18 Tháng Ba, 2023
Bắt đầu startup như thế nào ?
Có nhiều bạn trẻ đặt câu hỏi startup là gì? Làm thế nào để xây dựng startup thành công? Bài viết này có một vài lời khuyên đã được biên soạn lại dựa trên những bài học bổ ích từ rất nhiều người bắt đầu startup và cả những ông chủ đã thành công. Tất cả đều được hợp lại thành với một nguyên lý cốt lõi: cố gắng tạo ra giá trị, tạo càng nhiều càng tốt, càng nhanh càng tốt.
Dưới đây là một số lời khuyên cụ thể và thực tiễn, mà Mona Media đã thu thập được trong quá trình thực hiện startup công ty thiết kế website, hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn khởi nghiệp.
Thu thập thông tin để bắt đầu startup
Xác định động cơ phát triển của một startup
Để bắt đầu startup thì việc đầu tiên là tìm hiểu thông tin thật kỹ lưỡng. Có một sự hiểu biết vững chắc về sự tăng trưởng của công ty và vai trò công việc của bạn liên quan đến nó như thế nào để tìm ra thước đo đánh giá công ty. Sau đó tạo một danh sách tất cả các chức năng mà bạn có thể thực hiện trong vai trò của mình để tác động tích cực đến những chỉ số đó.
Nhân viên tại Mona Media
Mona Media là đơn vị start up đã hoạt động được hơn 10+ năm, chúng tôi là những con người nhiệt huyết, đam mê và cùng nhau xây dựng công ty ngày một phát triển lớn mạnh. Từ 10 thành viên, Mona ngày càng tăng trưởng và được nhiều thành viên lựa chọn làm nơi cùng đồng hàng và phát triển.
Chúng tôi tạo ra một hệ sinh thái Mona Media, phát triển mạnh mẽ ở 3 lĩnh vực khó. Có thể bạn không tin nhưng những gì chúng tôi làm đều được thể hiện bằng con số.
Tìm hiểu kỹ về sản phẩm startup
Hãy dành thời gian để làm quen với sản phẩm hoặc ứng dụng mà bạn sẽ làm việc. Nếu đó là sản phẩm B2B, hãy tìm đọc các bài đánh giá và nói chuyện với khách hàng. Nếu là sản phẩm B2C, thử áp dụng nó cho chính mình và đối với bạn bè của bạn. Xem xét các tính năng khác nhau và đưa ra các suy đoán lý do tại sao những lựa chọn đó được thực hiện.
>>> Xem thêm: Ngành thương mại điện tử B2B và B2C là gì?
Mona Media chính là đơn vị startup phát triển hơn 10 năm trong lĩnh vực thiết kế website và phần mềm. Chúng tôi đã thực hiện hơn 7.000+ dự án website và tạo ra sự thành công nhất định cho các doanh nghiệp. Các cộng sự nhiều tâm huyết đã cùng nhau cố gắng và hoàn thành tốt các dự án cho khách hàng. Các dự án đầy tâm huyết chúng tôi mang đến cho doanh nghiệp bứt phá từ con số 0 lên gấp 200% doanh thu ban đầu.
Con số dự án chúng tôi đã lên tới hàng nghìn và chúng đều mang về thành công nhất định cho các doanh nghiệp. Bất kể là lĩnh vực nào chúng đều thực hiện nghiên cứu, xây dựng chiến lược và hoàn thành tốt dự án được giao. Dưới đây là một số dự án tiêu biểu chúng tôi thực hiện:
Lĩnh vực giáo dục
Lĩnh vực nhập hàng Trung Quốc
Lĩnh vực phụ tùng xe máy
Lĩnh vực y tế
Lĩnh vực vape/pod
Lĩnh vực thiết bị văn phòng
Lĩnh vực nông nghiệp
Lên kế hoạch làm việc nhóm
Bạn có thể sử dụng LinkedIn và những mạng xã hội thông dụng và tìm ra đồng nghiệp của bạn là ai, họ tên của họ, tìm hiểu xem họ làm gì và họ làm việc đó bao lâu. Hãy thử lập bản đồ tổ chức và nhận thức được vị trí của bạn trong tổ chức đó.
Giao diện của LinkedIn
Xây dựng văn hóa startup
Để bắt đầu một startup thành công thì việc đầu tiên cần làm là xây dựng văn hóa startup cho doanh nghiệp. Trước hết hãy là một nhà lãnh đạo thấu hiểu tâm lý từng thành viên trong doanh nghiệp. Bạn cần phải nắm bắt rõ những thuận lợi, khó khăn cũng như các yêu cầu của những vị trí trong công ty. Nhờ đó, có thể dễ dàng giải quyết các sự cố xảy đến.
Buổi seminar định kỳ tại Mona Media
Bên cạnh đó, bạn cũng nên bắt đầu thiết lập truyền thống của công ty, hãy tổ chức những sự kiện ngày thành lập công ty, chuyến du lịch, cắm trại, vui chơi,… nói chung làm những việc khiến cho nhân viên cảm thấy thoải mái, tự hào, khiến cho họ cảm nhận mình là một phần của công ty.
Điều quan trọng là luôn tạo ra nụ cười trong doanh nghiệp của bạn, chẳng ai có thể làm tốt phần việc của mình trong một môi trường căng thẳng, mệt mỏi. Hãy cố gắng tạo nên không khí làm việc vui vẻ, như vậy thì hiệu suất công việc đạt được sẽ tốt hơn.
Để startup thành công, cần giữ thái độ là người chiến thắng
Cho dù bạn đã chuẩn bị bao nhiêu đi chăng nữa cho công việc của mình, sẽ có những phần công việc chỉ có thể làm bằng cách học hỏi, nghiên cứu thêm. Kiến thức thu được từ bạn là điều mong đợi của các thành viên trong team, nhưng nó chỉ thành công khi bạn mang một thái độ mong muốn chiến thắng so với mỗi thành viên còn lại.
Cũng giống như việc lựa chọn đơn vị SEO uy tín vậy, nếu như bạn tự thực hiện xây dụng đội ngũ inhouse thì sẽ mất rất nhiều thời gian. Nhưng nếu lựa chọn thuê ngoài, các đơn vị agency đã nhiều năm kinh nghiệm thực hiện dự án cho khách hàng của họ. Tiêu biểu đơn vị agency Mona Media
Mỗi startup đều có những đặc điểm khác nhau, dưới đây là một số đặc điểm sẽ làm cho bạn có một nền văn hóa phù hợp với bất kỳ startup phát triển nào:
Nếu cao tinh thần trách nhiệm khi bắt đầu dự án startup của bạn
Startup được xem là những con tàu thường xuyên gặp khó khăn để tồn tại, khi bạn nhận thấy sự rò rỉ ở đâu đó trên con tàu, đừng thờ ơ bỏ qua nó, chỉ vì suy nghĩ đơn giản bởi vì nó không phải là “công việc của bạn”. Ngay cả khi bạn không gây ra vấn đề, hãy cố gắng chịu trách nhiệm và sửa chữa nó một cách nhanh nhất có thể.
Thể hiện thái độ khẩn trương
Khi những người từ các công ty lớn tham gia vào những công ty nhỏ, họ thường cho rằng họ sẽ cần phải có vài tháng để thích nghi công việc trước khi bắt đầu một công việc có giá trị thực tiễn, bạn nên giả định rằng nhóm của bạn đang mong đợi nhận được giá trị thực tế của bạn ngay vào ngày làm việc đầu tiên. Vì vậy, ngay cả khi bạn đang hoạch định kế hoạch 3 tháng làm quen với công việc của mình, hãy mau chóng tìm ra những yếu tố quyết định kỹ năng, nhanh chóng đem lại lợi thế của bạn so với các thành viên khác. Hãy kết bạn với mọi người xung quanh, tìm kiếm thông tin sản phẩm có được từ bạn bè, tham gia kênh xã hội của công ty, tìm ra lỗi sản phẩm để đưa ra những ý định mới. Tất cả những điều này sẽ tăng cường mục tiêu dài hạn của bạn với công ty startup.
Tự tin vào chính mình là chìa khóa bắt đầu startup
Startup chưa bao giờ là câu chuyện dễ dàng, có người ngay lần đầu đã thành công, nhưng có người làm startup nhiều lần vẫn thất bại. Quan trọng là bạn không nản chí, gặp thất bại ở đâu sửa ở đó. Khi có sự cố xảy đến điều đầu tiên là phải bình tĩnh, không hoảng hốt, tin vào khả năng của chính mình, tin mình có thể giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, hoàn hảo. Bởi nếu bạn không tin mình thì còn ai tin mình, mà trong vấn đế startup ngoài bạn và cộng sự ra thì còn có thể chia sẻ với ai? Những người bên ngoài luôn rình rập, chực chờ để dè bĩu bạn, họ chờ xem bạn thất bại như thế nào, đó là điều chắc chắn.
Mọi vấn đề đều có giải pháp để xử lý, hãy rằng bạn sẽ làm được bạn sẽ giải quyết hết tất cả, có như thế thì con thuyền startup của bạn mới tiếp tục căng buồm ra khơi tiếp.
Mục tiêu của Startup
Tất cả các công ty khởi nghiệp về bản chất đều sẽ bắt đầu từ các doanh nghiệp nhỏ, nhưng không phải tất cả các doanh nghiệp nhỏ đều là công ty startup. Sự khác biệt nằm ở mục tiêu mà các công ty startup đặt ra, họ sẽ không còn là một công ty khởi nghiệp vào một thời điểm nào đó trong tương lai. Nói một cách thú vị, mục tiêu của các “Startup”, đó là… không còn là Startup nữa. Nghĩa là Startup đó phải phát triển đạt đến một trạng thái khác, đó là trở thành doanh nghiệp, tập đoàn lớn.
Có một số công ty startup chỉ mất từ 3-5 năm để có thể đạt được mục tiêu đó. Tuy nhiên cũng có nhiều công ty vẫn là startup trong thời gian lâu hơn phụ thuộc vào tình hình kinh doanh và môi trường kinh tế.
Do đó, “Mục tiêu tối thượng” và “sứ mệnh tối cao” trong giai đoạn Startup chưa phải là tìm mọi cách tối đa hóa lợi nhuận, có thật nhiều khách hàng, nâng cao giá trị thương hiệu. Mà mục tiêu trong giai đoạn này chính là Startup đó phải thực hiện rất nhiều “thử nghiệm” và phải “điều chỉnh” mô hình kinh doanh liên tục sao cho có thể xác lập một mô hình khả thi, vững vàng, mang lại lợi nhuận, có thể chuẩn hóa, có thể nhân rộng quy mô, và có tính bền vững.
>>> Xem thêm: 8 bước để khởi nghiệp kinh doanh online thành công
Nguyên tắc khởi động Startup
Để có thể khởi động, hãy luôn ghi nhớ những nguyên tắc dưới đây khi bắt đầu Startup:
- Đầu tiên chính là xác định nhu cầu thị trường trước khi xây dựng một sản phẩm, lấy khách hàng làm trung tâm để tránh đi các ý tưởng kinh doanh có nhu cầu thị trường kém. Sau đó xây dựng các phương án kinh doanh linh hoạt với chi phí thấp dựa trên việc xác định đúng thị trường cho sản phẩm, dịch vụ của công ty, đảm bảo đó là một thị trường phù hợp, tiềm năng. Dựa vào các phương án đó, các startup có thể đưa ra cách thức hoạt động rõ ràng và thử nghiệm vào thực tế.
- Thứ hai, nhiều quyết định khi đưa ra trong sự không chắc chắn, do đó một trong các nguyên tắc rất quan trọng đối với các công ty Startup đó là tăng tính nhanh nhẹn và linh hoạt trong công việc. Người sáng lập phải có đầy đủ sự nhanh nhẹn, linh hoạt để có thể ứng phó với mọi tình huống xảy ra.
- Cuối cùng là các startup nên học hỏi kinh nghiệm từ những công ty startup đã thành công hoặc thất bại để rút ra được bài học riêng, ứng dụng cái hay và tránh đi các lỗi sai cơ bản.
4 giai đoạn phát triển của startup
Bất cứ một mô hình doanh nghiệp hay startup nào để đạt đến mức hoạt động hiệu quả nhất đều thường trải qua bốn giai đoạn cơ bản. Ứng với mỗi giai đoạn, sẽ là những thách thức khác nhau đòi hỏi các nhà sáng lập phải đủ bản lĩnh, tự tin và kinh nghiệm mới có thể chèo lái con thuyền startup bền vững được.
Giai đoạn 1: Định hướng kế hoạch
Giai đoạn định hướng kế hoạch là giai đoạn vô cùng quan trọng, được gọi như nền móng của cả hành trình startup. Giai đoạn này quyết định trực tiếp đến thành công của kế hoạch khởi nghiệp trong tương lai.
Trong giai đoạn định hướng kế hoạch, bạn cần chuẩn bị các chi tiết chính. Khi bạn đã định hướng được ý tưởng kinh doanh, bạn cần tự hỏi mình một số câu hỏi quan trọng: Mục đích kinh doanh của bạn là gì? Bạn đang bán cho ai? Mục tiêu kinh doanh cuối cùng của bạn là gì? Giá trị mà sản phẩm hay dịch vụ của bạn mang lại là gì? Rất nhiều startup thất bại bởi lao vào mọi việc mà không cân nhắc kỹ những khía cạnh này. Bạn cần tìm ra lượng khách hàng mục tiêu của mình đồng thời trả lời được ai sẽ mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn?
Nếu bạn đang suy nghĩ về việc bắt đầu startup, hãy bắt đầu tìm kiếm các công ty hiện có trong ngành bạn đã chọn. Tìm hiểu những gì mà các nhà quản trị thương hiệu hiện tại đang làm và tìm ra cách bạn có thể làm điều đó tốt hơn. Hãy viết ra một kế hoạch kinh doanh thật chi tiết và khâu nghiên cứu kỹ thị trường về lĩnh vực của bạn và nhân khẩu học của tệp khách hàng tiềm năng là một phần quan trọng trong việc lập kế hoạch kinh doanh này.
Các startup không nên gấp gáp trong quá trình định hướng kế hoạch mà hãy ưu tiên và dành nhiều thời gian, công sức để thực hiện kế hoạch một cách tỉ mỉ, cẩn trọng nhất.
Giai đoạn 2: Đối mặt thử thách
Đến giai đoạn này, các startup đã hoạt động được một thời gian ngắn dưới sự tác động của nhiều yếu tố từ khách quan đến chủ quan. Giai đoạn này đã có khách hàng, có doanh thu và cạnh tranh đồng nghĩa với việc xuất hiện cả những thời cơ và cũng nhiều thách thức mới. Nhiều doanh nghiệp biết cách tận dụng thời cơ và cân bằng, tuy nhiên, cũng không ít doanh nghiệp “vỡ mộng”. Đây chính là giai đoạn mà phần lớn các startup tại Việt Nam đều thất bại và thay đổi mô hình kinh doanh nhằm thích nghi với ngoại cảnh.
Đứng trước điều này, ngoài sự bình tĩnh và quyết đoán, startup cần đặt vấn đề quản lý lên làm ưu tiên hàng đầu. Bởi lẽ, với các vấn đề không đổi về thời cơ và các nguồn lực tài chính, người sáng lập phải có phương pháp nhằm quản lý hiệu quả tài chính và nhân lực. Học hỏi trau dồi để đào tạo nhân viên, nghệ thuật giao phó, uỷ thác hay ứng dụng những hệ thống quản lý, phương pháp để vận hành tốt hơn chính là chìa khóa mang đến sự thành công ở giai đoạn này.
Ngoài ra, để duy trì và tiếp tục đầu tư phát triển startup, nguồn vốn là điều không thể bỏ qua. Bạn có thể tận dụng những khoản vay từ ngân hàng, các nguồn viện trợ hoặc từ lợi nhuận, đối tác, thậm chí là tìm kiếm nhà đầu tư hợp lý để có nguồn vốn ổn định.
Giai đoạn 3: Hòa nhập ổn định
Vào giai đoạn này, công ty sẽ dần hồi phục và bước đầu đi vào trạng thái ổn định theo mô hình kinh doanh. Tuy nhiên, doanh nghiệp không nên tự tin quá sớm. Những vấn đề biến động khó lường trong kinh tế, tính cạnh tranh hay thay đổi xu hướng, thị hiếu của khách hàng luôn cập nhật, điều này có thể khiến cho doanh nghiệp của bạn lỗi thời, vì thế, hãy không ngừng cải tiến sản phẩm để không bị lỗi thời. Bên cạnh đó, việc xem xét phân bổ cải thiện nguồn lực để ngày càng tốt hơn, mở rộng thị trường để nâng cao quy mô, ứng dụng công nghệ, kỹ thuật tự động và đổi mới các thiết bị hiện đại nhằm cải thiện hiệu suất kinh doanh chính là những yếu tố cần phải đầu tư để có bước tiến vững chắc ở những giai đoạn kế tiếp.
