Trước khi bắt tay vào việc kinh doanh ở bất kỳ lĩnh vực nào thì việc đầu tiên doanh nghiệp luôn cần phải làm chính là tìm hiểu và nắm được
nhu cầu thị trường đối với sản phẩm/ dịch vụ đó. Từ đó có thể xây dựng được những chiến lược sản phẩm một cách chính xác và phù hợp.
Thế nhưng việc
xác định nhu cầu của thị trường không hề đơn giản một chút nào, nó đòi hỏi các nhà lãnh đạo am hiểm về những cấp độ của nhu cầu và phương pháp tốt nhằm nghiên cứu nhu cầu thị trường. Nhằm giúp doanh nghiệp có thể giải quyết được công việc này dễ dàng hơn,
Mona Media sẽ cung cấp một số kiến thức liên quan đến khái niệm nhu cầu thị trường trong bài viết này. Cùng Mona Media tham khảo nhé!
Khái niệm nhu cầu thị trường là gì?
Nhu cầu thị trường (Market Demand) được hiểu là các nhu cầu, mong muốn của khách hàng với sản phẩm hay dịch vụ nào đó trên thị trường. Dựa theo phân tích của các chuyên gia, nhu cầu thị trường thường có 3 cấp độ: Cần (Need), Muốn (Want) và Nhu cầu (Demand) mà trong đó là:
- Cần (Need): Là các nhu cầu thuộc phần tự nhiên của con người có sẵn mà không cần phải do một ai tạo ra. Có thể hiểu đây là những cảm giác thiếu thốn và mong muốn được sử dụng sản phẩm/ dịch vụ để đáp ứng nhu cầu khách hàng.
- Mong muốn (Want): Cấp độ này khác với cấp độ Cần. Mong muốn ở đây là cách cụ thể hoá nhu cầu tự nhiên của con người bằng sản phẩm/ dịch vụ cụ thể nào đó. Cấp độ này sẽ bị các yếu tố như văn hoá, môi trường hay tính cách cá nhân tác động mạnh mẽ.
- Nhu cầu (Demand): Là các mong muốn của khách hàng với sản phẩm/ dịch vụ nào đó trên thị trường, có khả năng chi trả để được sở hữu nó. Nhu cầu này thường sẽ bị kinh tế chi phối.
Tham khảo thêm: Thị trường là gì? Hình thái và chức năng của thị trường
Quy trình dự báo nhu cầu thị trường hiện nay
Dự báo nhu cầu thị trường được xem là một trong những giai đoạn cực kỳ quan trọng đối với doanh nghiệm nhằm xác định chiến lược kinh doanh hay marketing của mình. Dựa vào nhận định của các chuyên gia, quy trình dự báo nhu cầu thị trường thường sẽ có 4 bước như sau:
Bước 1: Xác định thị trường tiềm năng
Trước tiên, doanh nghiệp cần xác định được thị trường nào sẽ là
thị trường tiềm năng cho sản phẩm/ dịch vụ của mình, một thị trường “hoàn hảo” cần đủ rộng để có thể bao quát toàn bộ người tiêu dùng bên trong. Doanh nghiệp khi xác định thị trường cần phải chú ý đến những sản phẩm thay thế sở dĩ nhu cầu về sản phẩm của khách hàng sẽ luôn thay đổi, thường bị tác động bởi yếu tố giá cả và các tác động xã hội.
Nhằm xác định thị trường nào sẽ là thị trường tiềm năng một cách dễ dàng, doanh nghiệp cần dùng các phương pháp phân tích thị trường mục tiêu và thị trường tiềm năng đây là bước đầu cũng là bước rất quan trọng khi bạn xác định
Market Demand để xâm nhập thị trường.
Tham khảo bài viết liên quan: Chi tiết 8 bước giúp chiến lược thâm nhập thị trường thành công
Bước 2: Phân chia tổng nhu cầu vào các thành phần chính của nó
Ở bước tiếp theo này, doanh nghiệp cần
phân chia tổng nhu cầu của thị trường vào những thành phần chính của nó nhằm mục đích xem xét, đánh giá cũng như đưa ra các phán đoán về các phân khúc thay thế.
Bước 3: Phán đoán các yếu tố tác động đến nhu cầu thị trường
Khi đã có các số liệu thống kê liên quan đến Market Demand, đây là lúc các nhà quản trị doanh nghiệp cần phải đưa ra nhận định, phán đoán của mình về những nguyên nhân gây ra các sự thay đổi về nhu cầu trong quá khứ.
Bước 4: Phân tích độ nhạy
Ở một số trường hợp, việc giả định nhu cầu thị trường sẽ ảnh hưởng bởi những biến số về kinh tế vĩ mô và sự phát triển của thị trường, đôi lúc sẽ cho ra kết quả không chính xác, dễ dẫn đến hiểu lầm. Thế nên, việc phân tích độ nhạy sẽ mang đến một cái nhìn sâu sắc, chính xác hơn thông qua cách thay đổi những giả định cũng như định lượng về sự tác động của chúng đối với nhu cầu của thị trường.
Các phương pháp nghiên cứu nhu cầu thị trường
Sau đây sẽ là một số phương pháp giúp doanh nghiệp nghiên cứu nhu cầu thị trường hiệu quả đã được nhiều chuyên gia nhận định là phù hợp với nhiều lĩnh vực ngành nghề hiện nay.
Quan sát hành vi người tiêu dùng
Khách hàng sẽ là người trực tiếp sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp, chính vì vậy đây sẽ là những người đưa ra ý kiến khách quan, chính xác nhất về những khó khăn cũng như nhược điểm mà họ gặp phải khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ của công ty. Việc quan sát được hành vi mua sắm của người tiêu dùng sẽ giúp cho chúng ta nắm bắt tâm lý cũng như nhu cầu mà khách hàng quan tâm một cách dễ dàng hơn.
Phương pháp này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc quyết định mua sản phẩm và có tính ảnh hưởng đến những chiến lược marketing hay bán hàng của doanh nghiệp.
Tham khảo thêm: Hành vi khách hàng là gì? Các bước nghiên cứu hành vi khách hàng
Thử nghiệm các sản phẩm mẫu
Một trong những phương pháp giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng nắm bắt được nhu cầu của thị trường, phản ứng khách hàng đối với sản phẩm của công ty, chính là
dùng các sản phẩm mẫu trưng bày cho khách hàng
trải nghiệm thử. Sau khi quan sát và theo dõi thái độ, cử chỉ của khách hàng, doanh nghiệp sẽ biết được là nên chọn chiến lược giá và marketing nào, và sử dụng chúng sao cho phù hợp với nhu cầu mà thị trường đang quan tâm.
Mở cuộc khảo sát
Nhằm hiểu rõ nhu cầu thị trường, doanh nghiệp có thể thực hiện một số cuộc khảo sát để thăm dò ý kiến, phản hồi từ phía khách hàng để xem mức độ hài lòng của họ đối với sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp đang là như thế nào. Các cuộc khảo sát có thể được triển khai thông qua các kênh như email, điện thoại, điều tra trực tiếp…
Triển khai các nhóm trọng điểm
Doanh nghiệp có thể triển khai các nhóm trọng điểm nhằm thảo luận về chất lượng, tính năng của sản phẩm cũng như dịch vụ để giúp doanh nghiệp đưa ra được các nghiên cứu, nhu cầu thị trường một cách chính xác hơn bên cạnh việc khảo sát các nhu cầu của khách hàng trên thị trường.
Việc xác định nhu cầu thị trường chính là một cơ hội mà doanh nghiệp nắm bắt được rõ ràng nhất những nhu cầu và mong muốn của khách hàng đối với sản phẩm/ dịch vụ doanh nghiệp, rồi từ đó xây dựng các chiến lược bán hàng tối ưu nhất.
Thông qua bài viết trên,
Mona Media mong rằng bạn đọc đã phần nào hiểu rõ được về khái niệm cũng như quy trình triển khai và các phương án nghiên cứu nhu cầu thị trường một cách hiệu quả. Mona chúc bạn thành công!