Hiện nay, ta có thể dễ dàng tự nhận thấy được sự bùng nổ của
kênh bán hàng online từ website, nhiều doanh nghiệp đã xây dựng cho mình một
website thương hiệu nhằm quảng bá và giúp tăng doanh số cho họ. Khi thấy được lợi ích từ kênh bán hàng ưa chuộng này, nhiều kể gian đã lợi dụng khi doanh nghiệp sơ hở sẽ tiến hành đánh cắp dữ liệu và sao chép trang web, sau đó biến nó trở thành của mình hoặc là đem đi và thực hiện các giao dịch “chui”. Thế cho nên, để doanh nghiệp có thể đảm bảo an toàn kinh doanh của mình thì cần phải
đăng ký bản quyền cho website nhằm được pháp luật bảo vệ.
Vì sao nên đăng ký bản quyền website?
Đăng ký bản quyền website là thủ tục hành chính sẽ được thực hiện bởi chủ sở hữu trang web. Đây là sẽ là người nộp những giấy tờ cũng như hồ sơ pháp lý đến cơ quan chức năng để chứng nhận quyền sở hữu đối với giao diện hoặc mã nguồn để tránh mọi xâm phạm từ tổ chức hoặc cá nhân khác trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Những lợi ích mà việc đăng ký bản quyền nội dung website sẽ mang lại cho doanh nghiệp bao gồm:
- Ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật như: đánh cắp các dữ liệu, sao chép hay lạm dụng website với mục đích xấu.
- Như một sự chứng nhận cho tinh thần sáng tạo và nội dung độc quyền của bên sở hữu trang web cũng như cho sự nỗ lực làm việc của doanh nghiệp.
- Khẳng định và tuyên bố chủ quyền sở hữu đối với website. Nếu tổ chức, cá nhân bên ngoài của doanh nghiệp muốn dùng website thì phải có được sự đồng ý của chủ sở hữu.
- Bảo vệ cho quyền lợi chủ sử hữu trang website khi trường hợp tranh chấp giành quyền sở hữu giữa các bên xảy ra.
- Giấy đăng ký bản quyền website được công nhận như một tài sản và nó có thể dùng để chuyển nhượng hoặc chuyển nhượng.
Dù việc đăng ký bản quyền website không là một thủ tục bắt buộc, nhưng với các lợi ích mà nói mang lại khi đăng ký bản quyền website thì doanh nghiệp nên cân nhắc để được đảm bảo quyền lợi và được bảo hộ bởi các cơ quan có thẩm quyền một cách tốt nhất.
Hình thức đăng ký bản quyền website
Có hai hình thức đăng ký bản quyền cho trang web. Thứ nhất, đó là đăng ký bản quyền cho giao diện của trang web. Thứ hai là bản quyền dành cho mã nguồn (hay còn được gọi là code). Cách để đăng ký bản quyền tương ứng:
- Đăng ký bảo hộ bản quyền cho giao diện trang web dưới hình thức tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.
- Đăng ký bảo hộ bản quyền cho code website bằng hình thức chương trình máy tính.
Bạn có thể chọn 1 trong 2 hình thức, hoặc nếu cần có thể chọn cả 2 hình thức để đăng ký bản quyền như đã nêu trên.
Hồ sơ đăng ký bản quyền website
Hồ sơ đăng ký bản quyền trang web đối với giao diện
- 2 bản in giao diện trang web với khổ A4.
- 1 bản sao công chứng giấy phép thành lập doanh nghiệp.
- 1 bản sao công chứng giấy phép kinh doanh.
- Giấy bàn giao giao diện trang web từ tác giả/ tổ chức/ công ty có kèm theo chữ ký.
- Tên đầy đủ, bút danh (nếu có) của tác giả / đồng tác giả cùng địa chỉ, địa chỉ fax (nếu có), số điện thoại.
- 1 bản sao có công chứng CMND/ thẻ căn cước của tác giả.
- Bản cam kết của tác giả về tính trung thực trong suốt quá trình thiết kế giao diện, có cả chữ ký xác nhận từ tác giả.
- Bản gốc giấy ủy quyền việc đăng ký bản quyền giao diện trang web (trường hợp người nộp đơn là người được ủy quyền).
- Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn (hợp đồng thiết kế hoặc quyết định giao việc, tài liệu chứng minh trường hợp người nộp đơn là người thụ hưởng theo thừa kế, kế thừa, chuyển giao,…).
Hồ sơ đăng ký bản quyền trang web đối với mã nguồn code
- 2 bản đĩa chứa mã nguồn website.
- 2 bản in mã nguồn website khổ A4.
- 1 bản sao công chứng giấy phép thành lập doanh nghiệp.
- 1 bản sao công chứng giấy phép kinh doanh.
- Giấy bàn giao giao diện website từ tác giả/ công ty/ tổ chức có kèm chữ ký.
- Tên đầy đủ, bút danh (nếu có) của tác giả / đồng tác giả cùng địa chỉ, địa chỉ fax (nếu có), số điện thoại.
- 1 bản sao có công chứng CMND/ thẻ căn cước của tác giả.
- Bản cam kết của tác giả về tính trung thực trong suốt quá trình thiết kế giao diện và có chữ ký xác nhận từ tác giả.
- Bản gốc giấy ủy quyền việc đăng ký bản quyền giao diện trang web (trường hợp người nộp đơn là người được ủy quyền).
- Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn (hợp đồng thiết kế hoặc quyết định giao việc, tài liệu chứng minh trường hợp người nộp đơn là người thụ hưởng theo thừa kế, kế thừa, chuyển giao,…).
Thủ tục đăng ký bản quyền cho website
Khi hoàn tất giấy tờ thủ tục, đại diện sở hữu của trang web sẽ tiến hành nộp ở cơ quan có thẩm là Cục Bản quyền tác giả thuộc Bộ Văn hoá Thể Thao và Du lịch. Bạn có thể nộp thông qua bưu điện hoặc nộp trực tiếp ở 3 địa điểm dưới đây:
- Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả thành phố Hồ Chí Minh: 170 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, TP. HCM.
- Trụ sở Cục Bản quyền tác giả Hà Nội: Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
- Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả thành phố Đà Nẵng: Số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng.
Khi hồ sơ của bạn được tiếp nhận, trong khoảng từ 15 đến 45 ngày tiếp đó nếu hồ sơ bạn hợp lệ thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền trang web cho bạn.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả sẽ thông báo cho người đã nộp đơn bằng văn bản.
Chi phí đăng ký bản quyền website
Theo điều 40 Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định cá nhân, tổ chức có nghĩa vụ nộp phí khi thực hiện thủ tục đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của pháp luật. Theo thông tư 211/2016/TT-BTC quy định cụ thể về mức phí phải nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký quyền tác giả.
Phí sẽ được Cục Bản quyền tác giả thu khi cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả. Cụ thể là phí này phụ thuộc vào đối tượng được bảo hộ quyền tác giả (theo điều 4 Thông tư 211/2016/TT-BTC):
- Phí đăng ký quyền tác giả tác phẩm mỹ thuật ứng dụng: 400.000 đồng.
- Phí đăng ký quyền tác giả chương trình máy tính: 600.000 đồng.
Đó là toàn bộ những thủ tục và thông tin về
thủ tục đăng ký bản quyền website mới nhất năm 2024.
Mona Media hy vọng bài viết này có ích cho bạn và giúp bạn có thêm kiến thức về lĩnh vực này.
Xem thêm: