Trong thế giới kỹ thuật số phát triển như hiện nay, khái niệm “viral” đã trở thành một thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực Marketing. Một chiến dịch viral thành công có khả năng lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội và thu hút sự chú ý của hàng triệu người. Nhưng
Viral là gì? Và tại sao nó lại có tầm quan trọng đặc biệt trong
chiến lược Marketing? Mona mời bạn cùng theo dõi bài viết hôm nay để khám phá tất tần tật về khái niệm này.
Viral là gì?
Định nghĩa về Viral là gì trong lĩnh vực
Marketing. Viral là một thuật ngữ thể hiện sự lan truyền nhanh chóng, mạnh mẽ theo cấp số nhân của một nội dung hoặc sự việc. Chiến dịch Marketing được xem là “Viral” khi nó được chia sẻ rộng rãi trên hầu hết social media, giúp tăng sự
nhận diện thương hiệu, tạo sự tương tác và động lực cho người dùng tham gia vào chiến dịch tiếp thị.
->Xem thêm:
Content Creator Là Gì? Các Kỹ Năng Cần Có Để Làm Nghề Sáng Tạo Nội Dung
Những yếu tố quyết định để tạo nên một chiến dịch Viral Marketing thành công
Sau khi đã nắm rõ khái niệm “Viral là gì” ,thì sau đây hãy cùng Mona tìm hiểu thêm, những yếu tố quyết định nên sự thành công của một chiến dịch Viral Marketing gồm có:
Nội dung độc nhất.
Nội dung độc nhất để tạo nên Viral là gì? Xây dựng được nội dung độc nhất và mang đến nhiều giá trị hữu ích cho người dùng luôn là mục tiêu mà mỗi thương hiệu hướng đến. Bạn cần đảm bảo rằng nội dung của bạn chưa một ai khai thác, không trùng lặp với bất kỳ ý tưởng nào đã có từ trước trên thị trường. “Không đụng hàng” và khác biệt chắc chắn sẽ nên tạo ấn tượng với người xem, khiến họ nhớ mãi về chiến dịch của bạn với những lời khen “có cánh”.
Sự táo bạo
Xây dựng nội dung táo bạo trong chiến dịch viral không chỉ tạo ra sự tò mò, thu hút người xem mà nó còn kéo về lượt tương tác tích cực. Một số viral có nội dung táo bạo còn có khả năng thay đổi quan điểm, phá vỡ những khuôn khổ truyền thống và tạo nên sự đột phá sáng tạo.
Chạm đến cảm xúc người xem
Một chiến dịch truyền thông gợi lên được cảm xúc dù là tích cực hay tiêu cực thì nó vẫn có khả năng kết nối sâu sắc với khách hàng và gây ấn tượng mạnh. Chạm đến cảm xúc người xem đồng nghĩa với việc bạn có thể tạo ra sự kích thích, cảm thông, vui mừng, giận dữ hay thậm chí là sợ hãi đối với nội dung bạn đang truyền tải. Hiểu và kết hợp cảm xúc trong chiến dịch truyền thông là một yếu tố cần thiết trong chiến dịch Viral Marketing và góp phần tạo dựng thương hiệu bền vững.
Đúng thời điểm
Bạn cần dành thời gian để
nghiên cứu thị trường, nhu cầu của khách hàng mục tiêu và nắm bắt tốt “thời điểm vàng” để bắt đầu thực hiện chiến dịch. Đặc biệt, hãy tận dụng xu hướng thịnh hành và sự quan tâm của công chúng về một vấn đề nào đó để xây dựng nội dung liên quan đến nó.
->Xem thêm:
Digital Marketing là gì? Toàn bộ kiến thức về Digital Marketing mới nhất
Sự hỗ trợ của các kênh Social Media
Nhiều doanh nghiệp đã tận dụng sự bùng nổ của phương tiện truyền thông trong những năm gần đây để lan tỏa chiến dịch viral của thương hiệu mình. Các kênh social media hoàn toàn miễn phí như Facebook, Twitter, Instagram, YouTube,… có hàng tỷ người dùng trên toàn thế giới, giúp lan truyền nhanh chóng và tiếp cận một lượng lớn người dùng.
Ảnh hưởng từ người nổi tiếng
Ảnh hưởng của người nổi tiếng để Viral là gì? Sự xuất hiện của người nổi tiếng trong một chiến dịch viral có thể tạo nên độ tin cậy và sự tín nhiệm từ phía người tiêu dùng. Đó là lý do người hâm mộ thường rất tin tưởng và quan tâm đến thông điệp được truyền tải từ người nổi tiếng và có xu hướng chia sẻ và ủng hộ chiến dịch.
->Xem thêm:
Performance Marketing Là Gì? Các hình thức Performance Marketing phổ biến
Viral quan trọng như thế nào trong Marketing?
