Khách hàng với khách hàng – customer to customer – C2C là một mô hình kinh doanh phổ biến nhất hiện nay. Sự phổ biến của mô hình này phát triển đặc biệt mạnh mẽ khi có sự tham gia của công nghệ
thương mại điện tử,
mạng xã hội. Cùng
Mona Media tìm hiểu chi tiết
C2C là gì? Đặc điểm và những lợi ích khiến C2C trở thành mô hình lý tưởng hiện nay.
Mô hình C2C là gì?
Như Mona đã đề cập ở trên C2C là mô hình kết nối giữa khách hàng với khách hàng. Đây là một mô hình kinh doanh trong đó các công ty của bên thứ ba tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch mua sản phẩm hoặc dịch vụ giữa người tiêu dùng cá nhân. Nhờ vậy, thường sẽ không có doanh nghiệp tham gia vào bán hàng.
Ngày nay, hầu hết hoạt động kinh doanh C2C được thực hiện thông qua các nền tảng trực tuyến. Mô hình kinh doanh C2C đã xuất hiện từ lâu nhưng phát triển và có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ từ khi có sự hỗ trợ của công nghệ thương mại điện tử và nền kinh tế chia sẻ. Trước khi có internet, các giao dịch C2C chủ yếu diễn ra ở những nơi như rao vặt trên báo, đài.
Tham khảo: 7 mô hình kinh doanh bạn nên tham khảo
Đặc điểm của mô hình C2C
Mô hình C2C có sự cạnh tranh cao về sản phẩm, chủng loại hàng hóa kinh doanh. Cá nhân bán sản phẩm dịch vụ này thì cá nhân khác cũng có thể bán cùng sản phẩm, dịch vụ đó. Thị trường không có yếu tố độc quyền vì nguồn hàng đa dạng. Cá nhân nào mang đến lợi ích nhiều hơn cho khách hàng thì sẽ được khách hàng lựa chọn.
Mô hình C2C mang tới biên lợi nhuận cao hơn với giá thấp hơn. Mô hình này loại bỏ người trung gian là người bán buôn và bán lẻ ra khỏi kênh phân phối. Nhờ vậy, người bán sẽ kiếm được lợi nhuận cao hơn từ doanh số bán hàng của họ. Đồng thời, người mua tìm được mức giá thấp hơn cho cùng một loại sản phẩm.
Mô hình này thiếu sự kiểm soát trong chất lượng. Các sản phẩm trong mô hình không có sự can thiệp của phía nhà sản xuất và hay doanh nghiệp bán lẻ. Do vậy, chất lượng của hàng hóa, dịch vụ được cung cấp không được đảm bảo về sự đồng đều, an toàn và chất lượng tốt.
Các hoạt động trong mô hình C2C
Hoạt động đấu giá sản phẩm. Nền tảng thực hiện hoạt động này thành công nhất hiện nay là eBay. Trang web đấu giá trực tuyến này cho phép người bán niêm yết hàng hóa ở mức giá tối thiểu. Sau đó cho phép nhiều người mua đấu giá mặt hàng đó cho đến khi có người chiến thắng.
Giao dịch trao đổi hàng hóa. Đây là những hoạt động được thực hiện bởi nền tảng trực tuyến kết nối người mua và người bán muốn trao đổi hàng hóa vật chất. Các sản phẩm được trao đổi đa dạng và có giá bán cụ thể hoặc liên hệ báo giá. Ví dụ về nền tảng này đó là Chợ Tốt, Rao Vặt.
Cung cấp dịch vụ hỗ trợ. Bạn cũng có thể sử dụng các trang web C2C trực tuyến để mua và bán các dịch vụ giữa những người xa lạ với nhau. Các dịch vụ này đứng ra hỗ trợ về chất lượng, thanh toán. Điển hình là những web cho thuê người thiết kế trang web, người giúp việc nhà theo giờ, thuê nhà.
Bán hàng và thanh toán. Trong hoạt động này, nền tảng sẽ thể hiện những hàng hóa, dịch vụ được bán và
thanh toán online/offline cho việc mua hàng. Các nền tảng này có thể kiếm tiền bằng cách tính phí người dùng. Nền tảng điển hình của hoạt động này là ví điện tử ShopeePay.
Tham khảo: VTC Pay tích hợp vào website để thanh toán online như thế nào?
Ví dụ cụ thể về mô hình C2C hiện nay
Tại Việt Nam, các mô hình C2C điển hình là Shopee, Lazada… Các nền tảng này cho phép người dùng lập cửa hàng và đăng bán sản phẩm của mình. Tuy nhiên, nền tảng không cung cấp dịch vụ giao vận hay thanh toán. Hoạt động thanh toán sẽ thực hiện qua ví điện tử ShopeePay, thẻ ngân hàng hoặc thanh toán tiền mặt. Hoạt động vận chuyển sẽ là của các đơn vị Giao Hàng Nhanh, Viettel Post…
Trên thế giới, các mô hình C2C điển hình là eBay, Etsy, AliExpress, OLX…
Lợi ích khi kinh doanh theo mô hình C2C
Đăng tin bán hàng dễ dàng
Bạn có khả năng tạo một cửa hàng trên các nền tảng
trang TMĐT như Shopee, Lazada, Tiktokshop hay đăng bán sản phẩm tự do trên Chợ Tốt, Rao Vặt một cách dễ dàng. Các sản phẩm gần như không cần kiểm tra qua chất lượng, trừ trường hợp bạn mở gian hàng chính hãng như Shopee Mall, Lazada Mall…
Đồng thời, bạn có thể bán không giới hạn sản phẩm và chủng loại. Khi nhìn trên Shopee, bạn có thể tìm kiếm được mọi sản phẩm. Từ đồ gia dụng, thời gian, điện gia dụng, cây giống hoa quả, mỹ phẩm… Một cửa hàng có thể chuyên về một lĩnh vực sản phẩm hoặc kết hợp đa dạng tùy thích.
Khả năng kết nối giữa người bán – người mua mạnh mẽ
Một trong những lợi ích lớn nhất của mô hình thương mại điện tử C2C là kết nối người bán – người mua mạnh mẽ. Trên thực tế, mỗi sàn TMĐT tại Việt Nam đều sở hữu hàng chục triệu tài khoản người dùng. Số lượng khách truy cập và khách hàng tiềm năng tại đây vô cùng rộng lớn. Điều này tạo nên tiềm năng kết nối mạnh mẽ. Việc khách hàng có tìm được sản phẩm của bạn hay không sẽ phụ thuộc vào kết quả vị trí cửa hàng và tiếp thị.
Thương mại điện tử C2C cũng tăng khả năng tiếp cận của bạn với người mua trên toàn thế giới. Có nghĩa là, khách hàng cũng sẽ có thể đến với cửa hàng của bạn và mua sản phẩm trong khi họ đang ngồi ở các quốc gia khác nhau trên thế giới.
Giảm chi phí hoa hồng cho bên thứ 3
Mô hình C2C giúp cho người bán không bị ảnh hưởng bởi cách định giá truyền thống. Các bên thứ 3 như nhà phân phối, nhà bán buôn không tham gia vào trao đổi. Người bán được kết nối trực tiếp với người mua nên người bán không cần chiết khấu doanh thu cho bên thứ 3.
Ưu điểm chung của mô hình C2C
Biên lợi nhuận của người bán cao hơn và giá người mua phải trả thấp hơn. Một lượng lớn lợi nhuận người bán có được là do hoạt động mua lặp lại của người dùng cũ và mua mới bởi người được giới thiệu.
Tệp khách hàng cũ mua được sản phẩm tốt với mức giá rẻ sẽ có xu hướng giới thiệu sản phẩm đó với bạn bè, người thân, đồng nghiệp. Như vậy, người bán vừa có thể giữ chân người cũ, vừa có được khách hàng mới.
Tham khảo: Cách để xác định khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp
Mô hình cho phép lựa chọn đa dạng về hàng hóa, dịch vụ. Bạn chỉ cần lên các trang TMĐT và tìm kiếm là có thể lựa chọn được thứ mình cần.
Mô hình thuận tiện cho cả người bán và người mua. Mô hình C2C loại bỏ nhiều rào cản trong quá trình cung ứng sản phẩm đến người mua. Đó có thể là vấn đề liên quan đến mặt bằng cửa hàng, chi phí thuê mặt bằng, nội thất đầu tư cho cửa hàng…
Mô hình này cũng giúp người mua tìm kiếm sản phẩm trên thiết bị điện thoại, máy tính mọi lúc, mọi nơi. Đặc biệt, bạn không cần phải đến tận nơi để mua. Người bán sẽ đặt dịch vụ vận chuyển về tận nhà để giúp bạn tiết kiệm thời gian di chuyển.
Hạn chế của mô hình C2C
Bên cạnh những ưu điểm trên, mô hình này cũng có một số hạn chế:
- Mô hình có ít sự kiểm soát về chất lượng. Các nền tảng cung cấp không gian trưng bày sản phẩm không phải là đơn vị sản xuất và bán sản phẩm. Do vậy, họ không thể điều chỉnh chất lượng sản phẩm.
- Thanh toán không phải lúc nào cũng dễ dàng. Không phải tất cả nền tảng đều có hệ thống thanh toán thẻ tín dụng. Đôi khi, thanh toán phải thực hiện qua tiền mặt hoặc dịch vụ của bên thứ 3 và có thể sẽ bị tính phí.
- Tỷ lệ gian lận cao. Mua hàng trực tuyến thường sẽ gặp phải tình trạng lừa đảo khiến cả người bán và người mua bị ảnh hưởng.
- Thông tin cá nhân của người bán và người mua bị rò rỉ.
Nội dung chính của bài viết đã mang đến cho bạn đọc những thông tin về khái niệm mô hình kinh doanh
C2C là gì? Đặc điểm và lợi ích khiến mô hình này trở nên lý tưởng trong thời đại công nghệ hiện nay. Hãy tiếp tục theo dõi
Mona Media để biết thêm nhiều kiến thức hay về kinh doanh.
Có thể bạn quan tâm: Phân biệt 2 hình thức kinh doanh B2B và B2C