Ở thời đại công nghệ số phát triển, kèm theo đó là thế giới vừa trải qua đại dịch Covid-19 nên hình thức bán hàng online trở nên phổ biến và mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, hình thức bán hàng này lại có khá nhiều nhược điểm và rủi ro mà mọi người nên lưu ý. Cùng
Mona Media tìm hiểu một số
rủi ro, khó khăn khi bán hàng online mà các chủ kinh doanh sẽ phải đối mặt trong bài viết này nhé!
1. Rủi ro bị đối thủ cạnh tranh cướp khách hàng
Đây có thể được xem là rủi ro lớn nhất khiến cho thương hiệu của bạn trở nên mờ nhạt hơn và mất khách hàng tiềm năng. Nhưng việc này lại xảy ra nhiều như “chuyện thường ngày như ở huyện” khiến nhiều chủ shop online luôn trong trạng thái “nhức đầu”. Bằng nhiều cách khác nhau, đối thủ của bạn sẽ cướp dữ liệu khách hàng của bạn, gây ảnh hưởng không ít thì nhiều đến việc bán hàng của bạn.
Dữ liệu khách hàng đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định việc
kinh doanh online của bạn hiệu quả hay không. Thông tin khách hàng giúp bạn đem lại lợi nhuận cao, hơn nữa còn giúp bạn tìm kiếm được nhiều khách hàng tiềm năng. Thế nên khi bị cướp khách hàng, bên cạnh việc đối thủ được lợi, mà bằng một cách nào đó khách hàng sẽ cảm thấy shop của bạn làm ăn không uy tín nếu gặp phải đối thủ xấu tính “nói xấu” bạn với khách hàng.
Nhiều người không để ý cho đến khi họ vô tình trở thành “nạn nhân”.
Ví dụ bạn bán son chính hãng qua Facebook. Bạn chốt đơn cho khách bằng việc khách hàng “comment” số điện thoại.
Đây là cơ hội cho đối thủ có thể mạo danh shop của bạn để bán hàng kém chất lượng cho khách. Lúc đó bạn vừa mất uy tín, vừa mang tín bán hàng giả, mất nhiều đơn hàng về sau. Nếu kéo dài có thể khiến việc bán hàng của bạn phải đối mặt với thua lỗ, phá sản.
2. Rủi ro gặp shipper thiếu chuyên nghiệp
Shipper thiếu chuyên nghiệp hoặc không trung thực hoàn toàn có thể xảy ra. Khách hàng dễ cảm thấy khó chịu nếu shipper mặt lúc nào cũng cau có hoặc hay có thái độ không tốt với khách. Hoặc có thể shipper giao hàng chậm trễ, không cẩn thận trong khâu vận chuyển… Những điều này dễ khiến cho khách hàng không hài lòng và đó có thể ảnh hưởng, tổn thất không nhỏ.
Ví dụ bạn đặt bánh kem sinh nhật vào 7 giờ tối và đã nhắc nhở shipper giao hàng cẩn thận để bánh không bị méo mó và hỏng hóc. Nhưng khi shipper giao hàng đến thì khách hàng phản ánh là shipper giao trễ hẹn 30 phút, bánh kem bị xô lệch và bị méo mó. Điều này không chỉ khiến khách hàng khó chịu mà còn khiến bạn mất uỵ tín.
3. Rủi ro khách bom hàng
Bán hàng online thì việc bị khách hàng “bỏ bom” không còn là điều mới mẻ. Thậm chí nó còn xảy ra nhiều như “cơm bữa”. Nhiều trường hợp dù họ đã cam kết nhận hàng và trả COD khi hàng được chuyển đến. Tuy nhiên khi shipper gọi giao hàng thì lại cố tình không nhận hay thậm chí không thèm nghe máy.
Hoặc có trường hợp khách hàng nghe máy nhưng báo có việc đột xuất không muốn nhận hàng và cũng không hoàn trả tiền ship. Lúc này bạn vừa không bán được hàng vừa mất cả tiền ship 2 chiều cả lượt đi và về.
Đặc biệt đối với mặt hàng là đồ ăn online có hạn sử dụng thì việc này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc kinh doanh của bạn. Nếu chẳng may gặp phải trường hợp này, bạn phải cầu cứu mọi người mua với giá rẻ hoặc tự tiêu thụ nó. Kéo dài tình trạng này thì việc kinh doanh của bạn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Xây dựng nhận thức thương hiệu trong tâm trí khách hàng là một quá trình dài và cần được đầu tư và xây dựng kỹ lưỡng. Doanh nghiệp bán hàng online, vì dễ bị thu hút bởi doanh số và lợi nhuận hấp dẫn, đây là một cạm bẫy với đa số những thương hiệu chưa xác định rõ về mục tiêu của mình. Những thương hiệu lớn mạnh thường sẽ hiểu được điều này nên họ tập trung rất nhiều vào việc xây dựng nhận thức, định vị thương hiệu một cách nhất quán và rõ ràng, rồi sau đó mới dùng tới các chiến thuật marketing để chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng của mình.
Việc tập trung quá vào bán hàng online, tiếp cận với khách hàng bằng nhiều cách như các chương trình giảm giá, kích cầu và các chiến thuật marketing liên tục sẽ vô tình làm khách hàng nhận thức thương hiệu là nhà bán lẻ. Hơn nữa, việc làm dụng như vậy sẽ khiến cho khách hàng không xác định được định vị thương hiệu khác biệt. Vì rõ ràng họ thấy rằng ai cũng có thể giảm giá, bán hàng và đều tâng bốc chất lượng sản phẩm của mình như nhau.
5. Vấn đề về vốn
Vốn chính là vấn đề cần quan tâm bậc nhất trước khi bắt tay vào kinh doanh bất kỳ thứ gì. Nếu vốn ít thì chắc chắn là việc kinh doanh của bạn sẽ gặp khó khăn hơn. Vì nếu có vốn cao thì khả năng bạn có thể cạnh tranh và tiếp cận khách hàng sẽ cao hơn so với đối thủ. Nhập với số lượng lớn thì bạn sẽ được mua với giá sỉ, nó giúp bạn tiết kiệm hơn nhiều so với nhập giá lẻ. Vốn ngoài việc nhập hàng, thì bạn còn phải chi vào việc quảng cáo sản phẩm, mà chi phí này lại không rẻ chút nào nếu bạn thực sự muốn nhiều khách hàng biết đến bạn.
6. Cạnh tranh về mặt giá cả
Càng ngày khách hàng trở nên thông minh hơn trong việc tra cứu thông tin cho việc mua sắm. Họ có thể tìm kiếm giá cả, tham khảo các đánh giá của những người đã từng mua sản phẩm từ shop bạn và cả từ đối thủ để so sánh. Nếu đối thủ của bạn bán cùng mặt hàng sản phẩm với một mức giá cạnh tranh hơn, hay có nhiều đánh giá tốt hơn từ khách hàng cũ về giá và chất lượng thì rõ ràng dưới cái nhìn của người mua, đối thủ có vẻ đáng tin cậy hơn là bạn.
7. Thu hút và giữ chân khách hàng
Như đã đề cập, sở dĩ khách hàng đang có nhiều sự lựa chọn và am hiểu, khó tính hơn trong việc lựa chọn các mặt hàng sản phẩm, dịch vụ nên khi bán hàng online, bạn cần có một quá trình trước, trong và sau khi bán để thu hút và giữ chân khách hàng. Bất kỳ shop nào cũng phải đau đầu để tạo ấn tượng với khách hàng. Việc xây dựng được nét độc đáo và riêng biệt thì bạn phải có được sản phẩm nổi bật, từ khâu tư vấn đến giao hàng,
chăm sóc khách hàng chu đáo. Tất cả yếu tố đo phải tạo được ấn tượng tốt thì mới có thể tăng cao phần trăm giữ chân được khách hàng.
Tham khảo: Cách xây dựng lòng trung thành của khách hàng
Giải pháp chung giúp hạn chế rủi ro khi bán hàng online
Vừa rồi là một vài rủi ro phổ biến mà hầu như bất kể một người chọn mô hình kinh doanh online đều phải đối mặt. Vậy nên, để hạn chế được những rủi ro trên thì việc đầu tiên là xác định và dự đoán những rủi ro có khả năng xảy ra cao nhất và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên trước. Tiếp theo, dựa vào thứ tự ưu tiên đã được bạn liệt kê, hãy chuẩn bị những giải pháp khắc phục cho từng vấn đề nhiều nhất có thể (plan A, plan B, plan C…). Việc làm này sẽ giúp bạn chuẩn bị tinh thần đương đầu với rủi ro đó, ngay cả khi nó thực sự xảy ra và dù vấn đề đang đe doạ công việc kinh doanh của bạn, bạn vẫn có đủ “sự tự tin và sẵn sàng” vì bạn đã có những “backup” dự phòng trước đó rồi. Việc bạn làm chỉ là áp dụng chúng thôi. Khi có càng nhiều giải pháp đã được lên kế hoạch kĩ càng và chi tiết, thì bạn càng có nhiều khả năng xử lý thành công vấn đề hơn.
Đó là một số những rủi ro và
khó khăn khi bán hàng online mà bất kỳ shop kinh doanh trực tuyến nào cũng sẽ phải đối mặt. Hiểu rõ được những vấn đề này để bạn có thể chuẩn bị trước cho mình những giải pháp trước khi nó thực sự xảy ra nhằm giảm thiểu tối đa kết quả không mong muốn.
Có thể bạn quan tâm: