Relationship Marketing là một trong những thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành Marketing. Các doanh nghiệp cần áp dụng phương pháp Relationship Marketing để phát triển tốt hơn. Vậy
Relationship Marketing là gì và có vai trò như thế nào đối với doanh nghiệp? Nội dung dưới đây của
Mona Media sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về Relationship Marketing.
Tìm hiểu về Relationship Marketing
Relationship Marketing là gì?
Ngày nay, nhiều doanh nghiệp luôn xem việc
giữ chân khách hàng là một trong những chiến lược chủ lực của mình. Họ thường phát triển theo hướng cung ứng các dịch vụ cho khách hàng hiện có. Đồng thời, xây dựng và thực hiện Relationship Marketing.
Theo đó, Relationship Marketing được hiểu là
chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp với mục đích phát triển mối liên kết lâu dài với các khách hàng cá nhân. Trong chiến lược này, thông tin của khách hàng, mô hình mua hàng và lịch sử liên hệ sẽ được lưu trong cơ sở dữ liệu bán hàng. Và mỗi nhân viên chăm sóc khách hàng được giao cho một hoặc nhiều khách hàng để đáp ứng nhu cầu của họ cũng như duy trì mối quan hệ.
Bản chất của Relationship Marketing
Relationship Marketing được xem là triết lí kinh doanh với mục đích là hướng tới xây dựng mối quan hệ dài hạn giữa người mua – người bán. Quản trị Relationship Marketing thực chất là quản trị quá trình gia tăng giá trị và định hướng phát triển cho sản phẩm, duy trì và tăng cường quan hệ với khách hàng.
Yêu cầu đặt ra là phải tạo được lợi thế cạnh tranh khác biệt với các doanh nghiệp khác trên thị trường. Muốn vậy, doanh nghiệp phải tổ chức và thực hiện được các hoạt động marketing mới, sáng tạo, nhằm thiết lập và duy trì quan hệ dài hạn tốt đẹp với khách hàng cũng như các quan hệ hiệu quả với nhiều đối tác khác trên thị trường.
Tầm quan trọng của Relationship Marketing
Cho dù bạn là chủ doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa dịch vụ hay là
đơn vị cung cấp dịch vụ marketing thì việc bán hàng cho khách hàng mới luôn là một thách thức lớn. Bởi việc này thường sẽ tốn kém hơn và mất nhiều thời gian hơn so với việc tiếp cận nguồn khách hàng hiện có.
Khách hàng hiện tại sẽ là những người đang có nhu cầu và chắc chắn họ sẽ lựa chọn mua hàng từ những người mà họ tin tưởng. Relationship Marketing sẽ tận dụng những lợi thế này để thúc đẩy việc bán hàng mà không cần tốn nhiều công sức. Và việc này có thể sẽ xảy ra một cách tự nhiên khi bạn tương tác với họ.
Ngoài ra, khi bạn đã có được những khách hàng thực sự yêu thích thương hiệu của bạn thì họ sẽ giới thiệu đến với bạn bè và người thân của mình. Đây cũng là một phương pháp quảng cáo hoàn toàn miễn phí nhưng vẫn giúp phát triển các mối quan hệ lâu dài hơn.
Cách xây dựng chiến lược Relationship Marketing thành công
Tập trung xây dựng dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt
Một trong những chiến lược Relationship Marketing hiệu quả phải kể đến là việc
xây dựng dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt. Nếu như doanh nghiệp chỉ tập trung cung cấp những sản phẩm có chất lượng cao cho khách hàng của mình thôi thì chưa đủ.
Bởi lẽ bạn không thể nào khẳng định rằng các đối thủ khác không sở sở hữu những sản phẩm tương xứng hay thậm chí là chất lượng còn tốt hơn. Chính vì vậy, điều mà các doanh nghiệp cần làm chính là tạo ấn tượng riêng, giúp khách hàng của mình có được những trải nghiệm tốt nhất. Từ đó họ sẽ cảm thấy khoản tiền mà họ bỏ ra cho sản phẩm là hoàn toàn xứng đáng.
Một khi khách hàng đã cảm thấy hài lòng thì chắc chắn trong tương lai gần họ sẽ tiếp tục ủng hộ các sản phẩm của doanh nghiệp đó, đồng thời có xu hướng giới thiệu đến những người xung quanh bằng vô vàn những lời khen ngợi.
Ứng dụng công nghệ để lưu trữ, cập nhật data khách hàng
Thêm một việc quan trọng và đóng vai trò quyết định đến doanh số bán hàng chính là ứng dụng công nghệ để lưu trữ và cập nhật data khách hàng. Với chiến thuật này, bạn cần phải thực hiện theo hai bước.
Đầu tiên là bạn phải tìm hiểu thông tin của khách hàng trước khi họ có ý định mua sản phẩm. Sau đó liên hệ để cung cấp thêm những thông tin cụ thể và kèm theo là những chính sách ưu đãi nếu có của các sản phẩm mà họ quan tâm.
Bước tiếp theo là lưu trữ lại thông tin sau khi khách hàng đã mua thành công các sản phẩm của công ty. Việc này sẽ giúp bạn nắm được những phản hồi, bình luận của khách hàng sau khi họ trải nghiệm sản phẩm đó. Có như vậy, bạn mới đưa những sự điều chỉnh phù hợp hơn, khiến cho những sản phẩm này càng hoàn hảo hơn trong mắt người dùng.
Những giai đoạn chính của Relationship Marketing
Thu hút khách hàng (Attracting Customers)
Một trong những giai đoạn chính của Relationship Marketing là
thu hút khách hàng. Các doanh nghiệp có thể thu hút sự chú ý của khách hàng thông qua nhiều cách như quảng cáo truyền thống,
email marketing và cả các phương tiện truyền thông hiện đại.
Ngoài ra, bạn cũng có thể cân nhắc hợp tác với các doanh nghiệp khác trên thị trường. Điều này sẽ giúp bạn xây dựng một mạng lưới khách hàng tiềm năng hơn, đồng thời hai bên cũng có thể giới thiệu khách hàng cho nhau. Việc này vừa tiết kiệm chi phí lại vừa tránh tình trạng lôi kéo khách hàng với đối thủ khác.
Một hình thức quảng bá khá hiệu quả và thường xuyên được các doanh nghiệp áp dụng hiện nay là tổ chức sự kiện hay workshop. Tại đây, sẽ có rất nhiều doanh nghiệp và khách hàng tiềm năng tham gia. Do đó, hãy tận dụng cơ hội này để tiếp cận và thu hút khách hàng tiềm năng nhiều nhất có thể.
Tuy nhiên, khi thực hiện các buổi sự kiện, workshop này, bạn nhất định phải chia sẽ những nội dung thật sự chất lượng, đúng với những gì mà khách hàng muốn nghe. Đồng thời, cho họ biết những gì mà doanh nghiệp bạn đang làm và những giá trị mà họ sẽ có thể được nhận khi mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
Chuyển đổi khách hàng (Converting Customers)
Nói một cách đơn giản, giai đoạn này được hiểu là việc chuyển đổi các khách hàng đến tham dự sự kiện hoặc truy cập website thành khách mua hàng. Để làm được điều này, doanh nghiệp của bạn cần tạo niềm tin và thuyết phục khách hàng bằng việc đảm bảo những sản phẩm và dịch vụ mà mình cung cấp thực sự hữu ích. Dù sản phẩm hoặc dịch vụ rất tốt, giá cả phải chăng nhưng đôi khi vẫn không đủ tạo niềm tin cho khách hàng, Vì vậy, hãy xây dựng uy tín của doanh nghiệp bằng cách thêm một số đánh giá, nhận xét từ bên thứ 3 về sản phẩm ấy.
Đó có thể là một bài PR trên các trang báo uy tín, review của khách hàng trước đó, lời khuyên của các chuyên gia trong ngành hoặc KOL hoặc một lời cam kết của thương hiệu,…
Xem thêm: Cách tăng tỷ lệ chuyển đổi cho website
Giữ chân khách hàng (Retaining Customers)
Trên thực tế, rất nhiều khách hàng cho rằng dịch vụ chăm sóc khách hàng mới là yếu tố then chốt quyết định lòng trung thành của họ với một thương hiệu. Vì thế, nếu các doanh nghiệp muốn giữ được chân khách hàng cũ thì cần cung cấp nhiều chính sách dịch vụ hậu mãi.
Đồng thời, tối ưu hóa dịch vụ chăm sóc khách hàng để người dùng cảm thấy được quan tâm, trong đó các chương trình khách hàng thân thiết cũng được xem là một cách hiệu quả để giữ chân khách. Và đừng quên tìm cách đơn giản hóa các thủ tục rườm rà khi thanh toán.
Làm hài lòng khách hàng (Delighting Customers)
Giai đoạn cuối cùng trong Relationship Marketing chính là làm hài lòng khách hàng. Doanh nghiệp, công ty nên thể hiện sự trân trọng đến các khách hàng thông qua những chương trình giảm giá, miễn phí giao hàng,…
Hoặc cũng có thể tạo sự bất ngờ cho khách hàng bằng cách tặng họ phiếu mua hàng, voucher giảm giá vào ngày sinh nhật để họ cảm thấy mình đặc biệt hơn. Đó là một cách hay để vừa tạo niềm vui, vừa khuyến khích khách hàng tiếp tục mua hàng của bạn.
Trên đây là một số chia sẻ về
Relationship Marketing là gì. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn, nhất là những bạn đang làm việc trong lĩnh vực marketing. Chúc các bạn thành công và hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo.