Doanh số là gì? Thông thường thì các doanh nghiệp sẽ dựa vào thông số này để phản ánh về mức độ tài chính tại một thời điểm nhất định. Nhưng hiện tại, còn nhiều người vẫn chưa hiểu rõ được thế nào là doanh số cũng như bị nhầm lẫn về khái niệm doanh thu và doanh số là gì. Nếu bạn đang vẫn còn nhiều thắc mắc về vấn đề này thì
Mona Media sẽ giải thích chi tiết cho bạn thông qua bài viết này!
Khái niệm về doanh số và doanh thu
Doanh số là gì?
Doanh số là gì? Doanh số là số lượng sản phẩm đầu ra mà một doanh nghiệp đã bán được trong một kỳ, có thể là một tháng, một quý hoặc cả năm. Doanh số bán hàng đại diện cho tổng giá trị tiền thu được từ các giao dịch bán hàng trong thời kỳ đó.
Doanh số bán hàng bao gồm cả lợi nhuận đã thu và lợi nhuận chưa thu. Nó có thể bao gồm cả doanh thu từ việc bán hàng và các khoản thu nhập khác. Tuy nhiên, doanh số bán hàng không hoàn toàn phụ thuộc vào doanh thu, mà phụ thuộc vào số lượng sản phẩm đã bán được và giá trị của chúng.
->Xem thêm:
Chiến lược giá là gì? Chọn chiến lược giá phù hợp cho doanh nghiệp
Doanh thu là gì?
Doanh thu, là tổng giá trị kinh tế mà một doanh nghiệp thu được từ hoạt động kinh doanh trong một khoảng thời gian cụ thể, sau khi loại trừ các khoản thuế. Doanh thu đóng góp vào sự phát triển của vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
Ví dụ doanh số bán hàng và doanh thu bán hàng
Để hiểu thêm về doanh số là gì thì sau đây Mona xin đưa ra cho bạn một ví dụ:
Mục tiêu 700 triệu đồng vào tháng 12 năm 2024 của Mona có thể được xem là mục tiêu doanh thu
Nếu mục tiêu là doanh thu, tổng số tiền thu được từ việc bán hàng trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2024 đến 30/12/2024 sẽ được tính vào doanh thu của tháng đó. Doanh thu này bao gồm cả số tiền đã được thu trong tháng hiện tại và số tiền thu về từ những giao dịch mua hàng hóa trước đó mà khách hàng chưa thanh toán.
Tuy nhiên, nếu mục tiêu là doanh số, bạn sẽ phải bán được tổng giá trị 700 triệu đồng trong khoảng thời gian từ ngày 1/12/2024 đến 30/12/2024. Trong trường hợp này, chỉ tính toán dựa trên số lượng hàng đã được bán ra, không bao gồm các chi phí đại lý, chi phí đầu tư và các yếu tố khác. Việc xác định liệu mục tiêu là doanh thu hay doanh số phụ thuộc vào cách chủ doanh nghiệp định nghĩa và đo lường thành tích kinh doanh của từng doanh nghiệp.
Cách tính doanh thu và doanh số là gì?
Vậy công thức tính doanh số là gì? Để có thể tính được doanh số của doanh nghiệp thì bạn sẽ áp dụng công thức ngay dưới đây:
- Doanh số = Đơn giá bán của một sản phẩm * sản lượng bán ra tại một thời điểm bất kỳ
Đối với doanh thu thì bạn sẽ sử dụng công thức như sau:
- Doanh thu = Tổng doanh số – Chi Phí
Trong đó, chi phí bao gồm phí giảm giá + vận chuyển hàng bị trả lại (do lỗi) + chiết khấu (khi mua số lượng lớn)
->Xem thêm:
Chi phí cơ hội là gì? Cách xác định chi phí cơ hội cho doanh nghiệp
Vậy doanh số có ảnh hưởng gì đối với doanh nghiệp
Doanh số là gì mà lại ảnh hưởng trực tiếp tới doanh nghiệp? Doanh số thực tế là một trong những yếu tố quan trọng, liên quan đến vấn đề phát triển của một doanh nghiệp. Ngoài ra còn đánh giá được độ hiệu quả của kế hoạch kinh doanh mà doanh nghiệp đang triển khai ở hiện tại. Doanh số không chỉ là số liệu quan trọng mà còn là mục tiêu để nhân viên nỗ lực làm việc. Khi doanh số bán hàng tăng cao sẽ tạo ra một nguồn lực tài chính ổn định và mạnh mẽ cho doanh nghiệp.
Đồng thời, doanh số bán hàng cũng cho phép doanh nghiệp và công ty xác định điểm mạnh và yếu của mình. Thông qua việc phân tích doanh số, các doanh nghiệp có thể tận dụng những điểm mạnh để phát triển và tìm cách khắc phục các điểm yếu.
