Hiện nay, xu hướng toàn cầu hóa AI (công nghệ trí tuệ nhân tạo) được áp dụng trên nhiều ngành nghề và lĩnh vực giáo dục cũng không phải là ngoại lệ. Điều này được hiện rõ nhất là việc tích hợp AI nhằm tạo ra ngân hàng đề thi tự động trong phần mềm. Nhưng liệu cách làm này có thực sự tiện ích hay đem lại rủi ro? Vì sao không nên tạo đề thi tự động? Theo dõi ngay bài viết sau, MONA sẽ chia sẻ câu trả lời chi tiết đến bạn đọc!
Khả năng tùy chỉnh đề thi hạn chế
Để xây dựng được bộ đề kiểm tra đánh giá được chất lượng học của học viên, các trung tâm thường phải xét đến các yếu tố như:
- Nội dung chương trình học.
- Trình độ học viên của mỗi khóa học, mỗi lớp.
- Cập nhật những thay đổi về trọng tâm kiến thức.
- Cấu trúc đề theo chương trình giảng dạy của Bộ giáo dục nói chung,…
Tất cả những điều này đều cần có sự thống kê, đo lường tỉ mỉ và cập nhật thông tin kịp thời, nhằm soạn ra được những bộ đề có cấu trúc và được phân bổ nội dung hợp lý nhất.
Tuy nhiên, hầu hết
các phần mềm tạo đề thi tự động chưa thể đáp ứng được tất cả các tiêu chí này. Hoặc có thể đáp ứng nhưng phải thường xuyên cập nhật, chỉnh sửa các tiêu chí và nội dung ra đề thi cũng rất phức tạp, tiêu tốn thời gian và rất nhiều chi phí.
Ngoài ra, số lượng đề thi tự động quá nhiều cũng là một thách thức lớn cho các trung tâm giáo dục trong việc rà soát và kiểm tra về chất lượng của đề thi.
Chưa thể tương thích với mọi loại đề kiểm tra
Bên cạnh việc tạo ra đề thi nhanh chóng thì với những đề thi đòi hỏi các kỹ năng (như Nghe, Nói, Viết,..), các yếu tố đánh giá đặc biệt như tính sáng tạo, hay đòi hỏi những câu tự luận có liên quan nhiều tới bối cảnh,… thì các đề thi được tạo ra từ phần mềm tạo đề thi tự động gần như là không thể đáp ứng được những yếu tố này.
Các vấn đề về hệ thống
Các quá trình tạo đề thi tự động được thực hiện thông qua việc sử dụng ngôn ngữ lập trình và các công cụ hỗ trợ. Trong quá trình vận hành và xử lý các dữ liệu thuật toán, nhất là khi dữ liệu thông tin quá nhiều, thì các vấn đề trục trặc về kỹ thuật là gần như không thể tránh khỏi.
Bên cạnh đó, quá trình xử lý và tính toán quá nhiều thuật toán này cũng có thể gây ảnh hưởng đến hiệu suất hệ thống của phần mềm quản lý.
Với 3 lý do được nêu trên có thể thấy, việc tạo đề kiểm tra tự động sẽ không phải là giải pháp hoàn hảo. Do đó, MONA khuyên các đơn vị kinh doanh giáo dục nên tìm hiểu và lựa chọn sử dụng phần mềm trộn đề chi chất lượng. Nếu doanh nghiệp bạn chưa biết nên lựa chọn ứng dụng hỗ trợ nào thì hãy tìm hiều phần mềm MONA EduCenter!
Các ưu điểm khi dùng phần mềm trộn đề thi MONA EduCenter đó là:
- Cho phép tạo và lưu trữ ngân hàng đề thi trắc nghiệm online.
- Giáo viên/ Admin được tùy chỉnh đăng các câu hỏi lên hệ thống (cho phép tải hình ảnh và ghi âm).
- Hệ thống chấm điểm tự động và chính xác các câu hỏi trắc nghiệm trực tuyến.
- Các bài kiểm tra tự luận, giáo viên sẽ trực tiếp chấm điểm trên hệ thông để đảm bảo minh bạch.
Và còn nhiều tính năng hữu ích khác, LIÊN HỆ NGAY với MONA thông qua Hotline: 1900 636 648 hoặc Email: info@themona.global để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ nhé! |
Có thể thấy, tuy được quảng bá rầm rộ về nhiều ích lợi nổi bật, nhưng các đề thi tự động vẫn còn rất nhiều hạn chế và chưa thể đảm bảo được chất lượng, đó là
lý do tại sao các trung tâm không nên tạo đề thi tự động. Hy vọng những thông tin được MONA chia sẻ trên đây sẽ cung cấp đến bạn nhiều kiến thức cần thiết!