13 Tháng Hai, 2025
Intrapreneurship là gì? Tại sao nên trải qua Intrapreneurship trước khi khởi nghiệp?
Khởi nghiệp luôn là giấc mơ của nhiều người, nhưng hành trình này cũng đi kèm với vô số thách thức như rủi ro tài chính, áp lực cạnh tranh và nỗi sợ bỏ lỡ cơ hội (FOMO) ngày càng lớn khi chứng kiến những câu chuyện thành công từ startup khác. Vậy, có cách nào để vừa theo đuổi đam mê kinh doanh, vừa giảm thiểu rủi ro và tận dụng nguồn lực sẵn có? Intrapreneurship – mô hình “khởi nghiệp trong nội bộ“chính là lựa chọn lý tưởng. Cùng MONA Media tìm hiểu lý do trước khi khởi nghiệp bạn nên trải qua Intrapreneurship là gì trong bài này nhé.
Intrapreneurship là gì?
Intrapreneurship hay còn gọi là mô hình khởi nghiệp nội bộ công ty, nơi mà nhân viên trong một doanh nghiệp có cơ hội phát triển và thực hiện các dự án sáng tạo như một nhà khởi nghiệp, nhưng trong chính công ty mà họ đang làm việc, đồng thời còn nhận được sự hỗ trợ và nguồn lực từ công ty. Những nhân viên này được gọi là intrapreneurs, đóng vai trò tiên phong trong việc tìm kiếm giải pháp mới hoặc cải tiến sản phẩm, dịch vụ hiện có. Đặc điểm nổi bật của Intrapreneurship gồm:
![Intrapreneurship là gì?](https://mona.media/wp-content/uploads/2025/02/intrapreneurship-la-gi.jpg)
- Tự do sáng tạo: Doanh nghiệp luôn khuyến khích Intrapreneurs đề xuất và phát triển ý tưởng mới, tương tự như một nhà khởi nghiệp độc lập.
- Giảm thiểu rủi ro: Không giống như khởi nghiệp độc lập, intrapreneurs không phải chịu áp lực tài chính hay rủi ro phá sản.
- Chia sẻ lợi nhuận: Một số doanh nghiệp có chính sách chia sẻ lợi nhuận từ dự án intrapreneurship với những người tham gia.
- Tối ưu hóa hoạt động doanh nghiệp: Intrapreneurs không chỉ tập trung phát triển sản phẩm mới mà còn cải thiện quy trình, văn hóa doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả hoạt động.
Những sản phẩm từ Intrapreneurship
Intrapreneurship thường phát triển mạnh mẽ trong các tập đoàn công nghệ lớn, nơi sự sáng tạo được đặt lên hàng đầu. Dưới đây là những sản phẩm nổi bật minh chứng cho sức mạnh của khái niệm Intrapreneurship:
![Những sản phẩm từ Intrapreneurship](https://mona.media/wp-content/uploads/2025/02/nhung-san-pham-tu-intrapreneurship.jpg)
- Macintosh: Một trong những case study nổi bật của mô hình Intrapreneurship là sản phẩm Macintosh, tiền thân của dòng máy tính Mac đình đám, được chính Steve Jobs gọi là intrapreneurs trong một bài phỏng vấn năm 1985. Sự thành công của Macintosh không chỉ đưa Apple lên đỉnh cao mà còn góp phần thúc đẩy mô hình Intrapreneurship phổ biến hơn trong giới doanh nghiệp.
- PlayStation: Máy chơi game PlayStation là kết quả từ tầm nhìn của Ken Kutaragi, một intrapreneur tài năng khi còn làm việc tại Sony. Ban đầu, dự án này được phát triển trong khuôn khổ hợp tác giữa Nintendo và Sony, nhưng sau khi hai công ty chấm dứt quan hệ, Ken đã dẫn dắt đội ngũ tiếp tục theo đuổi ý tưởng. Kết quả là sự ra đời của Sony PlayStation, hệ máy chơi game mang tính biểu tượng và tạo nên dấu ấn lớn trong ngành công nghiệp giải trí tương tác toàn cầu.
- Gmail: Tại Google, nhân viên được trao quyền sử dụng 20% thời gian làm việc để theo đuổi các ý tưởng sáng tạo cá nhân. Nhờ đó, Gmail – dịch vụ email phổ biến hàng đầu thế giới đã ra đời từ chính môi trường khuyến khích hình thức intrapreneurship.
Nguồn gốc xuất hiện thuật ngữ Intrapreneurship
Thuật ngữ Intrapreneurship lần đầu tiên được giới thiệu bởi doanh nhân người Mỹ Gifford Pinchot cùng vợ ông vào năm 1978. Trong cuốn sách của mình, họ đã đưa ra khái niệm Intra-Corporate Entrepreneurship, đề cập đến tinh thần khởi nghiệp ngay trong nội bộ các doanh nghiệp lớn.
![Nguồn gốc xuất hiện thuật ngữ Intrapreneurship](https://mona.media/wp-content/uploads/2025/02/nguon-goc-xuat-hien-thuat-ngu-intrapreneurship.jpg)
Gifford Pinchot nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khuyến khích nhân viên sáng tạo và phát triển ý tưởng mới mà không bị ràng buộc bởi những quy trình cứng nhắc. Đây là tiền đề cho sự ra đời của Intrapreneurship, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn lực nội bộ và thúc đẩy đổi mới mạnh mẽ hơn trong thời đại cạnh tranh không ngừng.
