Các chiến lược marketing của các nhà kinh doanh luôn thay đổi để phù hợp với nhu cầu của thị trường và thị yếu khách hàng. Vì thế trong suốt lịch sử hình thành và phát triển marketing được triển khai dưới nhiều hình thức khác nhau phù hợp với từng thời kỳ. Ngày nay internet rất phát triển nên kèm theo đó là sự phát triển của Marketplace. Vậy
Marketplace là gì? Có nên triển khai thực hiện kinh doanh trên Marketplace không? Cùng
Mona Media tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Marketplace là gì?
Marketplace là thị trường kết nối người mua và người bán qua hệ thống các sàn giao dịch. Bạn có thể hiểu các hoạt động trao đổi, buôn bán truyền thống được diễn ra tại các khu chợ và người mua bán trực tiếp gặp mặt để thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa.
Marketplace cũng có vai trò tương tự chợ vậy nhưng ở một dạng thể hiện khác. Tại các sàn
thương mại điện tử các nhà kinh doanh và khách hàng vẫn thực hiện mua bán bình thường. Nhưng họ không cần đến tận nơi hay gặp mặt trực tiếp nhau mà chỉ cần trao đổi thông tin online, thực hiện các hoạt động nhanh chóng hơn.
Tại Marketplace bạn cũng cần bỏ tiền ra để thuê một chỗ bán và có đa dạng các mặt hàng được bày bán. Người mua cũng dễ dàng tìm kiếm các sản phẩm hơn mà không tốn nhiều công sức hay thời gian mua sắm. Việc của bạn chỉ cần ngồi tại nhà truy cập vào bất kỳ sàn thương mại nào đó và mua sắm sản phẩm.
Hiện nay các bạn có thể thấy có rất nhiều mô hình Marketplace trên thị trường mà bạn vẫn đang thường xuyên sử dụng. Các dạng kinh doanh này đang phát triển rất mạnh mẽ và được nhiều người sử dụng như Shopee, Lazada, Sen đỏ, Tiki, …
Bên cạnh đó mô hình Marketplace còn phát triển tốt ở các trang
mạng xã hội như Facebook, Instagram và một vài app như Zalo. Bạn có thể thấy Marketplace phát triển vô cùng mạnh mẽ và đang tạo ra những kết quả tích cực.
Mô hình này có lợi cho cả người bán và người mua khi tạo ra các điều kiện thuận lợi. Người bán sẽ không cần lo lắng khi không thuê được mặt bằng hay giá thuê đắt đỏ. Còn người mua dễ dàng mua sắm hơn khi không phải di chuyển nhiều và có thể tiếp xúc được nhiều sản phẩm hơn.
Phân loại Marketplace
Marketplace có nhiều loại khác nhau, dựa vào đặc điểm của từng Marketplace mà ta có thể chia ra thành các loại Marketplace như sau.
Theo đối tượng hợp tác kinh doanh
Dựa vào đối tượng hợp tác kinh doanh Marketplace lại được phân chia làm hai loại:
Mô hình C2C Marketplace
Đây là dạng mô hình tạo kết nối giữa những nhà cung cấp cá nhân hay dạng hộ gia đình thông qua sàn thương mại đến khách hàng. Với mô hình C2C này chỉ cần bạn có sản phẩm và muốn bán thì bạn có thể dễ dàng mở được một cửa hàng trên Marketplace.
C2C hỗ trợ cho những người mới thực hiện kinh doanh, kinh doanh nhỏ lẻ chưa có đủ vốn để tự mở cửa hàng hay tạo một website riêng để quảng bá. Bạn có thể thực hiện các
kênh mua sắm online trên Facebook, Instagram hay ở một gian hàng trên các sàn thương mại như Shopee.
Các sàn thương mại điện tử này cung cấp cho bạn một gian hàng để bày bán sản phẩm với đầy đủ các chức năng. Như công tác quản lý gian hàng, kiểm đơn, quản lý sản phẩm, nguồn thu, … tạo điều kiện tiếp xúc với nhiều đối tượng khách hàng.
Mô hình B2C Marketplace
Mô hình B2C là một mô hình lớn hơn C2C khi kết nối nhiều doanh nghiệp lớn và các thương hiệu nổi tiếng đến khách hàng qua sàn thương mại điện tử. Bạn có thể dễ dàng phân biệt hai loại hình này dựa vào đặc điểm của các cửa hàng như độ nhận diện, quy mô, sản phẩm, …
Hầu hết các bên liên kết với Marketplace ở mô hình B2C được mở trong gian hàng Mall của các sàn thương mại, thể hiện là các gian hàng chính hãng và chất lượng. Như bạn có thể thấy bên trong Shopee có Shopee Mall, bên trong Lazada có Lazada Mall. Tất cả các gian hàng được mở ở Mall đều được kiểm soát chặt chẽ và có yêu cầu cao hơn ở C2C.
Dựa theo sản phẩm kinh doanh
- Loại hình Marketplace dọc: cùng một loại sản phẩm, dịch vụ nhưng lại có nhiều nhà cung cấp khác nhau. Có thể lấy ví dụ mô hình Marketplace của Grabbike: đều thực hiện đặt xe máy qua app với nhiều nguồn từ nhiều đối tác khác nhau đều có khả năng cung cấp dịch vụ chuyên chở bằng xe gắn máy.
- Loại hình Marketplace ngang: cung cấp nhiều sản phẩm khác nhau nhưng cùng loại, đặc điểm và chức năng. Như Shopee Food chuyên về mục đồ uống và đồ ăn nhưng có đa dạng các món như đồ ăn nhanh, bún, phở, cơm, đồ uống, …
- Loại hình Marketplace hỗn hợp: loại hình này thì bày bán nhiều loại sản phẩm, dịch vụ khác nhau thỏa mãn được nhu cầu mà thị trường đưa ra. Chúng ta có thể thấy Tiki đang áp dụng loại hình này khi vừa thực hiện bày bán sản phẩm của chính mình lại còn kết hợp các nhà phân phối kinh doanh nhiều mặt hàng khác như quần áo, mỹ phẩm, …
Có nên triển khai kinh doanh trên Marketplace không?
Chúng ta có thể thấy ngay độ phổ biến và sự phát triển vô cùng mạnh mẽ của Marketplace, câu hỏi đặt ra là có nên đi theo hướng Marketplace hay không? Để trả lời được câu hỏi này bạn cần phân tích kỹ lưỡng điều kiện kinh doanh và những tác dụng nó đem lại.
Lợi ích kinh doanh Marketplace
Việc thực hiện kinh doanh trên Marketplace giúp người bán tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Người bán không cần bỏ ra quá nhiều vốn để thuê mặt bằng kinh doanh hay tốn nhiều chi phí cho việc
quảng cáo cửa hàng. Tạo một gian hàng trên Marketplace rất nhanh chóng và chỉ mất một khoản chi phí nhỏ là có thể thực hiện được.
Bạn cũng không cần lo lắng về việc quảng cáo cho cửa hàng vì sự tiếp cận của khách hàng với những gian hàng trên Marketplace là vô cùng lớn. Khách hàng sẽ tìm kiếm sản phẩm từ kết quả mà sàn thương mại cung cấp. Sản phẩm và dịch vụ của bạn được đánh giá càng cao thì độ nhận diện càng tốt.
Kinh doanh trên Marketplace cũng giúp bạn tiết kiệm được các khoản chi phí cho việc quản lý cửa hàng. Người bán có thể tự thực hiện việc
chốt đơn hàng,
chăm sóc khách hàng mà không cần thuê nhân viên. Nếu như cửa hàng của bạn được nhiều người biết đến hơn bạn cũng có thể thuê thêm người trợ giúp.
Các Marketplace sẽ gợi ý cho bạn liên kết với các đơn vị vận chuyển, hỗ trợ đóng gói hàng. Các công việc được thực hiện theo dây chuyền một cách chuyên nghiệp và nhanh chóng. Vì vậy việc kinh doanh trên Marketplace đem lại nhiều lợi ích với người kinh doanh.
Doanh nghiệp sẽ được biết đến nhiều và tạo được sự tin tưởng của khách hàng nhiều hơn khi kinh doanh trên Marketplace uy tín. Các chính sách mà Marketplace đưa ra nhằm loại bỏ những người bán thiếu trách nhiệm với sản phẩm và dịch vụ mà mình cung cấp, đảm bảo chất lượng tốt nhất.
Vì vậy người tiêu dùng có xu hướng mua sắm tại những website uy tín, được đánh giá tốt và luôn có các chính sách hỗ trợ khách hàng. Như ta có thể thấy trên các sàn thương mại điện tử lớn hiện nay luôn có những chính sách cam kết về chất lượng sản phẩm, hoàn trả khi sản phẩm kém chất lượng, dịch vụ không tốt.
Những hạn chế của Marketplace
Điều đầu tiên phải nói đến đó là khả năng cạnh tranh trên Marketplace cực cao. Do mức độ phổ biến của Marketplace nên có rất nhiều người lựa chọn hình thức kinh doanh này. Chỉ cần gõ tìm kiếm một sản phẩm nào đó bạn phải kinh ngạc vì kết quả nhận được lên đến hàng trăm nghìn. Vì vậy sản phẩm của bạn phải thật nổi bật và được khách hàng đánh giá cao.
Với mỗi sản phẩm bán ra bạn sẽ phải chi trả một khoản gọi là hoa hồng cho cho Marketplace. Tùy thuộc vào loại sản phẩm và nơi kinh doanh mà sẽ có phí khác nhau bạn nên cân nhắc trước khi thực hiện kinh doanh trên Marketplace, tìm nguồn lấy giá hợp lý với điều kiện của bạn nhất.
Ta có thể thấy
kinh doanh trên Marketplace chính là lựa chọn của rất nhiều người hiện nay. Tuy nhiên bạn không nên quá phụ thuộc vào nó mà cần phát triển riêng cho mình website, cửa hàng kết hợp nhiều chiến lược Marketing khác nữa để tạo ra hiệu quả tốt và có nhiều hướng phát triển hơn.