Tiết kiệm chi phí quảng cáo
Sử dụng Marketing Viral, bạn không cần tốn quá nhiều chi phí để quảng cáo qua kênh social, PR, KOL, báo chí,… Một khi biết cách xây dựng nội dung phù hợp với thị hiếu chung thì khách hàng sẽ thay thế bạn thực hiện nhiệm vụ quảng bá và truyền tải thông điệp với tốc độ không thể ngờ đến. Điều này vừa tiết kiệm chi phí lại thành công tạo nên “cú hích” để tiếp cận với khách hàng.
Tăng khả năng tiếp cận khách hàng
Khi
chiến lược Marketing tạo được sự bùng nổ thì khả năng phát tán và lan truyền sẽ đạt đến tốc độ “khủng” mà bạn không thể ngờ được. Sự thật dễ dàng nhận thấy ở một chiến dịch Viral thành công là sau một đêm, thương hiệu của bạn xuất hiện dày đặc trên khắp các kênh social, báo chí hoặc truyền hình. Đặc biệt, nếu bạn xây dựng một nội dung viral hấp dẫn và độc đáo có thể thu hút sự chú ý của những người chưa từng tiếp xúc với thương hiệu, giúp mở rộng thị trường tiềm năng.
Tăng độ nhận diện thương hiệu
Những nội dung mang tính “viral” sẽ được nhiều người chia sẻ và cập nhật với tốc độ chóng mặt trong phạm vi không giới hạn. Khi người dùng mạng xã hội nhìn thấy thông tin về một sản phẩm, thương hiệu có độ phủ sóng cao như vậy sẽ dễ dàng tạo dựng được niềm tin đối với khách hàng.
->Xem thêm:
Marketing Online là gì? Cách xây dựng chiến lược Marketing Online hiệu quả
Các loại Viral Marketing hiện nay
Để nắm rõ thêm về khái niệm “Viral là gì” thì hãy cùng Mona tìm hiểu sâu về các loại Viral Marketing đang có hiện nay:
Viral dạng nghe
Đây là hình thức sử dụng các bài hát, âm thanh hay phương châm ấn tượng nhằm gây sự chú ý và tạo cảm giác thích thú đối với người nghe. Khi nghe được những âm thanh có giai điệu phù hợp, độc lạ sẽ khiến khách hàng nhớ đến thương hiệu, sản phẩm, thậm chí tăng độ phủ sóng và tạo thành “
trend” lan truyền rộng rãi.
Viral dạng nhìn
Đây là hình thức dùng các video, banner, hình ảnh,… để quảng cáo cho thương hiệu trên các kênh truyền thông có lượng người tiếp cận lớn. Tuy nhiên, để khách hàng nghĩ ngay đến thương hiệu, bạn cần sử dụng các video, hình ảnh có điểm nhấn đặc trưng của thương hiệu.
->Xem thêm:
SWOT Là Gì? Cách Phân Tích Và Xây Dựng Mô Hình SWOT Hiệu Quả
Những bước cơ bản tạo nên chiến lược Viral Marketing bùng nổ
Cùng Mona tìm hiểu xem, những bước để tạo nên một chiến dịch Marketing để trở nên Viral là gì?
Bước 1: Nghiên cứu thị trường và khách hàng mục tiêu
Để chiến dịch lan tỏa đến khách hàng mục tiêu, bạn cần nghiên cứu
Customer Insight để xem họ đang quan tâm đến vấn đề gì, có nhu cầu gì ở thời điểm hiện tại. Từ đó xây dựng nội dung sáng tạo và các yếu tố liên quan để mang lại hiệu quả tối đa. Ngoài ra, bạn cần dành thời gian nghiên cứu thị trường trước khi tung ra một sản phẩm Viral Marketing để nắm bắt được những xu hướng đang dẫn đầu và tận dụng thời cơ tốt để làm ra những sản phẩm chất lượng.
Bước 2: Xây dựng thông điệp nhân văn
Thông điệp ý nghĩa là yếu tố chạm đến cảm xúc người xem và quyết định chiến dịch của bạn có thành công hay không. Tuy nhiên, mỗi sản phẩm Viral Marketing chỉ nên thể hiện một thông điệp duy nhất tránh gây sự mơ hồ, lan man khi truyền tải nội dung đến khách hàng. Đó là lý do bạn cần thực hiện bước nghiên cứu khách hàng và thị trường để xây dựng thông điệp và mục tiêu đúng đắn.
Bước 3: Xây dựng nội dung thu hút
Nội dung “viral” có thể được xây dựng ở nhiều hình thức nhưng phải phù hợp với định hướng của từng doanh nghiệp. Đặc biệt, xây dựng nội thu hút cần phải chạm đến cảm xúc người xem, vì đây là thứ duy nhất thúc đẩy hành động của người dùng.
->Xem thêm:
Brief là gì? 7 Yếu tố tạo ra bản brief “chuẩn không cần chỉnh”
Bước 4: Phân phối nội dung rộng rãi
Để nội dung được lan truyền rộng rãi, bạn hãy chủ động truyền tải đến đối tượng khách hàng mục tiêu thông qua các kênh truyền thông phù hợp. Hiện nay, việc phân phối nội dung không còn bị giới hạn ở các phương tiện truyền thông truyền thống mà còn phát triển hơn tại các kênh social media như facebook, youtube, instagram, blog, diễn đàn,…
Bước 5: Đánh giá và theo dõi kết quả chiến dịch
Sau khi nội dung được xuất bản và phân phối, bạn cần đánh giá và theo dõi kết quả của chiến dịch. Tùy vào từng trường hợp dưới đây mà có cách xử lý ổn thỏa.
Trường hợp 1: Người dùng hài lòng và tương tác tích cực với nội dung bạn tạo ra. Bạn hãy tiếp tục theo dõi các chỉ số viral và sẵn sàng ghi nhận phản hồi từ khách hàng để phát triển cho những chiến dịch sau.
Trường hợp 2: Chiến dịch không tạo được tính Viral. Bạn cần xem xét lại điều còn thiếu sót khiến nội dung không thu hút và ghi nhận những đóng góp của khách hàng để cải thiện cho những lần sau.
Trường hợp 3: Người dùng có phản ứng tiêu cực với nội dung. Để đối phó với trường hợp xấu nhất này, bạn cần chuẩn bị trước tinh thần đối phó với khủng hoảng truyền thông và những biện pháp khắc phục kịp thời nếu thương hiệu bị “tẩy chay”.
->Xem thêm:
Pitching Là Gì? Những Yếu Tố Cần Có Để Pitching Thành Công, Chi Tiết A – Z
Case study: Các chiến dịch Video Viral Marketing kinh điển đáng học hỏi
Chiến dịch của Dove – “Real Beauty Sketches”
Chiến dịch “Real Beauty Sketches”được thực hiện vào năm 2013 với sự hợp tác giữa Unilever và công ty truyền thông quảng cáo Ogilvy & Mather Brazil. Cụ thể, Dove đã sử dụng một phương pháp độc đáo để khám phá khía cạnh tự tin và sự tự đánh giá thấp của phụ nữ đối với nhan sắc của mình.
Họ đã mời một nghệ sĩ người Mỹ vẽ tranh các phụ nữ dựa trên mô tả của họ về bản thân và so sánh với cách họ được người khác mô tả. Kết quả nhận được là sự chênh lệch giữa cách phụ nữ nhìn nhận về bản thân và cách người khác nhìn nhận họ đã gây tiếng vang lớn trên mạng xã hội và truyền thông. Có thể thấy, chiến dịch đã giúp Dove xây dựng một hình ảnh tích cực và tạo dựng lòng tin từ khách hàng.
Chiến dịch ALS Ice Bucket Challenge
Khởi xướng từ năm 2014, chiến dịch ALS Ice Bucket Challenge đã trở thành một hiện tượng trên mạng xã hội thu hút khiến hàng triệu người trên khắp thế giới tham gia. Ý tưởng đằng sau chiến dịch là thực hiện thử thách đổ nước đá lên đầu và gây quỹ để hỗ trợ nghiên cứu về bệnh ALS (bệnh thoái hóa cơ), một căn bệnh thần kinh nguy hiểm.
Nhờ sự lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội và sự tham gia của nhiều người nổi tiếng, chiến dịch đã thành công tiếp cận đến hàng triệu người trên toàn cầu. ALS Ice Bucket Challenge không chỉ giúp nâng cao nhận thức về căn bệnh ALS, mà còn góp phần quan trọng trong việc gây quỹ cho nghiên cứu và hỗ trợ cho cộng đồng ALS.
Chiến dịch của Old Spice – “The Man Your Man Could Smell Like”
“The Man Your Man Could Smell Like” được ra mắt vào năm 2010 đã nhanh chóng gây sốt trên mạng xã hội và truyền thông. Qua việc sử dụng một diễn viên nam hài hước và hình ảnh độc đáo, chiến dịch này đã tạo ra một loạt video ngắn giới thiệu về sản phẩm Old Spice với nội dung hài hước và bất ngờ là mô tả về một người đàn ông tự tin, hấp dẫn và có mùi hương cuốn hút. Chiến dịch này không chỉ tạo ra sự chú ý lớn cho thương hiệu Old Spice mà còn gây dựng được một cộng đồng người hâm mộ trung thành.
Tóm lại, Viral Marketing là một chiến dịch quảng cáo quan trọng giúp doanh nghiệp tiếp cận được đông đảo khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, để tạo nên một chiến dịch quảng cáo có tính viral không phải là điều đơn giản.
Mona Media mong rằng với những chia sẻ trên đây, bạn sẽ hiểu rõ hơn về khái niệm “
Viral là gì?”.
->Xem thêm:
Mô hình SAVE là gì? Tại sao mô hình SAVE lại hiệu quả hơn Marketing 4P?