
Khi thương hiệu có cấu trúc vận hành thiếu linh hoạt, quá trình hoạt động chắc chắn sẽ không đảm bảo, không có điểm đặc biệt hay yếu tố đột phá mà lại còn làm lộ ra khuyết điểm của doanh nghiệp.
Cấu trúc thương hiệu của một doanh nghiệp được thể hiện qua cơ cấu tên, tư tưởng xác lập thương hiệu, hình thành
thông điệp truyền thông… Thế nên một cấu trúc thương hiệu cứng nhắc sẽ không thuyết phục được khách hàng, tạo cơ hội cho đối thủ cạnh tranh lôi kéo khách hàng.
Đánh giá bộ nhận diện thương hiệu
Một bộ nhận diện thương hiệu chất lượng khi và chỉ khi đáp ứng được toàn bộ các yếu tố sau:
Có tính độc nhất, đặc biệt
Điều này thể hiện ở chỗ khách hàng sẽ biết ngay tới công ty của bạn mà chỉ cần nhìn
logo thương hiệu. Bộ nhận diện cần phải cho khách hàng thấy được thông điệp muốn truyền tải, đặc điểm nổi bật của doanh nghiệp,..
Tính nhất quán
Tất cả những sản phẩm đi kèm với hàng hóa, dịch vụ của công ty bạn như hóa đơn, thiệp cảm ơn, danh thiếp,…. nên có một thiết kế chung, nhất quán. Nó giúp việc khách hàng nhận ra thương hiệu của doanh nghiệp dễ dàng hơn.
Tính chuyên nghiệp và khả năng tạo sự khác biệt
Bộ nhận diện thương hiệu mang lại hiệu quả cao là phải thể hiện được tính chuyên nghiệp, khả năng sáng tạo và có một điểm nhấn đặc biệt, tạo ra sự khác biệt với các doanh nghiệp khác.
Đánh giá các giá trị cảm xúc thương hiệu
Là một trong những cách hiệu quả để tác động tới khách hàng, các doanh nghiệp luôn cố gắng sử dụng giá trị cảm xúc thông qua việc
mô tả sản phẩm, nêu ra ưu điểm và thế mạnh của sản phẩm. Giá trị cảm xúc của thương hiệu sẽ tỉ lệ thuận với mức giá mà người mua quyết định chi trả.
Những lợi ích mà giá trị cảm xúc thương hiệu mang lại cho doanh nghiệp có thể kể đến như:
- Lợi ích hình thái: sự hấp dẫn khách hàng
- Lợi ích chức năng: giá trị sản phẩm mang tới khách hàng
- Lợi ích thời gian: dễ dàng truy cập, dễ dàng sử dụng
- Lợi ích địa điểm: sự tiện lợi khi mua hàng
- Lợi ích sở hữu: mua sắm đơn giản, nhanh gọn,…
Đánh giá tài sản thương hiệu
Để hoàn thành quá trình đánh giá,
định vị thương hiệu, doanh nghiệp cần đánh giá được giá tài sản của thương hiệu. Thông thường sẽ dựa vào một số yếu tố sau:
- Hữu hình: doanh thu, lợi nhuận, số lượng sản phẩm bán được
- Vô hình: nhận thức, đánh giá, nhận xét của khách hàng.
Điều quan trọng nhất chính là việc đánh giá phải được tiến hành khách quan, không đưa cảm xúc cá nhân vào. Nên đưa các kết quả về những con số để có cái nhìn chính xác nhất. Những con số này còn có cái tên khác là chỉ số nhận biết.
Đánh giá tốc độ phát triển của thương hiệu
Muốn phát triển thương hiệu nhanh chóng thì các doanh nghiệp cần đảm bảo được chất lượng hàng hóa dịch vụ luôn là tốt và ổn định lâu dài. Ngoài ra, doanh nghiệp phải có tính sáng tạo, đưa nhiều điểm mới vào sản phẩm.
Dựa vào tốc độ phát triển thương hiệu mà hiện nay nhiều doanh nghiệp sử dụng nó như một động lực để nâng cao giá trị sản phẩm, chinh phục hoàn toàn khách hàng.
Đánh giá dựa vào độ hiệu quả của chiến lược thương hiệu gần nhất
Độ hiệu quả của chiến lược thương hiệu của doanh nghiệp tốt hay xấu thì cần xét tới các yếu tố sau:
Rõ ràng – Clarity
Doanh nghiệp phải truyền tải thương hiệu tới khách hàng thật cụ thể, đi đúng vào trọng tâm. Điều này cần đảm bảo thêm rằng khách hàng sẽ thích thú, ghi nhớ và sẵn sàng mua hàng.
Nhu cầu – Desire
Mỗi sản phẩm mà doanh nghiệp bạn sản xuất thì có tới hàng trăm hàng ngàn đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, chiến lược phát triển cần phải tìm được giải pháp sao cho khách hàng sẽ lựa chọn doanh nghiệp bạn đầu tiên.
Quy trình – Process
Trong quá trình thực hiện, mọi bộ phận của doanh nghiệp cần được gắn kết và hoạt động đồng thời với nhau. Doanh nghiệp cần đảm bảo được bất cứ nhu cầu nào của khách hàng cũng đều có thể đáp ứng được.
Đánh giá hiệu quả mà các kênh truyền thông mang lại
Việc đánh giá hiệu quả mà các kênh truyền thông mang lại bao gồm truyền thông đa kênh và tích hợp. Việc đa dạng hóa các kênh quảng bá, thương hiệu của doanh nghiệp được quảng cáo rộng rãi hơn, tăng khả năng tiếp cận với khách hàng.
Tuy vậy, để làm được điều này, doanh nghiệp cần phải đảm bảo được khả năng chi trả. Tài chính càng mạnh, truyền thông càng tốt. Ngoài ra, doanh nghiệp vẫn cần có sự sáng tạo, tính linh hoạt sử dụng các kênh truyền thông tối đa, triệt để.
Như vậy, trên đây là
8 chỉ số giúp doanh nghiệp đánh giá thương hiệu. Việc nhận xét đánh giá này đòi hỏi các doanh nghiệp làm đi làm lại trong một thời gian nhất định để có thể kịp thời thay đổi và xử lý những sự cố bất ngờ xảy ra.