Các hoạt động kinh doanh hiện nay đang diễn ra ở mức độ toàn cầu hoá. Qua đó mọi giao dịch, trao đổi mua bán đều có thể thực hiện theo hình thức online. Vì vậy mà các cổng thanh toán trực tuyến được tạo ra để hỗ trợ các hoạt động giao dịch này. Có nhiều cổng thanh toán trên thị trường hiện nay mà bạn có thể lựa chọn. Mỗi cổng thanh toán sẽ mang ưu và nhược điểm khác nhau, tùy vào tính chất và hoạt động của doanh nghiệp mà sẽ tích hợp cổng thanh toán nào vào website của mình. Ở bài viết này,
chúng tôi sẽ giới thiệu một trong những cổng thanh toán trực tuyến phổ biến nhất hiện nay,
cổng thanh toán Stripe.
Về cổng thanh toán Stripe
Cổng thanh toán Stripe là gì?
Stripe là một cổng thanh toán đến từ Mỹ, được xem như cổng giao dịch trực tuyến tốt nhất dành cho những
website bán hàng,
website thương mại điện tử bởi nhiều tính năng. Cổng thanh toán Stripe nắm giữ hàng trăm tỷ USD mỗi năm đến từ những doanh nghiệp trên thế giới. Xử lý rất nhiều giao dịch mỗi ngày từ khắp các quốc gia. Stripe được phát triển khắp 26 quốc gia nhưng chưa có mặt tại Việt Nam. Vì vậy đối với những doanh nghiệp ở Việt Nam có mạng lưới kinh doanh mang tính chất xuyên quốc gia, cần tích hợp cổng thanh toán Stripe để tạo sự tiện lợi khi giao dịch với khách hàng quốc tế.
Stripe có chính sách và chức năng thanh toán tương tự với cổng thanh toán trực tuyến Paypal. Tức cổng thanh toán Stripe có thể chấp nhận nhiều loại thẻ, các loại thẻ nội địa, MasterCard và Visa. Do chương trình chưa hỗ trợ tại Việt Nam nên chưa thể chấp nhận thẻ nội địa. Điểm mạnh của cổng Stripe nằm ở việc “bù đắp” vào những thiếu sót mà cổng Paypal thường có. Như việc thay đổi chính sách bất chợt đôi lúc gây bất lợi cho người dùng.
Về mặt kỹ thuật, Stripe cung cấp SDK giúp chương trình chạy tốt trên hai nền tảng
iOS và Android đang phổ biến nhất hiện nay. Stripe còn cung cấp API để có thể sử dụng bởi nhiều ngôn ngữ như Java, Ruby, Python, GO,…
Có thể bạn quan tâm:
Những tính năng của cổng thanh toán Stripe
Một số tính năng chính của cổng Stripe hỗ trợ cho hoạt động giao dịch trên
website của doanh nghiệp như sau. Đầu tiên là tính năng chính, Giao dịch (Payment). Khác với cổng Paypal và 2Checkout, Stripe cho phép người dùng đi thẳng đến bước nhập mã thẻ để thanh toán. Tiện lợi và nhanh chóng hơn so với hai cổng thanh toán kia. Người dùng có thể thanh toán trực tiếp trên website máy tính hoặc thiết bị di động. Các thể loại thanh toán qua thẻ nội địa, thẻ quốc tế, ví điện tử đều được chấp nhận và đảm bảo an toàn. Các đơn vị tiền tệ đều được chấp nhận và quy đổi ra đơn vị mặc định, rút gọn bớt một số công đoạn cho người dùng.
Tính năng đặc biệt tiếp theo là Kết nối (Connect). Đây là bộ công cụ được thiết kế để Stripe giúp bạn chuyển đổi các đơn vị tiền tệ tự động, cho phép nhiều thiết bị và nền tảng khác kết nối vào để hỗ trợ cho công việc của doanh nghiệp. Thanh toán được tự động hoá và xác minh danh tính người bán quốc tế để bạn quản lý thông tin giao dịch một cách chặt chẽ hơn.
Atlas là tính năng giúp nhiều doanh nghiệp quốc tế kết nối với những ngân hàng và doanh nghiệp Mỹ, để thuận lợi trong quá trình mở tài khoản tại Mỹ. Các vấn đề và hướng dẫn pháp lý cũng sẽ được hỗ trợ để các công ty quốc tế tham gia vào mạng lưới khởi nghiệp.
Hai tính năng còn lại là Radar và Relay. Radar giúp ngăn chặn những vấn đề về gian lận trong
thương mại điện tử, vừa đảm bảo an toàn trong giao dịch vừa chặn gian lận thẻ tín dụng. Relay cho phép tạo dựng danh mục sản phẩm trên các thiết bị di động. Xử lý các thông tin về đơn hàng trên tất cả nền tảng, phương tiện để người bán dễ dàng ra đơn.
Điều kiện để đăng ký Stripe
Để tích hợp
cổng thanh toán Stripe vào website bán hàng của bạn cần đảm bảo một số điều kiện nhất định liên quan đến pháp lý và chính sách. Sau đây là một số yếu tố bạn cần đảm bảo khi đăng ký Stripe.
Số EIN
EIN hay còn gọi là mã số thuế liên bang, đây là số thuế cần thiết sau khi một công ty được thành lập và muốn hoạt động trong mạng lưới với các doanh nghiệp, ngân hàng Mỹ.
Để thành lập mã số thuế liên bang bạn cần liên hệ với Sở thuế vụ tại Mỹ để nhận đơn đăng ký. Thủ tục và giấy tờ cần chuẩn bị để cấp số EIN tương đối phức tạp, do đó để đảm bảo tính chính xác bạn cần nhận tư vấn và ý kiến của luật sư chuyên môn.