Vì sao Intrapreneurship ngày càng phổ biến?
Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh khốc liệt, đặc biệt đối với ngành công nghệ phát triển không ngừng, cùng những tập đoàn lớn mạnh như Amazon, Google, hay Netflix,…Việc khuyến khích nhân viên sáng tạo và thử nghiệm ý tưởng mới đã trở thành chiến lược quan trọng. Đây chính là môi trường lý tưởng cho hình thức Intrapreneurship phát triển.
Khi đại dịch COVID-19 bùng phát, yêu cầu cải tiến liên tục trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Doanh nghiệp cần những giải pháp sáng tạo từ chính nội bộ mình để duy trì hoạt động và thích nghi với những biến động khó lường.
![Vì sao Intrapreneurship ngày càng phổ biến?](https://mona.media/wp-content/uploads/2025/02/vi-sao-intrapreneurship-ngay-cang-pho-bien.jpg)
Hơn thế nữa, khái niệm Intrapreneurship ngày càng được ưa chuộng nhờ khả năng tối ưu nguồn nhân lực và liên kết chặt chẽ giữa thành quả sáng tạo của nhân viên với lợi ích của doanh nghiệp. Với những lợi ích vượt trội, Intrapreneurship đang dần trở thành yếu tố không thể thiếu trong chiến lược quản trị hiện đại của nhiều tổ chức.
Lợi ích của Intrapreneurship đối với hoạt động khởi nghiệp
Intrapreneurship không chỉ mang lại giá trị cho doanh nghiệp mà còn giúp các cá nhân tích lũy kinh nghiệm quý báu để chuẩn bị cho hành trình khởi nghiệp sau này. Hình thức này tạo nên một môi trường sáng tạo an toàn nhưng đầy thử thách, thúc đẩy sự đổi mới không ngừng từ tổ chức và nhân viên. Dưới đây là những lợi ích rõ rệt mà khái niệm Intrapreneurship mang lại:
![Lợi ích của Intrapreneurship đối với hoạt động khởi nghiệp](https://mona.media/wp-content/uploads/2025/02/loi-ich-cua-intrapreneurship-doi-voi-hoat-dong-khoi-nghiep.jpg)
Đối với tổ chức
- Thúc đẩy đổi mới và sáng tạo: Những tổ chức khuyến khích Intrapreneurship luôn trở thành điểm đến lý tưởng cho nhân sự sáng tạo, giúp công ty dẫn đầu xu thế và gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
- Tối ưu hóa nguồn lực nội bộ: Nhân viên được khuyến khích phát triển ý tưởng mới mà không cần tìm kiếm nguồn tài trợ bên ngoài. Điều này không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn gia tăng giá trị cho doanh nghiệp.
- Giảm thiểu rủi ro tụt hậu: Với sự phát triển không ngừng của thị trường, doanh nghiệp truyền thống dễ bị tụt hậu nếu thiếu đi tinh thần đổi mới. Intrapreneurship là giải pháp giúp tổ chức chấp nhận sự thay đổi, thúc đẩy tăng trưởng và tránh nguy cơ suy thoái.
Đối với người startup
- Hạn chế rủi ro tài chính: Tham gia Intrapreneurship cho phép nhân viên thử nghiệm ý tưởng mà không phải lo lắng về thất bại tài chính cá nhân, bởi đã có doanh nghiệp đứng ra gánh vác chi phí.
- Tích lũy kinh nghiệm thực tiễn: Ngay cả khi dự án thất bại, bạn vẫn thu được những bài học giá trị để hoàn thiện các kỹ năng khởi nghiệp cho những dự án tiếp theo.
- Môi trường khởi nghiệp an toàn: Hình thức khởi nghiệp với “mạng lưới an toàn” giúp duy trì tinh thần sáng tạo và khởi nghiệp ngay cả sau những thất bại ban đầu.
- Phát triển kỹ năng bền vững: Nếu thành công, bạn có thể tiếp tục mở rộng dự án hoặc vận dụng kỹ năng đã tích lũy để chinh phục những mục tiêu lớn hơn.
Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ Intrapreneurship nghĩa là gì và tại sao mô hình này ngày càng trở nên phổ biến trong các doanh nghiệp hiện đại. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn cái nhìn toàn diện về Intrapreneurship và truyền cảm hứng cho việc ứng dụng mô hình này vào thực tiễn doanh nghiệp. Nếu bạn là một người đam mê sáng tạo, hãy mạnh dạn nắm bắt cơ hội và trở thành một intrapreneur xuất sắc ngay trong tổ chức của mình!
>> Có thể bạn quan tâm:
- Solopreneur là gì? Cách trở thành Solopreneur thành công
- Infopreneur là gì? Cơ hội và ví dụ infopreneur business
Bài viết liên quan
![](https://mona.media/template/assets/images/blog/blogb-img.png)
![](https://mona.media/template/assets/images/blog/blogb-decor.png)
![](https://mona.media/template/assets/images/iconM2.png)
Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp
Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!