Kinh Doanh Online

18 Tháng Ba, 2023

GMV là gì? Tất tần tật từ A đến Z về chỉ số GMV

MONA.Media

ADMIN

1,4k
360
50

GMV là chỉ số được dùng phổ biến trong marketing, mà cụ thể hơn là trong lĩnh vực thương mại điện tử. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của chỉ số này. Vậy nên, trong bài viết này, MONA Media sẽ tổng hợp những thông tin quan trọng liên quan tới GMV là gì và các vấn đề xoay quanh chỉ số này. Nếu bạn đang quan tâm và cần tìm hiểu về GMV thì đừng bỏ lỡ những thông tin hữu ích ngay sau đây.

GMV là gì?

GMV là gì?

GMV (Gross Merchandise Volume) – tổng giá trị hàng hóa hay tổng giá trị giao dịch, là một chỉ số khá phổ biến trong ngành thương mại điện tử. Chỉ số GMV thường dùng để đo lường số lượng hàng hóa đã được bán thông qua các nền tảng thương mại điện tử trong mô hình C2C (Customer to Customer – khách hàng với khách hàng).

Đồng thời, GMV cũng là một trong những chỉ số đo lường để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Từ đó giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan hơn về trang web thương mại điện tử của mình, để xây dựng định hướng tăng trưởng về sau.

Nếu như bạn đang có nhu cầu thiết kế một website thương mại điện tử để việc kinh doanh online trở nên dễ dàng hơn, cũng như phát triển thương hiệu tốt hơn thì Dịch vụ Thiết kế Website chuyên nghiệp của MONA sẽ là lựa chọn tốt nhất dành cho bạn!

Dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp

Là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực thiết kế và phát triển website trong hơn 10 năm gần đây, đội ngũ lập trình viên có trình độ chuyên môn cao của MONA đã triển khai thành công hơn 8968 dự án thiết kế website ở đa dạng lĩnh vực, từ trang web tin tức, website thương mại điện tử hay các trang web giáo dục, dịch vụ,… với các giao diện đẹp mắt và đảm bảo các tiêu chí SEO. Chính vì vậy, MONA tự tin có thể đem tới cho bạn một trang web chuẩn đẹp và chất lượng nhất.

Thông tin chi tiết về Dịch vụ thiết kế trang web chuyên nghiệp của MONA, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua các hình thức như:

  • Địa chỉ: 1073/23 CMT8, phường 7, quận Tân Bình, TPHCM
  • Hotline: 1900 636 648
  • Email: info@themona.global

Công thức tính chỉ số GMV

Cách tính chỉ số GMV

GMV thường được tính toán theo các chu kỳ theo tháng hoặc theo năm. Cụ thể, công thức tính chỉ số GMV như sau:

GMV = tổng số lượng bán ra của một sản phẩm x giá của sản phẩm đó

Ví dụ: Một cửa hàng bán áo phông và trong 1 tháng bán được 200 cái áo với mức giá 5 USD/sản phẩm. Vậy GMV trong tháng của cửa hàng là 5 x 200 = 1.000 (USD). Số tiền 1000 USD này cũng có thể xem là tổng doanh thu của cửa hàng đó trong 1 tháng.

Ví dụ phổ biến về chỉ số GMV

MONA sẽ lấy một ví dụ cụ thể để giúp bạn đọc có cái nhìn rõ hơn về chỉ số GMV cũng như cách tính gmv chi tiết. Theo đó, ngành thương mại điện tử tại Việt Nam có hai cái tên nổi bật nhất chính là ShopeeLazada.

  • Trong một tháng Shopee bán được 25.000 sản phẩm với giá bán là 5 USD/sản phẩm, GMV của Shopee trong tháng đó sẽ là 125.000 USD. Cũng trong tháng đó Lazada bán được 20.000 sản phẩm với giá bán tương tự là 5 USD/sản phẩm, GMV của Lazada sẽ là 100.000 USD.
  • Có thể thấy, GMV của Shopee cao hơn so với Lazada nhưng chỉ nhìn vào chỉ số này thì chưa thể kết luận được hoạt động kinh doanh của Shopee hiệu quả hơn Lazada.
  • Shopee tính phí là 2% nên thực chất Shopee sẽ thu lại được 2% x 125.000 = 2500 USD. Trong khi đó sàn thương mại Lazada lại tính phí là 4% nên Lazada sẽ thu về được 4% x 100.000 = 4000 USD. Có thể thấy, xét về hiệu quả kinh doanh, Lazada đang có lợi nhuận cao hơn so với Shopee.

Chỉ số GMV nói lên điều gì?

GMV thường được sử dụng làm thước đo mức độ tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh của một công ty. Đồng thời, chỉ số GMV cũng được áp dụng để đo lường sự hiệu quả của một nền tảng thương mại điện tử được sử dụng cho việc bán các sản phẩm.

