Giá trị của một thương hiệu có tầm quan trọng rất lớn đối với doanh nghiệp. Để có được lợi nhuận cao, tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng sang khách hàng sử dụng sản phẩm ngày càng gia tăng thì mỗi doanh nghiệp phải có một chiến lược Referral Marketing hiệu quả. Vậy
Referral Marketing là gì? Referral marketing gồm những hình thức chính nào và cách triển khai ra sao? Bài viết dưới đây của
Mona Media sẽ giúp bạn tìm hiểu về
Tiếp thị giới thiệu chi tiết nhất.
Referral Marketing là gì?
Referral marketing (tiếp thị giới thiệu) là một chiến lược tồn tại bằng hình thức truyền miệng thông qua sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp và được họ giới thiệu đến bạn bè xung quanh của mình. Chính vì thế, so với những
chiến lược Marketing truyền thống khác, Referral Marketing dễ dàng
thu hút được khách hàng mới hơn. Ngoài ra, hình thức này còn có thể tăng được mức độ hài lòng, tin tưởng, của khách hàng hiện tại.
Các hình thức của Referral Marketing hiện nay
Với bản chất của một chiến lược quảng bá sản phẩm qua lời nói, bài viết… Referral Marketing tồn tại với nhiều hình thức khác nhau. Nhưng được ưa chuộng và đem lại hiệu quả cao thì gồm có 8 hình thức sau đây:
Hình thức Direct Referral (Giới thiệu trực tiếp)
Việc hình thành và phát triển của hình thức Direct Referral từ xưa đến nay vẫn còn hoạt động không ngừng nghỉ. Cùng với sự phát triển và song song lớn mạnh của khoa học công nghệ thì hình thức giới thiệu trực tiếp vẫn còn đem lại hiệu quả cao không kém so với những hình thức khác.
Đây là hình thức truyền thống và phổ biến nhất khi chưa xuất hiện công nghệ. Hình thức này hoạt động bằng việc giới thiệu, tư vấn trực tiếp của nhân viên đến với khách hàng. Thông qua đó, khách hàng sẽ nắm được lợi ích và có niềm tin về sản phẩm. Theo một trình tự nhất định, khi khách hàng sử dụng sản phẩm hài lòng, sản phẩm mang lại hiệu quả tốt thì cũng sẽ được giới thiệu đến người thân và bạn bè xung quanh của họ.
Tham khảo: Hướng dẫn xây dựng hệ thống CSKH chuyên nghiệp
Hình thức Tangible Referrals (Giới thiệu hữu hình)
Để sản phẩm được nhiều người biết đến, doanh nghiệp phải đầu tư về việc tặng những món quà hữu ích đến với khách hàng bằng hình thức Tangible Referrals. Ở hình thức này, điều quan trọng nhất là khách hàng sẽ chia quà tặng đó đến bạn bè của mình như một đánh giá cao của họ.
Ví dụ: Khóa học tiếng Anh online E-talk mới ra mắt, để được nhiều người biết đến đã gửi tặng cho một số trường học ở miền trung mỗi trường 10 tài khoản miễn phí. Các trường học đó phải tặng lại cho những học sinh ưu tú trong trường, cứ như thế khóa học này dần dần sẽ được nhiều người biết đến.
Hình thức Community Referrals (Giới thiệu cộng đồng)
Thành công của một doanh nghiệp là được nhiều đối tượng trong cộng đồng biết đến chất lượng sản phẩm,dịch vụ của mình. Các sản phẩm mà doanh nghiệp xây dựng nên phải gắn liền với ý nghĩa nhân văn lớn, truyền tải thông điệp có ích đến cộng đồng. Đồng thời mang lại lợi ích lớn cho hội nhóm, tổ chức đó.
Ví dụ: Công ty cổ phần dược phẩm Eco đóng góp 30.000 đồng vào chương trình giúp đỡ những bệnh nhân mắc bệnh ung thư từ việc share tranh hoa hướng dương được lan truyền rộng rãi trên Facebook.
Tuy nhiên hình thức này phải được xây dựng thật chặt chẽ, bởi quan điểm và sở thích của cộng động phải tương đồng với nhau thì chiến dịch mới mang lại hiệu quả cao.
Hình thức Implied Referral (Giới thiệu ngụ ý)
Implied Referral là một hình thức tiếp thị hết sức khéo léo, nâng cao tầm quan trọng và thể hiện những
thông điệp mang đến giá trị của khách hàng. Hình thức này thể hiện cụ thể ở việc khách hàng mua sản phẩm của doanh nghiệp và được tặng kèm những món quà mang giá trị thương hiệu của doanh nghiệp đó. Chính vì thế nó rất thuận lợi trong việc tạo ra cơ hội để tiếp cận với những khách hàng tiềm năng.
Hình thức Word Of Mouth (Truyền miệng)
Đây là một hình thức rất phổ biến tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng hiểu rõ về nó để có thể tạo nên những chiến dịch
Marketing truyền miệng hoàn chỉnh. Cụ thể hơn đó là việc trao đổi, đánh giá sản phẩm,dịch vụ giữa 2 bên mà không có sự tác động của quảng cáo.
Để người tiêu dùng gắn bó với một doanh nghiệp khi cảm thấy mình được lắng nghe. Đó là lý do tại sao nhiều doanh nghiệp lại có đại diện bán hàng thảo luận trực tiếp hoặc tư vấn với khách hàng qua điện thoại. Kiểu tương tác này cũng như các sự kiện quảng cáo khác có thể kích thích các cuộc trò chuyện về sản phẩm của doanh nghiệp.
Các nguyên tắc để chiến dịch marketing truyền miệng thành công
Để thành công, chiến dịch marketing truyền miệng phải có 3 nguyên tắc sau đây:
- Đầu tiên “phải có sự khác biệt “ bởi khách hàng sẽ chẳng bao giờ quan tâm về những sản phẩm, dịch vụ nhàm chán, không có tính thu hút. Chính vì thế doanh nghiệp phải tạo nên sự nổi bật, làm một cách nào đó để trở nên khác biệt so với những đối thủ cạnh tranh trong ngành.
- Thứ hai phải “Đơn giản hóa phương tiện truyền thông”. Vốn dĩ bằng phước thức truyền miệng này khách hàng không thể nào nhớ nổi khi tên sản phẩm, dịch vụ quá dài và rườm rà. Điều tất yếu nhất phải đặt tên thật ngắn gọn, dễ nghe và dễ nhớ.
- Và nguyên tắc cuối cùng là “đảm bảo tần suất hiển thị”. Một khi thương hiệu của doanh nghiệp xuất hiện nhiều lần khách hàng sẽ có ấn tượng và cảm thấy tin tưởng. Khi có nhu cầu sử dụng sản phẩm, họ sẽ lựa chọn thương hiệu quen thuộc. Vì vậy phải đầu tư thời gian nhiều hơn trong việc xuất hiện với khách hàng.
Hình thức Online Review.
Đây là hình thức phổ biến trên mạng xã hội ngày nay. Thông qua hình thức này việc đánh giá sản phẩm, dịch vụ tích cực của khách hàng một cách nhanh chóng sẽ được lan truyền đến nhiều người. Bởi Internet và công nghệ đang ngày càng phát triển nên phạm vi ảnh hưởng trong cộng đồng rất lớn, vì vậy Online review sẽ được phát huy hiệu quả tối đa nếu đảm bảo về mặt chất lượng và số lượng của sản phẩm.
Tham khảo: Cách viết bài review sản phẩm hấp dẫn, tăng chuyển đổi
Hình thức Social Recommendation & Sharing
Sự tồn tại của hình thức này là khi sản phẩm của doanh nghiệp được chia sẻ và giới thiệu lên mạng xã hội. Nói một cách dễ hiểu là khi khách hàng cũ cảm thấy tin tưởng, hài lòng với sản phẩm đã dùng và họ muốn giới thiệu cho bạn bè bằng cách đăng thông tin của sản phẩm đó lên mạng xã hội.
Hình thức Email referral
Để có thể thông báo, giới thiệu thông tin sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng một cách nhanh chóng nhưng đảm bảo thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng, cụ thể, doanh nghiệp đã sử dụng hình thức này. Tuy nhiên, để tiếp cận với khách hàng đôi khi thư của bạn bị rơi vào spam (Đó là nhược điểm lớn nhất của email referral hay
email marketing).
Sự khác biệt Affiliate Marketing Và Referral Marketing
Để đi sâu hơn về chiến lược Referral marketing, cần phải phân biệt được những chiến lược liên quan đến nó. Không thể không nhắc đến Affiliate marketing.
Affiliate và Referral Marketing là hai hình thức marketing cùng chung mục tiêu là hướng tới việc tiếp cận và tạo sự thu hút đến các khách hàng mới. Hai hình thức này trong thời gian gần đây được các doanh nghiệp sử dụng rất phổ biến và hiệu quả.
Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận biết được đây là hai hình thức marketing hoàn toàn khác nhau về nhiều mặt, cụ thể như sau.
Có thể bạn quan tâm: Affiliate là gì? Cách kiếm tiền online bằng Affiliate Marketing
Đối tượng tham gia
- Affiliate marketing: Về hình thức này, những người tham gia quảng bá về sản phẩm, dịch vụ cho doanh nghiệp thông qua Affiliate marketing không hoàn toàn nhất thiết phải phụ thuộc vào khách hàng hiện tại đang có. Cũng đồng nghĩa là các nhà cung cấp, những người có ảnh hưởng, hoặc bất kì ai cũng có thể tham gia vào việc quảng bá sản phẩm của bạn.
