Digital Marketing

18 Tháng Ba, 2023

Data mapping là gì? Kỹ thuật lập sơ đồ dữ liệu đạt hiệu quả

Nếu bạn không muốn lãng phí quá nhiều thời gian để dự đoán đâu là khách hàng tiềm năng và khách hàng cần và muốn gì từ thương hiệu của bạn, hay cách để họ bị thu hút bởi chiến lược Marketing mà bạn đề ra thì Data mapping chính là chiến thuật hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua. Mời bạn cùng Mona Media tìm hiểu Data mapping là gì thông qua nội dung dưới đây.

Data mapping là gì?

Data mapping là quá trình kết hợp các nguồn ở nhiều tập hợp dữ liệu nhất định thành một cơ sở dữ liệu tập trung hoặc một lược đồ. Việc lập một bản đồ dữ liệu là di chuyển dữ liệu, nhập dữ liệu và xử lý dữ liệu cũng như quản lý tất cả dữ liệu. Cuối cùng, mục tiêu của sơ đồ dữ liệu (Data mapping) đó là đồng bộ tất cả dữ liệu thành một bộ duy nhất.

Data mapping tức là các tập hợp những dữ liệu không giống nhau, với nhiều phương thức khác nhau để xác định được những điểm giống nhau, và tiến hành kết hợp các dữ liệu để nó chính xác và có thể dùng được ở điểm đến cuối cùng.

Có thể thấy Data Mapping là một hoạt động cực kỳ cần thiết đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, mức độ phức tạp và số lượng dữ liệu của các hệ thống dữ liệu ngày càng gia tăng, quá trình lập data mapping càng trở nên khó khăn hơn và đòi hỏi các công cụ mạnh mẽ và tự động.

Lợi ích Data mapping đem lại

Dưới đây là một vài lợi ích Data mapping đem lại khiến người dùng cảm thấy nó cần thiết và hữu ích:

  • Chuyển đổi, tích hợp và di chuyển tất cả dữ liệu cũng như tạo nên một kho dữ liệu dễ dàng.
  • Thiết lập những mối quan hệ trực tiếp giữa những dữ liệu của bạn ở nhiều nguồn khác nhau cùng lúc.
  • Luôn đảm bảo dữ liệu của bạn là chính xác và chất lượng cao
  • Xác định được mọi xu hướng hiện tại và chia sẻ báo cáo dữ liệu đối với các thành viên trong một nhóm dễ dàng, đơn giản.
  • Đảm bảo rằng bạn đã khai thác được tối đa dữ liệu của mình và ứng dụng vào những insight khách hàng một cách phù hợp.
  • Sử dụng phần mềm data mapping để tự động hóa quá trình lập một sơ đồ dữ liệu mà không cần sử dụng đến free-code.

Các bước thực hiện Data mapping là gì?

  • Bước 1: Xác định tất cả dữ liệu sẽ được di chuyển. Đối với việc tích hợp dữ liệu, tần suất truyền cũng nên được xác định
  • Bước 2: Lập bản đồ nguồn dữ liệu để khớp với các trường đích.
  • Bước 3: Chuyển đổi – Nếu nguồn nào đó được yêu cầu tiến hành chuyển đổi, quy tắc hoặc công thức chuyển đổi sẽ được mã hóa.
  • Bước 4: Kiểm tra – Sử dụng một hệ thống dữ liệu mẫu từ nguồn và tiến hành kiểm tra. Bạn cần chạy quá trình cũng như chuyển giao xem nó đang hoạt động thế nào. Từ đó thực hiện những điều chỉnh quan trọng khi cần thiết.
  • Bước 5: Triển khai – Sau khi đã xác định được quá trình chuyển đổi các dữ liệu đang haotj động đúng theo kế hoạch, hãy lên lịch cho những sự kiện tiếp theo của quá trình tích hợp hoặc di chuyển.
  • Bước 6: Cập nhật và duy trì – Để có thể tích hợp được các dữ liệu liên tục, Data mapping chính là việc sẽ yêu cầu thay đổi và cập nhật khi nguồn dữ liệu mới được thêm vào khi mà các nguồn dữ liệu đã bị thay đổi.

Tại sao nên lựa chọn Data mapping?

Các công cụ chuyển đổi hiện đại, tiên tiến có thể trợ giúp doanh nghiệp có thể khai thác nhiều hơn từ dữ liệu của họ mà không cần bổ sung ngân sách.

Trước đây, các doanh nghiệp hay tổ chức thường ghi lại tất cả dữ liệu trên giấy. điều này có thể được xem là bình thường tại thời điểm đó. Nhưng đến thời đại ngày nay, khi mọi thứ đã trở nên phức tạp hơn nhiều, nhiều dữ liệu hơn, dữ liệu liên tục thay đổi, các hệ thống dựa trên giấy thì không thể nào theo kịp được tốc độ của chúng. Điều này sẽ thiếu minh bạch và không thể theo dõi sự thay đổi hay không thể tránh khỏi những mô hình dữ liệu. Lập một bản đồ dữ liệu bằng tay có nghĩa là việc thực hiện mã hóa các phép biến đổi bằng tay, phương thức này sẽ xuất hiện nhiều lỗi và tốn thời gian.

Tính minh bạch rõ ràng

Chất lượng của dữ liệu là cực kỳ quan trọng nên những nhà phân tích dữ liệu cần có cái nhìn chính xác nhất về các dữ liệu tại ngồi và vị trí đích của dữ liệu. Các công cụ phân tích sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan nhất về cấu trúc của dữ liệu đang được lập bản đồ dữ liệu để những nhà phân tích có thể nhìn thấy được các chuyển đổi và nội dung dữ liệu.

Tối ưu những định dạng phức tạp

Với một lượng lớn dữ liệu từ các nguồn khác nhau, thì vấn đề khả năng tương thích dữ liệu trở nên khá khó khăn. Các công cụ tốt có thể giúp quá trình chuyển đổi hợp lý hóa bằng cách cung cấp những công cụ tích hợp để đảm bảo tối đa việc chuyển đổi là chính xác những định dạng phúc tạp, giúp tiết kiệm tối đa thời gian và giảm thiểu khả năng có thể mắc lỗi của con người.

Khi thay đổi mô hình dữ liệu gặp ít khó khăn hơn

Việc lập bản đồ dữ liệu không phải là việc đơn giản. Những thay đổi về yêu cầu báo cáo, tiêu chuẩn dữ liệu và hệ thống có nghĩa là Data mapping cần được bảo trì. Những công cụ lập bản đồ dữ liệu tốt sẽ giúp người dùng sử dụng bản đồ mà bạn không phải quá lo lắng việc bắt đầu từ đầu ở mỗi lần thực hiện.

Doanh nghiệp quản lý dữ liệu tốt hơn với bản đồ dữ liệu

Data Mapping là một phần vô cùng thiết yếu để có thể đảm bảo rằng quá trình di chuyển dữ liệu từ nguồn đến đích sẽ có mức độ chính xác cao của những dữ liệu được duy trì. Thực hiện một Data Mapping tốt là có thể đảm bảo chất lượng dữ liệu tốt hơn nhiều so với trong kho dữ liệu.

Một số kỹ thuật lập Data mapping đạt hiệu quả

Có 3 kỹ thuật chính trong Data Mapping được khách hàng sử dụng nhiều nhất đó là:

Manual Data Mapping – Lập sơ đồ dữ liệu thủ công

Manual Data Mapping tức là việc lập sơ đồ dữ liệu theo cách thủ công và theo yêu cầu của người lập bản đồ chuyên nghiệp và lập trình viên. Các chuyên gia công nghệ sẽ tiến hành viết mã và lập cơ đồ cho những nguồn dữ liệu đó ở bạn.

Mặc dù quá trình lập bản đồ có thể sẽ khó khăn nhưng bạn hoàn toàn có thể nhận những trợ giúp đến từ phía chuyên gia. Và điều này cho phép bạn hoàn toàn có thể tùy chỉnh và kiểm soát sơ đồ dữ liệu của mình.

Semi-automated Data Mapping – Lập sơ đồ dữ liệu bán tự động

Semi-automated Data Mapping là sự yêu cầu của một số kiến thức về những mã hóa nhất định. Và chúng có nghĩa đội nhóm của bạn sẽ kết hợp tất cả kiểu lập sơ đồ tự động và sơ đồ thủ công.

Những phần mềm lập ra sơ đồ dữ liệu sẽ tạo ra được một sự kết nối giữa những nguồn dữ liệu khác nhau. Sau đó, chuyên gia về công nghệ thông tin sẽ xem xét đến những kết nối đó và thực hiện điều chỉnh thủ công khi cần thiết.

Automated Data Mapping – Lập sơ đồ dữ liệu tự động

Lập sơ đồ dữ liệu tự động tức là bạn sẽ có một công cụ có thể xử lý hết tất cả những khía cạnh của quá trình lập sơ đồ dữ liệu. Các kiểu phần mềm này thông thường sẽ cho phép bạn lập các sơ đồ theo dạng thả drag-and-drop hoặc kiểu kéo. Tất cả những gì bạn cần làm chỉ là mua và học cách có thể sử dụng nó.

Qua bài viết trên, Mona Media đã giải thích cho bạn về Data Mapping là gì và những kỹ thuật lập sơ đồ dữ liệu. Hy vọng, với những chia sẻ trên có thể giúp bạn và doanh nghiệp xử lý các dữ liệu nhanh chóng, chính xác hơn.

Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp

Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!

Liên hệ Mona