GMV e-commerce đặc biệt phản ánh đúng khi áp dụng trong thị trường C2C, nơi nhà bán lẻ thực tế chỉ đóng vai trò kết nối người bán và người mua như một bên thứ ba mà không cần trực tiếp tham gia vào giao dịch.

Để có cái nhìn rõ hơn về hình tình tài chính hiện tại, doanh nghiệp cần phải thường xuyên phân tích, đánh giá chỉ số GMV qua các thời kỳ, ví dụ như so sánh GMV quý của năm nay với quý năm ngoái. Từ đó có những phương án, chiến lược đúng đắn hơn cho các hoạt động trong tương lai của doanh nghiệp.

-> Tham khảo:

Tầm quan trọng của GMV trong ngành thương mại điện tử

GMV trong ngành thương mại điện tử

GMV có vai trò đặc biệt quan trọng trong các hoạt động Marketing, đặc biệt là với các công ty thương mại điện tử. Trong đó, một số lợi ích nổi bật mà GMV đem lại cho doanh nghiệp có thể kể đến như:

Tính toán các khoản chi phí cho hoạt động của doanh nghiệp

Thông thường, GMV sẽ được tính toán trước khi tính đến khấu hao các khoản chi phí cho hoạt động của doanh nghiệp. Theo đó, GMV sẽ giúp cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin quan trọng trong việc đo lường sự tăng trưởng theo thời gian nhất định (hàng tháng, hàng quý hoặc hàng năm).

Tính tổng giá trị về doanh số

Khi sử dụng GMV, doanh nghiệp có thể tính được tổng giá trị doanh số của mình trong trường hợp lợi nhuận của hàng hóa cần phải tính toán những chi phí tích lũy để cho ra những kết quả chính xác nhất.  Đó có thể bao gồm cả những công đoạn như là quảng cáo sản phẩm hay giao hàng và giảm giá, hoàn hàng,…

Doanh nghiệp sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về hiệu suất hoạt động

Đối với lĩnh vực thương mại điện tử, các nhà bán lẻ sẽ khó có thể tính chính xác được các nhà sản xuất hàng hóa mà họ đang bán. Chính vì vậy, chỉ số GMV sẽ giúp doanh nghiệp có được những thông tin cũng như cái nhìn tổng quan về hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp mình.

Từ những lợi ích kể trên có thể thấy, GMV đóng vai trò rất quan trọng đối với các doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến hiện nay. Nó không đơn giản chỉ là số liệu phản ánh hiệu quả hoặt động của doanh nghiệp mà còn góp phần thúc đẩy quá trình hoạt động, nâng cao năng suất. Đồng thời còn giúp gia tăng doanh số và duy trì được sự ổn định trong hoạt động kinh doanh.

MONA Ecommerce – Phần mềm quản lý bán hàng đa kênh số 1 hiện nay

Bạn đang cần tìm một giải pháp phần mềm hỗ trợ quá trình kinh doanh bán hàng tốt nhất?! Vậy phần mềm quản lý bán hàng MONA Ecommerce chắc chắn là lựa chọn tốt nhất dành cho bạn!

Hệ thống ứng dụng quán lý bán hàng của Mona

Được nghiên cứu và phát triển bởi đội ngũ lập trình viên có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm lập trình các phần mềm, ứng dụng web-app tiện ích cho đa lĩnh vực của các doanh nghiệp lớn nhỏ trong và ngoài nước, MONA Ecommerce được phát triển với bộ tính năng hữu ích vượt bậc, đảm bảo tối ưu mọi quy trình quản lý bán hàng của các hộ kinh doanh và chuỗi thương hiệu.

Về chi tiết, phần mềm quản lý bán hàng MONA Ecommerce sở hữu những tính năng vượt trội như:

  • Quản lý kho bán hàng, cho phép nhập – xuất sản phẩm dễ dàng.
  • Quản lý sản phẩm, hỗ trợ việc tạo, chỉnh sửa và phân loại sản phẩm theo nhiều tiêu chí tiện lợi.
  • Tính năng theo dõi và quản lý đơn hàng nhanh chóng và chi tiết, tích hợp việc in hóa đơn và phiếu giao hàng chuyên nghiệp.
  • Hệ thống phần mềm còn hỗ trợ quản lý các thông tin đại lý, báo cáo công nợ.
  • Hỗ trợ lưu trữ và quản lý data khách hàng chi tiết, khoa học.
  • Tính năng sắp xếp lich làm việc, đánh giá hiệu suất của các nhân sự hiệu quả.
  • Cho phép tích hợp và liên kết với các đơn vị vận chuyển hàng đầu hiện nay.

Và còn rất nhiều các ưu điểm vượt trội khác nữa! Đặc biệt, phần mềm hỗ trợ quản lý bán hàng MONA Ecommerce còn được thiết kế với giao diện chuyên nghiệp, thân thiện với người dùng. Đồng thời, phần mềm còn được lập trình với công nghệ hiện đại Electric Search cùng độ bảo mật tuyệt đối. Đảm bảo mang đến cho bạn một “công cụ hỗ trợ đắc lực“, đáp ứng tới 99% nhu cầu về nghiệp vụ của doanh nghiệp.

Hãy LIÊN HỆ NGAY với MONA qua hotline 1900 636 648 để được tư vấn nhanh chóng và chi tiết nhất về phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất – MONA Ecommerce!

Những hạn chế khi sử dụng chỉ số GMV

Hạn chế khi sử dụng chỉ số GMV

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội trên thì GMV cũng tồn tại một số hạn chế nhất định, gây cản trở tới quá trình phát triển và các hoạt động của doanh nghiệp.

Bởi thực tế, một số công ty thương mại điện tử mới ra đời chưa có nhiều hiểu biết và các chiến lược cụ thể đã sử dụng GMV thay thế cho việc đo lường doanh thu bán hàng. Chính bởi những nhận định nhầm lẫn này sẽ khiến cho các kết quả đưa ra không được chính xác. Cụ thể, GMV có một vài hạn chế nhất định như sau:

Không phải giải pháp tối ưu nhất để dự đoán về nguồn doanh thu thuần

GMV chỉ là số liệu để giúp doanh nghiệp có thể đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp đang ở mức nào mà thôi. Do đó, GMV không phải giải pháp tối ưu để doanh nghiệp có thể sử dụng để dự đoán về nguồn doanh thu thuần chuẩn nhất.

Không cung cấp nhiều thông tin liên quan đến giá trị hàng hóa

Số liệu mà GMV thể hiện chỉ là một con số thô và nó không cung cấp quá nhiều các thông tin liên quan đến các giá trị của hàng hóa đã được bán ra bên ngoài. Bởi các số liệu mà GMV cung cấp không có nhiều ảnh hưởng đến các khoản chi phí của nhà bán lẻ.

Bên cạnh đó, GMV cũng không bao gồm các khoản chi phí liên quan như các ưu đãi dành cho khách hàng, chi phí đổi trả hàng hóa, lưu trữ hàng tồn kho,… Vậy nên, GMV không phản ánh được chính xác các thông tin liên quan đến giá trị hàng hóa.

Ngoài ra, tùy vào từng nền tảng thương mại điện tử mà chỉ số GMV cũng sẽ khác nhau. Vậy nên, cách tốt nhất và hiệu quả nhất đó là xem xét chỉ số GMV chung của từng lĩnh vực bán hàng, rồi từ đó nắm bắt tổng quát hoạt động kinh doanh của mình.

Chỉ số khác có thể thay thế cho GMV

Chỉ số GMV và chỉ số SEC

Chỉ nhìn vào chỉ số GMV không thể đánh giá được toàn bộ hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Như đã phân tích ở trên, sử dụng số liệu GMV không phải là một cách tối ưu nhất và là bước đi thông minh nhất. Bên cạnh đó, bạn cần phối hợp với phân tích các chỉ số khác để có cái nhìn chính xác nhất về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Cụ thể, nếu doanh nghiệp đang cần tìm kiếm thông tin về thu nhập cũng như tình trạng tài chính thực tế trong một doanh nghiệp công khai nào đó, việc kiểm tra hồ sơ SEC (Securities and Exchange Commission) theo quý sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quan nhất về các số liệu đó.

Khi kiểm tra tình hình tăng trưởng, các công ty thường tiến hành so sánh doanh thu của quý này so với quý trước. Doanh nghiệp cần trả lời được các câu hỏi “Doanh thu đó tăng lên hay giảm đi? Nguyên nhân nào dẫn đến biến động đó cũng như những yếu tố tác động đến doanh thu trong thời gian vận hành?”. Lúc này, bạn có thể sử dụng SEC để kiểm tra điều này thay cho GMV để đánh giá được tình hình doanh nghiệp một cách cụ thể và chính xác hơn.

Tuy nhiên, việc sử dụng SEC sẽ rất phức tạp, đồng thời việc tính toán cũng cần nhiều công sức và thời gian hơn so với GMV. Vì vậy, doanh nghiệp có thể cân nhắc để lựa chọn chỉ số phù hợp với đặc điểm của công ty mình nhất.

Hiểu rõ về GMV sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá tổng quan về hiệu quả kinh doanh. Từ đó nhìn nhận lại những điểm thiếu sót và đưa ra các giải pháp nâng cao năng suất hoạt động tốt hơn. Hy vọng những thông tin MONA Media cung cấp trên đây đã giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về chỉ số GMV.

-> Xem thêm: Bạn có biết vai trò của Triết lý kinh doanh?

Bài viết liên quan

Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp

Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!

Liên hệ Mona