Nhận diện Passport
Yếu tố tiếp theo bạn cần chuẩn bị trong quá trình chuẩn bị giấy tờ mở tài khoản doanh nghiệp Stripe là hộ chiếu. Hiện nay Stripe chỉ chấp nhận nhận diện chủ doanh nghiệp thông qua hộ chiếu. Các loại giấy tờ khác đều không hợp lệ.
Đăng ký doanh nghiệp tại Mỹ
Tiếp theo, bạn cần đăng ký hoạt động doanh nghiệp tại Mỹ, cũng là để bạn được cấp số EIN dễ dàng hơn. Bạn có thể sử dụng một số dịch vụ đăng ký hoặc mua hộ địa chỉ doanh nghiệp tại Mỹ. Do đó bạn không phải đích thân sang Mỹ để làm giấy tờ. Một số dịch vụ cung cấp việc thành lập doanh nghiệp ở Mỹ qua trực tuyến. Nhưng bạn cần nắm bắt thông tin và làm việc chặt chẽ đối với những dịch vụ này. Ngoài ra với các vấn đề hàng hóa, các dịch vụ trung chuyển, kho bãi tại Mỹ – Việt Nam cũng đang mở rộng. Hãy tìm hiểu thông tin của những dịch vụ này để giúp quá trình hoạt động doanh nghiệp thuận lợi hơn.
Các thông tin khác và ngân hàng tại Mỹ
Một số yếu tố khác bạn cần đảm bảo là địa chỉ, số điện thoại doanh nghiệp tại Mỹ. Để doanh nghiệp của bạn có thể liên lạc và làm việc thuận lợi hơn với sở thuế tại Mỹ, hoặc đăng ký và sử dụng một số dịch vụ khác tại quốc gia này.
Đối với vấn đề ngân hàng, bạn cần mở tài khoản tại một ngân hàng ở Mỹ. Do Stripe chưa được phát triển ở Việt Nam nên bạn cần thông qua một trung gian để liên kết với những ngân hàng Mỹ. Phổ biến nhất chính là Payoneer. Sử dụng Payoneer cho phép bạn đăng ký nhanh chóng một tài khoản ngân hàng Mỹ và hoạt động giao dịch.
Hoặc sau khi được cung cấp mã số EIN bạn có thể dùng mã số thuế này để đăng ký ngân hàng. Nhưng vấn đề pháp lý và giấy tờ sẽ là một thách thức lớn.
Cách đăng ký Stripe
Sau đây là một số hướng dẫn để bạn tiến hành đăng ký tài khoản và tích hợp Stripe vào website bán hàng của mình.
Việc đăng ký tài khoản Stripe rất đơn giản, sau khi bạn đã chuẩn bị đầy đủ những yêu cầu trên. Đầu tiên là vào trang chủ của website Stripe.com và chọn
Start now để bắt đầu đăng ký tài khoản.
Sau đó bạn điền toàn bộ thông tin cần thiết ở bảng thông tin bao gồm tên chủ doanh nghiệp, email và số điện thoại. Tại phần
Country (quốc gia) chọn
Mỹ (United States) và cuối cùng là bấm
Create Account (tạo tài khoản). Sau đó Stripe sẽ gửi một email xác nhận đến bạn, bạn xác nhận email đó và bắt đầu sử dụng tài khoản.
Website sẽ dẫn bạn đến một giao diện, lúc này chọn
Add business details to activate your account (thêm vào chi tiết cho doanh nghiệp để kích hoạt tài khoản) và chọn Start now. Sau đó bạn sẽ được dẫn đến một ô thông tin chi tiết hơn khác, điền đầy đủ thông tin vào bảng theo yêu cầu của nó. Đến mục
Type of business thì chọn
Individual rồi chọn
Next để thực hiện theo các bước sau đó.
Thực hiện theo các thông tin mà website yêu cầu như:
- Ngày tháng năm sinh: Bạn nhập tháng trước, ngày sau.
- Home Adress: Địa chỉ sẽ tự động được lưu ở bước trước.
- Social Security number (mã số an sinh xã hội): thì bạn có thể điền số EIN đã chuẩn bị sẵn hoặc SSN.
Tiếp đến
thông tin trang bán hàng của bạn, thực hiện theo những yêu cầu mà website đưa ra để xác minh vài vấn đề cần thiết. Kế đế bạn sẽ thiết kế mẫu sao kê dành cho khách hàng. Mẫu này sẽ được ứng dụng chung cho toàn bộ giao dịch của khách hàng.
- Industry: Chọn lĩnh vực mà bạn kinh doanh
- Business website: nhập tên miền website của bạn vào
- Product description: Mô tả ngắn về trang bán hàng của bạn (dùng tiếng Anh)
Cuối cùng là
liên kết với tài khoản ngân hàng. Đối với Việt Nam chính là liên kết với ngân hàng đã mở tài khoản tại Mỹ hoặc thông qua Payoneer.
Chọn
Submit toàn bộ thông tin sau khi đã xác minh hai lớp để đảm bảo bảo mật. Như vậy là đã hoàn thành việc đăng ký tài khoản Stripe.
Kết luận
Để đăng ký và sử dụng
cổng thanh toán Stripe tương đối còn nhiều khó khăn đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam. Nhưng đây vẫn là cổng thanh toán được lựa chọn nhiều khi mạng lưới hoạt động mang tính quốc tế. Nhất là các đối tác doanh nghiệp sử dụng chủ yếu cổng thanh toán này. Vì thế cổng thanh toán Stripe không thể bị bỏ qua mà cần được khai thác để mở rộng thêm cơ hội cho các doanh nghiệp hơn.