Kinh Doanh Online

18 Tháng Ba, 2023

B2E là gì? Tìm hiểu mô hình thương mại điện tử B2E

MONA.Media

ADMIN

1,4k
360
50
Mỗi khi đề cập đến những mô hình thương mại điện tử, chúng ta thường nghe nhắc đến các mô hình quen thuộc như B2C hay B2B. Thế nhiên trên thực tế vẫn còn có một loại mô hình thương mại điện tử khác cũng khá phổ biến và đang được nhiều doanh nghiệp Việt Nam áp dụng, đó chính là B2E. Để hiểu rõ hơn về mô hình B2E là gì và cách thức hoạt động và lợi ích của nó thì hãy cùng Mona Media tìm hiểu trong bài viết này nhé!

B2E là gì?

B2E chính là viết tắt của cụm Business – To – Employee. Nó có nghĩa là doanh nghiệp với người lao động. B2E được xem như là cổng thông tin mạng nội bộ và cũng là nơi tập trung chủ yếu vào nhu cầu của người lao động. Theo một cách cụ thể, mô hình giao dịch điện tử B2E là mô hình thương mại điện tử liên kết giữa 2 đối tượng chính bao gồm doanh nghiệp và những người lao động làm việc trong công ty. Ngoài ra mô hình B2E còn được hiểu với vai trò là một mô hình giúp gắn kế nội bộ của công ty. Thay vì mục tiêu là hướng tới nhu cầu của người tiêu dùng, B2E lại chuyển trọng tâm sang người lao động, Doanh nghiệp sẽ cung cấp các sản phẩm, dịch vụ và thông đến đến với những người lao động trong công ty. Cổng thông tin B2E sẽ cung cấp những thông tin nhằm hỗ trợ giải đáp cho người lao động một cách hiệu quả, rõ ràng và tốt nhất, sử dụng như một cuốn sách khoa toàn thư. Mô hình B2E là gì Mục đích của mô hình B2E không đơn giản chỉ là tăng tính hiệu quả trong việc sắp xếp xử lý dữ liệu, mà nó còn giúp tăng sự hài lòng của nhân viên trong tổ chức. B2E có chiến lược gồm mọi thứ mà doanh nghiệp có thể thực hiện nhằm thu hút, tuyển dụng, đào tạo, tham gia, trao quyền và cả việc giữ chân nhân viên. Mặt khác, chiến lược của B2E còn được đặc biệt quan tâm đó là tác động bao trùm lên cuộc sống hằng ngày của nhân viên. Dưới đây là một số danh sách các doanh nghiệp đã và đang triển khai mô hình thương mại điện tử B2E:
  • Coca Cola
  • Hãng hàng không Delta
  • Ford Motor
Các đặt điểm phân biệt của mô hình B2E:
  1. Mục URL duy nhất cho tất cả người trong tổ chức.
  2. Tổ hợp các thành phần nhân viên và tổ chức cụ thể.
  3. Tiềm năng được tùy biến cao và thay đổi linh hoạt, phù hợp với từng cá nhân.

Cách thức hoạt động của mô hình thương mại B2E

B2E là một mô hình thương mại dùng mạng máy tính (Internet) cho phép các doanh nghiệp cung cấp thông tin dịch vụ, sản phẩm đến với nhân viên (người lao động của tập đoàn hay nhân viên). Công ty áp dụng mô hình B2E nhằm thực hiện tự động hoá quá trình:
  • Cung cấp dịch vụ, sản phẩm, thông tin hay hàng hoá cho người lao động.
Ví dụ: Doanh nghiệp cung cấp thông tin hàng hoá, sản phẩm rõ ràng và chi tiết qua mạng nội bộ. Các dịch vụ có thể nhắc đến như chế độ đãi ngộ, bảo hiểm xã hội hay giá bán, giá chiết khấu của doanh nghiệp dành cho nhân viên.
  • Nhân viên mua sản phẩm có thể được chiết khấu
Đối với nhân viên khi có nhu cầu mua những sản phẩm của chính doanh nghiệp thì sẽ được giảm giá, chiết khấu.
  • Doanh nghiệp liên lạc với nhân viên chủ yếu qua Internet.
Ở các nền tảng Internet, doanh nghiệp có thể liên lạc với nhân viên vào bất kỳ lúc nào một cách dễ dàng và nhanh chóng. Với những doanh nghiệp tư nhân, họ sở hữu lượng lớn khách hàng ở trong nước và cả nước ngoài, cho nên họ thường sẽ thiết lập Chatbox và Email với tính năng tự động hoá, có thể nhận và gửi ở bất kể thời điểm nào. Cách thức hoạt động mô hình B2E

Vì sao B2E dần trở nên quan trọng?

Một trong những mối trọng tâm hàng đầu của doanh nghiệp đó chính là sự hài lòng của nhân viên. Nếu nhân viên không hài lòng với những công cụ thương mại điện tử của công ty thì có thể nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực rất nhiều trong việc giữ chân nhân viên. Sự hài lòng dẫn đến tỷ lệ doanh thu cao hơn. Việc thay đổi nhân viên liên tục sẽ làm giảm uy tín của một công ty và gây ra tiêu hao về mặt tài chính, vì vậy giữ chân nhân viên là một vấn đề cực kỳ quan trọng đối với một công ty hay tổ chức. Nó sẽ làm giảm nhuệ khí của công ty và gây khó khăn cho việc tiếp tục duy trì hoạt động. Do đó, các doanh nghiệp sẽ làm mọi điều có thể nhằm tăng khả năng giữ chân nhân viên, áp dụng những chiến lược website thành công và xây dựng một nhóm thương hiệu thương mại điện tử hiệu quả. Ưu tiên cho nhân viên và biến họ trở thành đại sứ thương hiệu cho doanh nghiệp bạn.

Mô hình B2E mang lại lợi ích gì khi vận hành trong kinh doanh

Mô hình B2E gồm 3 thành phần chính: dịch vụ trực tuyến trong cộng đồng môi trường làm việc, quá trình kinh doanh và quản lý người lao động trực tuyến. Tương đương với 3 thành phần chính được kể, B2E cung cấp 2 lợi ích chủ yếu với cộng đồng gồm lợi ích với doanh nghiệp và lợi ích đối với cá nhân người lao động.

B2E giúp doanh nghiệp giảm gánh nặng về mặt hành chính

Khi ban hành những quy định, thông báo thông tin khẩn cấp thì doanh nghiệp sẽ không nhất thiết phải trực tiếp gặp nhân viên. Thông qua mô hình B2E, ban lãnh đạo có thể kết nối với nhân viên qua Internet một cách nhanh chóng, dễ dàng mà còn tiết kiệm được thời gian và công sức.

Kích thích tinh thần nhân viên, tạo một môi trường làm việc hiệu quả

Doanh nghiệp sẽ cung cấp thông tin về đãi ngộ, quyền lợi của nhân viên trên Internet để nhân viên có thể yên tâm và làm việc. B2E giúp tiết kiệm thời gian trong việc tìm kiếm thông tin, dịch vụ, sản phẩm. Từ đó nâng cao năng suất lao động của nhân viên.

Nơi cung cấp mọi nguồn thông tin chuẩn xác được chia sẻ trong nội bộ doanh nghiệp

Nhân viên có thể tìm hiểu được quy trình làm việc của doanh nghiệp trên mạng nội bộ.

Ứng dụng của B2E là gì?

Mô hình giao dịch điện tử của B2E gồm có 2 ứng dụng chính đó là: Ứng dụng thực tế và ứng dụng hỗ trợ. Ứng dụng của mô hình B2E Với ứng dụng hỗ trợ thì B2E sẽ được áp dụng trong:
  • Những tổ chức kinh doanh như các chính sách quản lý bảo hiểm trực tuyến, cung ứng những yêu cầu, báo cáo những lợi ích cho nhân viên, thông báo phổ biến doanh nghiệp.
  • Trong lĩnh vực dịch vụ: giáo dục, sản xuất hay y tế.
Về ứng dụng thực tế, B2E áp dụng ở những doanh nghiệp lớn như Coca Cola, Ford Motor hay hãng hàng không Delta. Hãy tìm hiểu một chút về một ví dụ điển hình của mô hình B2E trong ngành thương mại điện tử sản xuất của Coca Cola nhé:  Coca Cola được xem là một trong những nhãn hàng sản xuất nước giải khát có gas lớn nhất trên toàn thế giới. Họ đã và đang áp dụng thành công mô hình B2E trong việc điều hành và quản lý doanh nghiệp. Từ phía nhân viên/ người lao động sẽ được trao đổi thông tin để họ có thể nắm bắt được những điều cơ bản như số lượng hàng hoá bao nhiêu, thời gian vận chuyển, lô hàng sản xuất vào thời điểm nào. Việc này tiết kiệm thời gian tra cứu cho người lao động trong việc cống hiến và đóng góp cho doanh nghiệp.  Từ phía doanh nghiệp, bộ phận quản lý, trụ sở Coca Cola tiếp nhận ý kiến từ nhân viên dễ dàng hơn nhằm để có thay đổi tốt hơn. Điều này không những giúp tăng tính liên kết chặt chẽ với người lao động trong doanh nghiệp, mà sẽ còn giúp tăng tính hiệu quả và tiết kiệm thời gian. Chính vì thế, Coca Cola nhanh chóng trở thành thương hiệu nổi tiếng nhất trên toàn cầu. Không chỉ là ở chất lượng sản phẩm tốt mà còn ở trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nhân viên. Trở thành nhà tuyển dụng được yêu thích nhất vào năm 2017 và được đánh giá từ khách hàng và từ chính nhân viên. 

Kết luận

Mô hình thương mại điện tử B2E đang dần được ưu chuộng và được ứng dụng rộng rãi trong kinh doanh. Hiểu được những lợi ích của nó, mô hình này đáng được gây dựng, thúc đẩy và đầu tư cải tiến. Doanh nghiệp nên chú trọng nhiều hơn vào những mô hình kinh doanh tương tự để vừa có thể phát triển công ty và vừa gắn kết tinh thần giữ doanh nghiệp và người lao động. Mona hy vọng bài viết này đã giống bạn hiểu được về mô hình B2E. Cảm ơn bạn đã chọn đọc và chúc bạn thành công trong việc áp dụng mô hình kinh doanh B2E nếu có lựa chọn nhé! Xem thêm:

Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp

Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!

Liên hệ Mona