Một số khác biệt giữa doanh số và doanh thu
Vậy sự khác nhau giữa doanh thu và doanh số là gì? Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Cách xác định:
- Đối với doanh số: Là thu nhập thuần từ việc kinh doanh, mua bán và chưa trừ các yếu tố về chi phí
- Đối với doanh thu: Là tổng hợp các lợi ích liên quan đến kinh tế đã được xác định trong kỳ kế toán. Bằng việc lấy doanh số và trừ đi tất cả chi phí thì sẽ ra lợi nhuận cuối cùng
Vai trò của doanh số và doanh thu đối với doanh nghiệp:
- Đối với doanh số: Đây là biểu hiện, minh chứng cho các chiến lược kinh doanh đã đạt được trong một thời gian nhất định
- Đối với doanh thu: Yếu tố này được xem là thước đo về mức độ lợi nhuận thu được của doanh nghiệp. Ngoài ra còn có thể đánh giá được các yếu tố nội bộ như là khả năng hiệu quả công việc của nhân viên, hiệu quả trong các khâu quản lý,…
Vị trí thể hiện trong báo cáo tài chính doanh nghiệp:
- Đối với doanh số: Thể hiện ở dòng đầu tiên
- Đối với doanh thu: Thể hiện ở dòng cuối cùng
->Xem thêm:
Modern Trade là gì? Ứng dụng của MT trong kinh doanh
Những ảnh hưởng khi không phân biệt được doanh thu và doanh số
Dưới đây là một số vấn đề có thể xảy ra nếu nhầm lẫn giữa hai khái niệm doanh thu và doanh số là gì, đó là:
- Rủi ro đánh giá sai lợi nhuận: Nếu công ty tập trung chỉ vào doanh số cao mà không tính toán các chi phí liên quan, có thể dẫn đến sự đánh giá sai lợi nhuận thực tế. Điều này có thể khiến công ty hiểu lầm rằng hoạt động kinh doanh đem lại lợi nhuận cao hơn thực tế và dẫn đến việc lập kế hoạch hoạt động không đáng tin cậy
- Đánh giá thiếu vai trò của kế toán cho doanh thu: Kế toán cho doanh thu là một phần quan trọng trong quá trình ghi nhận và báo cáo thông tin tài chính. Nhầm lẫn giữa doanh thu và doanh số có thể làm giảm sự chú ý đến quy trình kế toán và xác nhận doanh thu chính xác, gây ra sai sót trong báo cáo tài chính
- Không tính toán được dòng tiền: Doanh thu và doanh số là các chỉ số kinh doanh quan trọng, nhưng không cung cấp thông tin chi tiết về dòng tiền (sự di chuyển của tiền vào và ra khỏi doanh nghiệp). Để đảm bảo tính thanh khoản và khả năng thanh toán của công ty, cần đánh giá cẩn thận các yếu tố liên quan đến dòng tiền
- Quên khái niệm về tính thanh khoản: Chỉ tập trung vào doanh thu hoặc doanh số có thể làm mất khỏi tầm nhìn về tính thanh khoản của công ty. Tính thanh khoản quan trọng để đảm bảo khả năng thanh toán các nghĩa vụ tài chính và duy trì hoạt động kinh doanh bền vững
Những phương thức hỗ trợ việc tăng doanh số cho doanh nghiệp
Sau khi đã hiểu rõ được doanh số là gì thì ở phần nội dung cuối cùng, Mona sẽ hướng dẫn bạn thêm về 4 các phương thức hỗ trợ cho việc tăng doanh số cho doanh nghiệp
Sử dụng chiến lược chiết khấu hoặc giảm giá
Sử dụng chiến lược chiết khấu để tăng doanh số là gì? Chiết khấu là một chiến lược quan trọng trong
Marketing để tăng khả năng mua sắm của người tiêu dùng. Bằng cách giảm giá gốc của sản phẩm xuống với tỷ lệ phần trăm nhất định, doanh nghiệp tạo ra một động lực mạnh mẽ để khuyến khích khách hàng quyết định mua sắm. Cung cấp lợi ích ngắn hạn cho khách hàng, như tiết kiệm tiền và có cơ hội mua hàng với giá hấp dẫn. Đồng thời, nó cũng mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, như tăng doanh số bán hàng, tạo dư địa cạnh tranh và tăng cường quan hệ khách hàng.
Tuy vậy, việc sử dụng chiết khấu cần được quản lý cẩn thận để tránh các tác động tiêu cực, như làm giảm giá trị thương hiệu hoặc gây sự mong đợi về giá thấp liên tục từ khách hàng. Do đó, việc lựa chọn phạm vi và tỷ lệ chiết khấu phù hợp, cùng với việc xác định rõ mục tiêu và lợi ích dài hạn, là quan trọng để đảm bảo hiệu quả của chiến lược chiết khấu.
->Xem thêm:
Ma trận BCG là gì? Ưu và nhược điểm khi áp dụng BCG trong kinh doanh
Tổ chức một số Mini-game
Cách để tăng doanh số là gì? Bằng cách tổ chức các cuộc thi, cuộc chơi hoặc chương trình give-away, thương hiệu tạo ra một sự kích thích và thú vị cho khách hàng. Những giải thưởng giá trị và hấp dẫn như quà tặng, sản phẩm miễn phí, hoặc cơ hội trải nghiệm độc đáo thường thu hút sự quan tâm và tham gia của khách hàng. Hình thức này có nhiều lợi ích:
- Tạo ra sự tương tác và gắn kết giữa khách hàng và thương hiệu. Khách hàng sẽ thấy được sự quan tâm và trân trọng từ phía doanh nghiệp, tạo nền tảng cho mối quan hệ lâu dài
- Khi tổ chức các cuộc thi hoặc chương trình give-away giúp tăng cường nhận diện thương hiệu và tạo sự lan tỏa thông điệp quảng bá. Khách hàng tham gia sẽ chia sẻ và quảng bá về sự kiện đến bạn bè, người thân và mạng xã hội, tạo ra hiệu ứng lan truyền và tiếp cận với một đối tượng khách hàng mới
- Việc sử dụng cuộc thi, cuộc chơi hoặc chương trình give-away giúp tạo ra sự tăng trưởng doanh số hiệu quả. Bằng cách khuyến khích khách hàng mua hàng để tham gia hoặc đạt điều kiện nhận giải thưởng, thương hiệu có thể tăng cường việc tiêu thụ và tăng doanh số bán hàng trong thời gian ngắn
Bên cạnh đó, để đạt được hiệu quả tốt, việc lên kế hoạch và tổ chức cuộc thi hoặc chương trình give-away cần được thực hiện một cách cân nhắc và chuyên nghiệp. Cần xác định rõ mục tiêu, đối tượng khách hàng, cách thức tham gia và quy định rõ ràng để đảm bảo tính minh bạch và công bằng cho tất cả người tham gia.
Mở ra một số dịch vụ miễn phí dành cho khách hàng dùng thử
Cách để cung cấp dịch vụ miễn phí nhưng vẫn tăng doanh số là gì? Chiến lược cung cấp dịch vụ miễn phí cho khách hàng dùng thử trong một khoảng thời gian ngắn là một cách hiệu quả để thúc đẩy doanh số bán hàng. Bằng cách cho phép khách hàng trải nghiệm sản phẩm hoặc dịch vụ trong một thời gian ngắn thì thương hiệu tạo ra cơ hội cho khách hàng tiếp cận và trải nghiệm trực tiếp với sản phẩm. Điều này giúp xây dựng niềm tin và tạo ra sự tương tác tích cực giữa đôi bên.
Khi khách hàng đã có cơ hội sử dụng và trải nghiệm sản phẩm miễn phí, họ có thể có những ấn tượng tốt và nhận thấy giá trị thực của sản phẩm. Điều này tạo ra một cơ hội để thương hiệu giới thiệu các tính năng hấp dẫn hơn và các gói dịch vụ nâng cao có thể được khách hàng mua sau khi kết thúc thời gian dùng thử miễn phí.
Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt, việc cung cấp dịch vụ miễn phí và xây dựng các gói dịch vụ hấp dẫn sau đó cần được thực hiện một cách cân nhắc. Thương hiệu cần đảm bảo rằng dịch vụ miễn phí có giá trị thực và mang lại trải nghiệm tích cực cho khách hàng. Đồng thời, việc giới thiệu các tính năng và gói dịch vụ mới cần được thực hiện một cách rõ ràng và hấp dẫn để tạo sự kích thích và sự quan tâm của khách hàng.
Tăng mức độ khan hiếm của hàng hóa
Sử dụng chiến lược Marketing để tăng doanh số là gì? Tạo sự khan hiếm là một
chiến lược Marketing phổ biến để thúc đẩy doanh số bán hàng. Khi một doanh nghiệp thông báo về chương trình khuyến mãi giới hạn cho một số lượng khách hàng đầu tiên, nó tạo ra sự tò mò và mong muốn trong đám đông.
Việc giới hạn số lượng khách hàng như vậy tạo ra một tình huống khan hiếm, khiến người mua có ý thức về việc nhanh chóng tham gia và không bỏ lỡ cơ hội. Người tiêu dùng có xu hướng cảm thấy áp lực và lo ngại về việc bỏ lỡ các ưu đãi hấp dẫn hoặc sản phẩm giới hạn. Điều này có thể thúc đẩy họ nhanh chóng đến cửa hàng hoặc
Website của doanh nghiệp để mua hàng và tận hưởng ưu đãi.
Song đó, khi sử dụng chiến thuật tạo sự khan hiếm, doanh nghiệp cần đảm bảo tính minh bạch và trung thực. Thông tin về số lượng và thời gian khuyến mãi giới hạn cần được thông báo một cách rõ ràng và không gây hiểu lầm. Đồng thời, cần đảm bảo rằng ưu đãi và sản phẩm thực sự đáng giá để không gây thất vọng cho khách hàng.
Qua bài viết này,
Mona Media đã chia sẻ những thông tin vô cùng hữu ích liên quan đến chủ đề
doanh số là gì. Hy vọng bạn đã có thêm một số kiến thức mới để có thể áp dụng vào trong cuộc sống.
->Xem thêm:
Upsell là gì? Phân biệt up-selling và cross-sell trong bán hàng