Loyalty Program là gì? Tại sao các doanh nghiệp đều cần phải xây dựng Loyalty Program?. Bài viết sau,
Mona Media sẽ giải đáp cho bạn cụ thể về
Loyalty Program là gì và có bao nhiêu loại Loyalty Program đang được sử dụng phổ biến hiện nay.
Loyalty Program là gì?
Loyalty Program hay chương trình khác hàng thân thiết là một chiến lược tiếp thị nhằm khuyến khích khách hàng tiếp tục sử dụng dịch vụ, mua sản phẩm của một doanh nghiệp hoặc thương hiệu cụ thể. Đây là một chương trình cung cấp những phần quà, giảm giá, ưu đãi, chiết khấu đặc biệt cho khách hàng để thu hút khách hàng quay trở lại sử dụng dịch vụ, sản phẩm. Đa số hiện nay, các cửa hàng bán lẻ, hãng hàng không, khách sạn, nhà hàng và nhiều ngành công nghiệp khác đều sẽ triển khai chương trình khách hàng thân thiết để giữ chân khách hàng.
->Xem thêm:
4C Marketing là gì? Sự kết hợp đặc biệt giữa hai mô hình 4C và 4P
Tại sao Loyalty Program lại quan trọng?
Loyalty Program đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp, bởi vì chúng sẽ mang lại những lợi ích sau đây:
- Tăng doanh số bán hàng: Loyalty Program sẽ khuyến khích khách hàng quay lại và sử dụng những sản phẩm, dịch vụ từ doanh nghiệp. Bằng cách cung cấp ưu đãi độc quyền và có giá trị cho khách hàng trung thành, chương trình này sẽ tăng doanh số bán hàng và doanh thu một các đáng kể. Khách hàng cảm thấy mình được chăm sốc cũng như là hưởng được những lợi ích độc quyền, giá trị thì họ sẽ có xu hướng mua sắm, sử dụng dịch vụ thường xuyên hơn và chi tiêu nhiều hơn.
- Tạo sự gắn kết và trung thành: Loyalty Program giúp xây dựng một mối quan hệ lâu dài và gắn kết hơn giữa doanh nghiệp với khách hàng. Vì nhận được nhiều lợi ích cũng như đặc quyền, nên khách hàng sẽ có xu hơn trở lại sử dụng sản phẩm, dịch vụ ngay khi có nhu cầu hoặc cảm thấy cần thiết. Điều này giúp tạo ra một sự kết nối bền chặt giữa doanh nghiệp và khách hàng, tránh xảy ra những trường hợp là khách hàng lựa chọn sử dụng sản phẩm, dịch vụ của đối thủ.
- Thu thập thông tin khách hàng và phân tích dữ liệu: Chương trình khách hàng thân thiết giúp doanh nghiệp thu thập được những thông tin quan trọng của khách hàng. Bằng cách theo dõi hoạt động mua sắm, tương tác và sở thích của khách hàng, doanh nghiệp có thể thu thập dữ liệu quan trọng về hành vi tiêu dùng và tổ chức chúng vào các chiến lược kinh doanh. Thông qua việc phân tích dữ liệu, doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về khách hàng, cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm và tăng cường hiệu quả của chiến dịch tiếp thị.
- Xây dựng hình ảnh thương hiệu tốt: Chương trình khách hàng thân thiết giúp xây dựng và tăng cường hình ảnh thương hiệu trong mắt khách hàng một cách tích cực. Khi khách hàng được trải nghiệm những ưu đãi và lợi ích thì họ sẽ có xu hướng đánh giá cao và tạo sự lan tỏa những thông tin về doanh nghiệp đó cho người khác. Nhờ đó doanh nghiệp sẽ được Marketing 0 đồng và có thêm nhiều khách hàng tiềm năng.
- Cạnh tranh và giữ chân khách hàng: Trong thị trường kinh doanh đang cạnh tranh rất khốc liệt như hiện nay, thì những chương trình khách hàng thân thiết sẽ giúp doanh nghiệp giữchân được những khách hàng hiện tại và không bị mất vào tay đối thủ cạnh tranh. Bằng cách cung cấp cho khách hàng những lợi ích và ưu đãi đặc biệt nếu họ thường xuyên sử dụng dịch vụ, thì doanh nghiệp có thể tạo ra một rào cản cho khách hàng, khi họ có ý định chuyển đổi sang các thương hiệu khác. Đồng thời tạo ra sự khó khăn cho đối thủ trong việc thu hút khách hàng từ công ty mình.
6 loại hình Loyalty Program phổ biến
Discount (giảm giá)
Discount Loyalty Program là một hình thức phổ biến, khách hàng sẽ được cung cấp các ưu đãi, giảm giá đặc biệt dựa trên mức độ trung thành của họ đối với nhãn hàng, doanh nghiệp. Khi khách hàng càng thường xuyên sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp thì khách hàng sẽ càng nhận được nhiều ưu đải và giảm giá nhiều hơn . Việc đưa ra chương trình giảm giá là một cách hiệu quả để khích lệ khách hàng quay lại mua sắm và duy trì sự trung thành đối với doanh nghiệp.
Points System (Hệ thống tích điểm)
Points System Loyalty Program là chương trình sẽ cho phép khách hàng tích lũy điểm dựa trên số tiền chi tiêu, số lần mua hàng, số lần sử dụng dịch vụ hoặc tham gia khảo sát. Khi đạt được một số điểm nhất định, thì khách hàng có thể quy đổi chúng thành các phần quà có giá trị, như mã giảm giá, quà tặng hoặc trải nghiệm sử dụng những sản phẩm, dịch vụ độc quyền của doanh nghiệp.
->Xem thêm:
Influencer Marketing Là Gì? Cách Triển Khai Infuencer Marketing Hiệu Quả
Cashback (Hoàn tiền)
Cashback Loyalty Program cho phép khách hàng nhận lại một phần tiền chi tiêu từ mỗi giao dịch. Khi khách hàng mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ, thì sẽ có một số phần trăm nhất định hay một số tiền cụ thể sẽ được hoàn trả vào tài khoản ngân hàng hoặc ví điện tử của khách hàng. Hoàn tiền có thể được sử dụng cho các lần mua sản phẩm hay sử dụng dịch vụ tiếp theo hoặc có thể rút về thành tiền mặt.
Club Cards or Member Programs (Thẻ thành viên)
Member Loyalty Program là dạng thẻ thành viên mà doanh nghiệp, nhăn hàng sẽ cung cấp cho khách hàng khi họ sử dụng dịch vụ hay mua sản phẩm. Khách hàng có thể sử dụng thẻ này để nhận các ưu đãi nhu là giảm giá hoặc tích lũy điểm. Thẻ thành viên cũng có thể cung cấp cho khách hàng những lợi ích như là tham gia các sự kiện độc quyền, nhận thông tin mới nhất về sản phẩm, dịch vụ cũng như được hưởng các ưu đãi cao cấp và trải nghiệm dịch vụ riêng.
Partnerships (Quan hệ đối tác)
Partnerships Loyalty Program là dạng mà các doanh nghiệp hoặc thương hiệu khác nhau sẽ cùng hợp tác để cung cấp những lợi ích, ưu đãi một cách đa dạng cho khách hàng. Thông qua chương trình Partnership, khách hàng có thể nhận được ưu đãi đặc biệt hoặc tích điểm từ nhiều doanh nghiệp khác nhau nhưng cùng một hệ sinh thái. Ví dụ, một chương trình khách hàng thân thiết của một hãng hàng không có thể kết hợp với một chuỗi khách sạn, cho phép khách hàng tích lũy điểm và nhận ưu đãi từ cả hai đối tác.
Coalition (Hợp tác)
Coalition Loyalty Program là một hình thức mở rộng của hình thức quan hệ đối tác (Partnerships). Lúc này, nhiều doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề khác nhau hợp tác để tạo ra một chương trình chung. Khách hàng có thể nhận được các ưu đãi, giảm giá từ tất cả các đối tác trong mạng lưới này và sử dụng những ưu đó cho bất kỳ doanh nghiệp nào mà khách hàng muốn, chỉ cần doanh nghiệp đó nằm trong mạng lưới. Hình thức này giúp mang lại sự đa dạng và linh hoạt cho khách hàng trong việc sử dụng điểm thưởng.
->Xem thêm:
Budget là gì? Phương pháp lập ngân sách Marketing tối ưu nhất
Các loại Loyalty Program phổ biến
Chương trình tích điểm mua sắm để đổi thưởng
Chương trình khách hàng thân thiết dạng tích điểm mua sắm là một hình thức phổ biến trong đó khách hàng nhận điểm dựa trên số tiền chi tiêu và sau đó có thể quy đổi điểm đó để nhận được các phần thưởng hoặc ưu đãi. Hình thức này khuyến khích khách hàng mua sắm thường xuyên hơn và tạo sự kết nối chặt chẽ với doanh nghiệp.
Chương trình khách hàng thân thiết theo hạng thành viên
Chương trình khách hàng thân thiết dạng hạng thành viên là một hình thức nâng cao của Loyalty Program. Lúc này khách hàng sẽ được xếp vào các hạng thành viên khác nhau dựa trên mức độ trung thành và hoạt động mua sắm, chi tiêu của họ. Mỗi hạng thành viên có các ưu đãi và lợi ích riêng, như giảm giá nhiều hơn, quà tặng đặc biệt hơn và có quyền tham gia vào những sự kiện độc quyền hay dịch vụ chăm sóc khách hàng đặc biệt. Chương trình này tạo động lực cho khách hàng thuyền xuyên mua sắm và chi tiêu nhiều hơn để tăng hạng thành viên, từ đó mang lại một nguồn doanh thu lớn cho nhãn hàng, doanh nghiệp.
Chương trình khách hàng thân thiết có trả phí (VIP)
Loyalty Program VIP là một hình thức cao cấp, lúc này bắt buộc khách hàng phải trả một khoản phí để tham gia chương trình. Bằng việc trả phí, khách hàng sẽ được hưởng một loạt các ưu đãi và đặc quyền độc quyền mà các thành viên bình thường không có. Chương trình VIP nhắm vào một nhóm khách hàng đặc biệt có như cầu được sử dụng những dịch vụ và trải nghiệm cao cấp.
Ví dụ: Các hãng hàng không sẽ cho khách hàng VIP của họ những lợi ích như là được vào quầy ưu tiên để Check-in nhanh chóng, được ngồi trong phòng chờ VIP (có đồ ăn, nước uống miễn phí), được vào cửa an ninh ưu tiên mà không phải xếp hàng, được ngồi hạng vé thương giá, tăng số ký hành lý miễn phí và tự do đổi giờ bay theo lịch trình.
Ví dụ về chương trình khách hàng thân thiết
Starbuck
Starbucks Rewards là chương trình khách hàng thân thiết của Starbucks, một trong những thương hiệu cà phê lớn nhất trên thế giới. Dưới đây là thông tin cụ thể về chương trình khách hàng thân thiết của thương hiệu này:
- Tích điểm và đổi điểm: Khách hàng tích điểm mỗi khi mua đồ uống hoặc sản phẩm tại Starbucks. Mỗi 1 đô la Mỹ (USD) chi tiêu tương đương với 2 điểm tích lũy. Khách hàng có thể quy đổi điểm tích lũy để đổi lại các phần thưởng nhận những ưu đãi miễn phí.
- Cấp độ thành viên: Chương trình Starbucks Rewards có 3 cấp độ thành viên, bao gồm Green, Gold và Starbucks Rewards Visa Prepaid Card. Mỗi cấp độ có những lợi ích và ưu đãi riêng, như tham gia vào các sự kiện độc quyền, được quà tặng sinh nhật, được truy cập vào đợt mở bán sớm nhất của những ly nước, sản phẩm độc quyền.
- Quà tặng sinh nhật: Mỗi khách hàng trong chương trình được nhận một đồ uống miễn phí vào ngày sinh nhật của mình.
- Ưu đãi đối tác: Starbucks cũng thường xuyên hợp tác với các đối tác để cung cấp ưu đãi đặc biệt cho các thành viên Starbucks Rewards, bao gồm các nhãn hiệu khác nhau như Spotify, Uber và đối tác khác.
- Ứng dụng di động: Chương trình Starbucks Rewards được tích hợp vào ứng dụng di động của Starbucks, cho phép khách hàng theo dõi điểm tích lũy, quản lý tài khoản cũng tìm kiếm các cửa hàng gần nhất một cách dễ dàng.
->Xem thêm:
Marketing 4.0 là gì? Sự tiến hoá của Marketing trong kỷ nguyên số
Amazon
Amazon Prime là một chương trình thành viên có trả phí của Amazon, một trong những công ty thương mại điện tử lớn nhất trên thế giới. Cụ thể:
- Giao hàng miễn phí và nhanh chóng: Người dùng Prime được hưởng giao hàng miễn phí và nhanh chóng cho hàng triệu sản phẩm được đánh dấu là “Prime” trên Amazon. Điều này bao gồm giao hàng trong ngày, giao hàng trong hai ngày hoặc giao hàng trong khoảng thời gian cụ thể tùy thuộc vào địa chỉ nhận hàng.
- Truy cập vào nội dung giải trí trực tuyến: Prime Video là một dịch vụ streaming video trực tuyến của Amazon. Người dùng Prime có thể truy cập vào thư viện phim, chương trình truyền hình và nội dung gốc của Amazon, bao gồm các bộ phim, chương trình truyền hình và nội dung sản xuất riêng của Amazon.
- Truy cập vào nội dung âm nhạc: Prime Music là một dịch vụ âm nhạc trực tuyến của Amazon. Người dùng Prime có thể nghe nhạc từ hàng triệu bài hát, tạo danh sách phát cá nhân và thậm chí tải xuống để nghe offline.
- Ưu đãi và giảm giá đặc biệt: Thành viên thuộc Prime thường được hưởng các ưu đãi đặc biệt và giảm giá độc quyền trên một số sản phẩm và dịch vụ. Bao gồm cả các sự kiện mua sắm lớn như Amazon Prime Day, khi có rất nhiều ưu đãi và giảm giá trên hàng nghìn sản phẩm.
Bài viết trên,
Mona Media đã cung cấp cho bạn toàn bộ thông tin về
Loyalty Program là gì và có bao nhiêu loại hình Loyalty Program hiện này cũng như là những lợi ích mà Loyalty Program mang lại cho doanh nghiệp. Hy vọng những thông tin ở trên sẽ hữu ích với bạn. Đừng quên truy cập vào Mona Media để xem thêm những bài viết bổ ích khác về
Marketing,
SEO và Website nhé.