Giai đoạn 4: Tăng tốc
Tăng tốc là giai đoạn trong mơ của hầu hết các startup. Tại giai đoạn này, các startup có thể thừa thắng tiến lên phía trước, ra sức chiếm lĩnh thị phần bằng việc mở rộng thị trường các kênh phân phối và các kênh kinh doanh khác. Đồng thời, doanh nghiệp cũng không nên bỏ qua việc phát triển thêm các dòng sản phẩm, dịch vụ mới tung ra thị trường hiện tại hoặc mở rộng thị trường sang nước ngoài để trở thành công ty đa quốc gia.
Chiến lược marketing không dễ dàng thực hiện được nếu như bạn không có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực này. Nhưng không phải đơn vị nào cũng sẽ tặng gói dịch vụ miễn phí như Mona Media. Khi thực hiện SEO website của chúng tôi, các nghiên cứu chuyên sâu ban đầu về thị trường cũng như đối thủ đều được thực hiện.
Các loại hình startup phổ biến
Startup phong cách sống
Đây chính là loại hình startup điển hình cho câu nói “Hãy theo đuổi đam mê và thành công sẽ theo đuổi bạn”. Nói một cách dễ hiểu, công ty startup về phong cách sống là những nhà sáng lập chọn kiếm tiền bằng điều mà họ đam mê và có kỹ năng.
Startup phong cách sống có thể tận dụng được những kinh nghiệm, kiến thức của bạn. Thậm chí, bạn có thể bắt đầu bằng cách dùng truyền thông và tận dụng nền tảng Internet.
Chẳng hạn các tiểu thuyết gia viết sách kiếm tiền, các Youtuber có nguồn thu nhập chính từ Youtube, Nghệ sĩ, Lập trình viên tự do, Huấn luyện viên, Nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, Chuyên viên tư vấn kinh doanh, tư vấn tài chính….Mặc dù các startup theo phong cách sống khó có thể trở thành một doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh với quy mô nhiều nhân viên. Tuy nhiên, đây là loại hình kinh doanh startup cung cấp lối sống tốt và bổ ích cho doanh nhân.
Vì vậy, mỗi chúng ta đều có thể bắt đầu ý tưởng startup về phong cách sống. Và nếu bạn hết lòng, phấn đấu vì mục tiêu của mình, rất có thể bạn sẽ trở thành doanh nhân có phong cách sống.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Các loại hình công ty, doanh nghiệp vừa và nhỏ như: Cửa hàng tạp hóa, Nhà hàng, quán cafe, Công ty tư vấn, Salon tóc, Spa làm đẹp, Đại lý du lịch, Xưởng mộc, Thợ sửa điện, thợ sửa ống nước, Đại lý bảo hiểm, Cửa hàng thương mại điện tử và nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ khác đều có thể coi là các công ty Startup.
Những người sáng lập các mô hình kinh doanh này có thể tự gọi mình là startup. Đơn giản vì có thể họ không muốn làm thuê cho người khác và họ muốn làm chủ công việc kinh doanh cho riêng mình để kiếm tiền.
Nguồn vốn đa phần của startup truyền thống là từ khoản tích lũy tiết kiệm của chính họ, tiền vay ngân hàng hoặc có thể từ người thân, bạn bè. Loại hình startup này không mang lại lợi nhuận quá nhiều. Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy mô hình khởi nghiệp này chiếm số lượng lớn nhất tại Việt Nam.
>>> Xem thêm: 10 Bước xây dựng doanh nghiệp nhỏ thành công
Khởi nghiệp có thể mở rộng
Đây là loại hình startup thường đề cập đến những công ty công nghệ đang phát triển như Tiktok, Facebook…Các Startup công nghệ thường sở hữu một đội ngũ tinh nhuệ đồng thời có khả năng kêu gọi nguồn vốn lớn từ các nhà đầu tư mạo hiểm để thúc đẩy sự mở rộng nhanh chóng của họ.
Một số đặc điểm chung mà các Startup công nghệ sở hữu: thị trường mục tiêu tiềm năng có quy mô lớn, ý tưởng/mô hình kinh doanh mới, mô hình kinh doanh có khả năng mở rộng, khả năng thực thi nhanh có thể dẫn trước đối thủ cạnh tranh, nguồn vốn bên ngoài lớn, cấu trúc vốn phức tạp thông qua nhiều vòng cấp vốn, cần hoạt động PR tích cực, đưa thông tin rộng rãi trên báo chí.
Mặc dù các Startup có thể mở rộng chỉ chiếm một phần nhỏ trong 5 loại hình kinh doanh được kể ra. Tuy nhiên, nó thu hút sự quan tâm nhiều của giới truyền thông và các nhà đầu tư kinh doanh trên khắp thế giới.
Tham khảo:
- Có nên kinh doanh trên mạng xã hội hay không?
- Bí quyết bán hàng trên Facebook thu lợi nhuận cao
- Chia sẻ cách bán hàng trên Instagram hiệu quả
Khởi nghiệp có thể mua được
Có một vài các startup được ra đời với tham vọng lớn. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển nó có thể bị mua lại bởi những “gã khổng lồ”. Các startup này được gọi là những công ty khởi nghiệp có thể mua được. Chẳng hạn nổi bật nhất là Instagram được “gã khổng lồ” Facebook mua lại với giá 1 tỷ USD vào năm 2012.
Thông thường, các startup có đặc điểm như: thị trường tương đối nhỏ, thị trường ngách chưa được xác định rõ ràng, có thể bổ sung cho các doanh nghiệp lớn khác và thị trường tiềm năng định hướng ban đầu không sinh lợi như dự đoán ban đầu.
Khởi nghiệp xã hội
Khởi nghiệp xã hội là các công ty Startup được tạo ra nhằm mang đến sự khác biệt, tác động tích cực đến cuộc sống. Khác với các loại hình startup khác, khởi nghiệp xác hội thường ít tạo ra lợi nhuận cao, mặc dù có thể thu được lợi nhuận từ loại hình Startup này (ngoại trừ các tổ chức phi chính phủ).
Tìm nguồn tài trợ cho Startup ở đâu?
- Từ bạn bè và gia đình: hầu hết các startup khi mới bắt đầu kinh doanh đều kêu gọi nguồn vốn từ những người thân quen nhất như gia đình hay bạn bè. Tuy nhiên, khi huy động vốn bạn cần phải trình bày rõ ràng kế hoạch khởi nghiệp, kế hoạch hoàn trả nợ và phải có biên bản hoặc chữ ký rõ ràng, minh bạch dù là người trong gia đình để tránh các sự cố sau này.
- Huy động vốn từ cộng đồng: nếu ý tưởng khởi nghiệp của bạn đem lại một lợi ích to lớn cho cộng đồng, xã hội thì việc kêu gọi vốn từ họ sẽ rất khả thi, giúp bạn có thêm một nguồn vốn đáng kể để bắt đầu việc kinh doanh.
- Từ các nhà đầu tư mạo hiểm: hiện nay có nhiều công ty và chủ sở hữu thường xuyên đầu tư vốn cho các startup có ý tưởng táo bạo nhưng khá mạo hiểm với mong muốn thu về lợi nhuận cao trong dài hạn. Thay vì đầu tư như một khoản nợ thì các nhà đầu tư mạo hiểm sẽ yêu cầu chuyển thành phần trăm vốn chủ sở hữu. Để có thể kêu gọi được vốn từ họ, bạn cần trình bày được tiềm năng, cơ hội phát triển của công ty trong tương lai.
- Nhà đầu tư thiên thần: là những nhà đầu tư đang có tiền nhàn rỗi, muốn tìm kiếm các startup tiềm năng để đầu tư cho dù có rủi ro và mạo hiểm. Họ sẽ không yêu cầu quá nhiều về nguồn lợi mà họ nhận được, điều này giúp bạn yên tâm phát triển công ty.
- Nguồn vay ngân hàng: vay ngân hàng là hình thức phổ biến nhất và cũng đem về cho các startup nguồn vốn lớn nhất. Phần lớn các ngân hàng hiện nay đều có nhiều chính sách hỗ trợ dành cho các công ty Startup. Nếu muốn làm hồ sơ vay vốn startup thì bạn cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm: CMND, sổ hộ khẩu, giấy tờ nhà đất, mục đích sử dụng vốn vay, nguồn thu nhập trả nợ,… cùng các giấy tờ khác.
Những vấn đề pháp lý mà người startup cần biết
Tại Việt Nam, các startup thường gắn liền với thành lập doanh nghiệp, do đó các nhà sáng lập cần tìm hiểu về các giới hạn pháp lý cho startup của mình cũng như các chấp thuận cần có từ cơ quan nhà nước như sau:
- Cần đảm bảo hoạt động kinh doanh đúng pháp luật, tuân thủ nghĩa vụ về thuế và các chấp thuận pháp lý cần thiết
- Cần xem xét tính hợp pháp của các ngành nghề mới, bất kể tự sáng tạo hoặc đưa mô hình từ nước ngoài về Việt Nam
- Xác lập quyền sở hữu về mặt pháp lý đối với các loại tài sản vô hình và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
- Các chấp thuận cần thiết: Hình thái pháp lý của Startup là gì, có cần phải xin chấp thuận của các cơ quan chức năng hay không? Các sản phẩm, dịch vụ mà startup cung cấp có bị cấm hay hạn chế kinh doanh hay không? Đó là một vài câu hỏi mà các founder cần lưu ý và sau này cũng là mối quan tâm của các nhà đầu tư nếu startup huy động vốn
- Tài sản trí tuệ: Startup thường mang tính đổi mới sáng tạo và thành công đa phần trong lĩnh vực công nghệ. Khi đó tài sản trí tuệ là một tài sản rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến việc nhà đầu tư định giá startup tại thời điểm rót vốn
- Tiếp nhận vốn đầu tư: Về mặt pháp lý, nhà đầu tư chủ yếu quan tâm đến việc hình thái pháp lý của startup là gì, hoạt động của startup có hợp pháp hay không. Ở chiều ngược lại, startup cũng cần nắm về quyền sở hữu, nghĩa vụ thuế và các cam kết đã ký khi tiếp nhận vốn.
Liên tục xây dựng các kỹ năng startup
Nghiên cứu, tìm hiểu về kỹ năng startup là điều cần thiết để thành công. Nếu bạn đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh online hoặc phát triển kinh doanh, học cách đọc ngôn ngữ cơ thể và thái độ trên khuôn mặt khách hàng. Học về các kỹ năng đàm phán là yêu cầu quan trọng khi bắt đầu startup kinh doanh online. Bạn phải biết làm thế nào để thượng lượng sản phẩm với mức giá thấp nhất và bán lại với mức giá cao nhất. Kỹ năng đàm phán không thể có được trong một sớm một chiều, nó đòi hỏi bạn phải tự học, thực hành liên tục.
Buổi seminar định kỳ tại Mona Media
Còn nếu như bạn là nhà phát triển thị trường, hãy tìm đọc tài liệu mới nhất về tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi hoặc tiếp thị tự động. Tìm hiểu về xu hướng thị trường, các chỉ số về độ hấp dẫn, tỉ lệ cạnh tranh, tốc độ tăng trưởng, xu hướng bán hàng… Ngoài ra bạn cũng cần học kỹ năng xác định đối tượng khách hàng của mình qua các thông số nhân khẩu học, vị trí, độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp,…
Thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệu, bạn cần phải học cách chấp chận nếu như gặp thất bại, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp nhỏ bé. Có nhiều người không chịu nổi cú sốc thất bại, không dám chấp nhận thất bại, nên không vực dậy nổi, thậm chí là giải thể công ty của mình. Thất bại là một điều tốt, để bạn có thể rút ra cho mình những kinh nghiệm, biết mình sai ở đâu, để còn sửa ở đó. Hy vọng qua bài chia sẻ kinh nghiệm bắt đầu startup này, các bạn sẽ có những ý tưởng, động lực để làm việc, để xây dựng doanh nghiệp ban đầu của mình.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:
- Hotline: 1900 636 648
- Email: info@mona-media.com
- Địa chỉ: 1073/23 Đ. Cách Mạng Tháng 8, P.7, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Bài viết liên quan
Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp
Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!