- Referral marketing: Như những thông tin đã được cung cấp phía trên, đối tượng tham gia của hình thức này bắt nguồn từ những chia sẻ của khách hàng đến với bạn bè xung quanh của họ. Từ đó, doanh nghiệp sẽ tiếp cận nhanh chóng, tìm được khách hàng tiềm năng và lâu dài.
Mức độ tin cậy và độ trung thành
Đây là điều rất cần thiết mà mỗi doanh nghiệp phải đạt được.Tuy nhiên, yếu tố này rất chênh lệch trong 2 chiến lược Affiliate marketing và Referral marketing.
- Affiliate marketing: Mức độ tin cậy ở hình thức này khá thấp bởi sự bó hẹp trong việc chưa tạo dựng các mối liên hệ thân thiết nào từ khách hàng với các nhà phân phối, cung cấp, thông qua việc quảng cáo, tiếp thị.
- Referral marketing: Hình thức này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí cũng như thời gian bán hàng. Chính vì thế việc giới thiệu này càng trở phát triển trong việc nhận được sự hài lòng của khách hàng. Nhờ đó, chu kỳ tự tồn tại tạo những khách hàng hài lòng giới thiệu cho bạn bè của mình và cứ thế lặp lại.
Doanh nghiệp sẽ đem lại lợi nhuận cao từ việc chốt đơn của các khách hàng được giới thiệu bởi nó cao gấp 6 lần so với những khách hàng ít tiềm năng.
Xem thêm: Làm thế nào để xây dựng lòng trung thành của khách hàng?
Hình thức trả thưởng
Hai hình thức này tồn tại một phần phải nhờ vào những phần thưởng.
- Affiliate marketing: Hình thức tặng thưởng thường được sử dụng nhất là tiền mặt hoặc phần trăm hoa hồng. Doanh nghiệp sẽ kiểm tra và xác định những đơn hàng được tạo khi người dùng ghé thăm website qua liên kết giới thiệu của affiliate và trả hoa hồng theo thỏa thuận.
- Referral marketing: Phần thưởng của hình thức này rất độc đáo và đa dạng có thể là ưu đãi sản phẩm có giới hạn, khuyến mãi, thẻ giảm giá hay những ưu đãi khác.
Trên đây là tổng hợp những thông tin cơ bản cần biết về hình thức
tiếp thị giới thiệu (Referral Marketing), hy vọng rằng bài viết cung cấp được những kiến thức hữu ích cho bạn.
Hướng dẫn triển khai Referral Marketing thành công
Để đem lại kết quả tốt nhất trong quá trình thực hiện chiến lược, cần phải triển khai Referral marketing một cách cụ thể nhằm tránh những sai sót không ngờ đến. Điều đó được thể hiện rõ qua những cách như sau
Triển khai chương trình cần giới thiệu
Một chương trình hướng đến cần được giới thiệu rộng rãi đến công chúng. Đây là một cách đem lại hiệu quả nhanh chóng thông qua việc thúc đẩy các hoạt động quảng cáo, quảng bá sản phẩm. Song song với đó cần có những phần thưởng nho nhỏ gửi đến khách hàng để nhận lại lời giới thiệu đến với những người xung quanh thông qua những khách hàng này.
Tiếp nhận những lời nhận xét từ khách hàng
Sau khi tiếp cận và sử dụng sản phẩm, doanh nghiệp rất cần những lời nhận xét đến từ khách hàng. Nếu sản phẩm tốt, sẽ tạo niềm tin tưởng rất lớn đối với công chúng, còn sản phẩm còn nhiều lỗi mắc phải thì doanh nghiệp dựa vào đó để khắc phục. Chính vì thế, những đánh giá, nhận xét của khách hàng rất có ích cho doanh nghiệp.
Tham khảo: Testimonial là gì? Cách sử dụng Testimonial
Đầu tư kỹ càng hơn trong việc chăm sóc khách hàng
Khách hàng vốn dĩ là thượng đế, chính vì thế mỗi doanh nghiệp phải làm sao để khách hàng tiếp tục sử dụng sản phẩm của mình. Việc nâng cao, đầu tư dịch vụ chăm sóc khách hàng cũng cần được đưa lên hàng đầu.
Điều này hoàn toàn dễ dàng nếu doanh nghiệp mang lại sự quan tâm nhiều hơn đối với khách hàng, tạo cho họ cảm giác tin tưởng và hứng thú với sản phẩm, dịch vụ của mình hơn. Cùng đồng nghĩa với việc, khách hàng sẽ tiếp tục gắn bó và trở thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp.
Xem thêm: