Nếu như bạn đang muốn tìm được lượng khách hàng lớn với chi phí tiếp cận thấp thì Mass Marketing sẽ là một giải pháp phù hợp dành cho bạn. Vậy
Mass Marketing là gì? Và Mass Marketing được ứng dụng trong thực tế như thế nào? Hãy cùng
Mona Media tìm hiểu về tiếp thị đại chúng thông qua bài viết dưới đây.
Mass Marketing là gì?
Khái niệm về Mass Marketing
Mass Marketing hay còn được gọi là tiếp thị đại chúng, là chiến lược tiếp thị nhằm thu hút toàn bộ thị trường thay vì một nhóm mục tiêu nhất định. Theo đó, các sản phẩm hay dịch vụ phổ biến mà mọi đối tượng trong xã hội đều cần sẽ rất phù hợp với phương án này ví dụ như xà phòng, chất tẩy rửa,…
Thông thường, khi áp dụng phương án marketing này, doanh nghiệp sẽ sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng để có thể tiếp cận nhiều đối tượng nhất. Thông qua đó, họ có thể cung cấp các sản phẩm do mình sản xuất đến tất cả các
phân khúc khách hàng.
Lịch sử hình thành của Mass Marketing
Năm 1920, lần đầu tiên khái niệm về Mass Marketing được ra đời. Khi đó, phương tiện truyền thông được áp dụng cho chiến lược này chỉ là radio. Tuy nhiên, cũng có khá nhiều doanh nghiệp thành công khi ứng dụng phương thức tiếp thị đại chúng.
Từ đây, phong trào tiếp thị đại chúng đã nhanh chóng trở nên phổ biến và đặc biệt phát triển mạnh nhất vào những năm 40 và 50. Đến đầu thế kỷ XX, Mass Marketing tiếp tục được các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng sử dụng để quảng bá sản phẩm và họ đã rất thành công khi tạo ra thị trường cực kỳ lớn.
Đến nay, khi công nghệ số đang phát triển mạnh mẽ và dần thay thế có các phương tiện truyền thống như truyền hình, đài, báo… thì chiến lược Mass Marketing lại được ứng dụng trên các nền tảng truyền thông trực tuyến để các doanh nghiệp
tiếp cận với đối tượng khách hàng của mình.
Ưu và nhược điểm của Mass Marketing
Ưu điểm
- Số lượng khách hàng mục tiêu rất lớn: Mass Marketing là chiến lược thu hút toàn bộ thị trường nên sẽ tập trung vào doanh số cùng với giá sản phẩm rẻ. Vậy nên đối tượng hay nói cách khác là khách hàng mục tiêu của chiến dịch này rất rộng.
- Chi phí thấp: Khi sử dụng chiến lược tiếp thị đại chúng, các doanh nghiệp sẽ tiếp cận được mọi đối tượng khách hàng,vì vậy khoản chi tiếp xúc trên mỗi đơn vị cũng sẽ ít hơn. Bên cạnh đó, chi phí dành cho việc quảng cáo cũng thấp hơn rất nhiều so với tiếp thị ngách.
- Phạm vị quảng cáo sản phẩm ở quy mô lớn: Phương tiện truyền thông được sử dụng cho chiến lược này đều là những phương tiện thông tin đại chúng phổ biến nhất hiện nay, nên phạm vi quảng cáo sản phẩm hàng hóa luôn ở quy mô lớn. Thông qua đó, người tiêu dùng có thể dễ dàng nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng.
- Khả năng tương tác và góp ý chính xác: Mass Marketing có mục đích chính là sự tác động qua lại giữa doanh nghiệp và khách hàng mục tiêu. Marketer thực hiện chiến lược này thường dùng các giải pháp quảng bá sản phẩm và các công cụ Marketing sao cho người tiêu dùng thấy sản phẩm có sự khác biệt (tuy nhiên thực tế lại không có nhiều độ lệch).
Nhược điểm
- Khả năng thích ứng thấp: Nhược điểm của Mass Marketing là sẽ khiến các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thay đổi sản phẩm theo thị hiếu hoặc yêu cầu riêng của từng nhóm người tiêu dùng.
- Tỷ suất lợi nhuận thấp: Thông thường, các công ty sẽ đưa ra mức giá thành rẻ cho sản phẩm của mình để thu hút khách hàng. Cũng chính vì lý do này, thị trường hiện tại sẽ đánh giá rằng những sản phẩm này có giá trị thấp.
- Áp lực cạnh tranh cao: Tuy thị trường đại chúng có khả năng thu hút được nhiều khách hàng hơn nhưng điều này lại làm cho sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt.
Ngoài ra,
lòng trung thành của khách hàng đối với sản phẩm cũng khá thấp. Nếu như một sản phẩm nào đó chỉ có mức giá rẻ, nhưng lại không sở hữu những đặc điểm nổi bật so với các đối thủ khác thì sẽ không thể giữ chân được khách hàng lâu, họ sẽ nhanh chóng tìm đến sản phẩm khác ưu việt hơn.
Ứng dụng Mass Marketing trong thực tế như thế nào?
Như đã nói, Mass Marketing được sử dụng với mục đích là tiếp cận và thu hút càng nhiều khách hàng càng tốt. Bên cạnh đó, chiến lượng này cũng làm tăng thêm độ nhận diện cho doanh nghiệp thông qua hình ảnh sản phẩm hoặc thương hiệu.
Có thể thấy trong thực tế, Mass Marketing được ứng dụng rất rộng rãi, nhất là trong ngành hàng tiêu dùng, nhu yếu phẩm như thuốc men, thực phẩm, giấy vệ sinh, kem đánh răng, nước giải khát, phương tiện đi lại,…
Ngoài ra, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, pháp luật cũng đã áp dụng phương pháp marketing đại trà này rất nhiều.
Phương tiện để thực hiện Mass Marketing
Vì chiến dịch tiếp thị đại chúng hướng đến toàn bộ thị trường vậy nên để đạt được thành công thì việc quảng cáo phải được thực hiện với nhiều phương tiện truyền thông trực tuyến hoặc ngoại tuyến khác nhau. Một số phương tiện truyền thống phổ biến nhất có thể kể đến như truyền thông xã hội, truyền thanh, truyền hình, báo chí, tạp chí,
thư điện tử quảng cáo,…
Cụ thể, với hình thức trực tuyến, các doanh nghiệp sẽ sản xuất video và đặt quảng cáo trên truyền hình hoặc chạy quảng cáo trên youtube, facebook và các trang web có lượng truy cập cao vào các giờ cao điểm. Còn đối với hình thức ngoại tuyến thì họ có thể mua các bảng quảng cáo lớn nhỏ và đặt tại những khu vực đông đúc để thu hút khách hàng.
Một ví dụ điển hình về công ty McDonald’s, họ đã sử dụng rất nhiều phương tiện truyền thông để quảng cáo cho sản phẩm đồ ăn nhanh của mình ở khắp mọi nơi như poster dán trên xe buýt, biển quảng cáo ngoài trời hay quảng cáo trên tivi và cả đài phát thanh. Đặc biệt, công ty này đã sử dụng chiến lược này trong rất nhiều năm. Nhờ đó họ tiếp cận được số lượng khách hàng cực kỳ lớn và trở thành một trong những công ty hàng đầu trong ngành công nghiệp thức ăn nhanh của thế giới.
Các chiến lược Mass Marketing phổ biến
Thâm nhập thị trường
Chiến lược đầu tiên là phải thâm nhập thị trường nhằm tiếp cận nguồn khách hàng mục tiêu. Doanh nghiệp có thể triển khai chiến lược này bằng 3 cách sau:
- Thu hút để khiến khách hàng phải mua sản phẩm nhiều hơn.
- Biến khách hàng của các đối thủ thành khách hàng của mình.
- Quan tâm đến những người thuộc nhóm khách hàng hiện tại nhưng tâm lý của họ vẫn còn đang dao động.
Mở rộng thị trường
Khi nhận thấy thị trường hiện tại đã bị bão hòa thì việc mở rộng thị trường là điều thiết yếu. Các doanh nghiệp bắt buộc phải tìm được thị trường mới để gia nhập và tìm kiếm thêm nguồn khách hàng cho sản phẩm của mình.
Đây cũng là một chiến lược được nhiều doanh nghiệp nổi tiếng ở trong nước và ngoài nước áp dụng. Có thể lấy ví dụ như tập đoàn Samsung đã tìm những thị trường mới tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam để mở rộng thị trường cho mình.
Phát triển sản phẩm
Bên cạnh việc mở rộng thị trường, các doanh nghiệp cũng cần phải xây dựng các phương án phát triển sản phẩm nhằm mục đích nâng cao chất lượng cũng như đa dạng hóa tính năng cho những sản phẩm đó.
Để thực hiện được chiến lược thì bộ phận phát triển sản phẩm của các doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng. Một số công ty nước ngoài đang triển khai tốt chiến lược này là Coca Cola và Pepsi còn ở Việt Nam có thể kế đến như Milo, Ovaltine,…
Đa dạng hoá sản phẩm
Đa dạng hoá sản phẩm trong tiếp thị đại chúng của doanh nghiệp là việc phát triển thêm nhiều sản phẩm mới ở các thị trường mới. Chiến lược này thường được thực hiện khi doanh nghiệp nhận thấy các cơ hội tiềm năng và phù hợp với mình ở bên ngoài thị trường hiện tại mà họ đang hoạt động.
Có thể nói mỗi chiến lược trong hoạt động marketing đều sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Vậy nên khi muốn áp dụng bất kì một chiến lược nào cũng cần phải nghiên cứu kỹ về đặc điểm và cách thức triển khai để xem xét về tính phù hợp với ngành nghề, sản phẩm hay dịch vụ của mình.
Trên đây là những chia sẻ về
chiến lược Mass Marketing. Hy vọng những thông tin hữu này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chiến lược này để từ đó có những phương án phù hợp giúp doanh nghiệp đạt được thành công trong hoạt động kinh doanh.